Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9 - Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9 là bài viết về việc hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module THCS9 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: .......................................................................................................................

1. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên

Phát triển nghề nghiệp của giáo viên bao gồm phát triển năng lực của giáo viên về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm). Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình. Bản thân các vai trò của giáo viên gắn liền với đó là các chức năng của họ.

Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh hoạ.

Theo logic trên, nội dung phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên rất phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên giảng dạy đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường

Thực tiễn dạy học đã khẳng định: Những phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc học sinh học cái gì và học như thế nào. Học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi (gặt hái được những thành tựu cao trong lao động nghề nghiệp) là cả một quá trình lâu dài. Kết quả của quá trình này như thế nào phụ thuộc vào mức độ tích cực của mọi giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó, việc giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệm để mỗi giáo viên phát triển được các kĩ năng nghề nghiệp đóng vai trò không kém phần quan trọng.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đổi với mọi giáo viên. Tất yếu bởi dạy học và giáo dục là những quá trình thay đổi và gắn liền với sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Lâu dài bởi phát triển nghề nghiệp giáo viên bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu.

Về bản chất, đó là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. Mức độ thích ứng nghề của cá nhân diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên những yếu tố liên quan đến cá nhân và nghề nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả. Đây cũng là lí do khiến cho mọi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi trường học phải coi việc phát triển nghề nghiệp liên tục cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng.

Quan sát các giáo viên trẻ trong lao động nghề nghiệp, có thể nhận thấy những hạn chế nhất định của họ so với những yêu cầu của dạy học, giáo dục trong nhà trường. Điều này không chỉ là sự cánh báo về một khoảng cách đã có giữa đào tạo giáo viên (công việc của các trường sư phạm) với thực tiến lao động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục mà còn là những gợi ý về những vấn đề liên quan đến phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

Một cách diễn đạt khác, chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình làm cho các năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao, giúp giáo viên có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau (các tình huống phi chuẩn) mà vẫn đảm bảo kết quả.

Có thể xem xét quá trình hình thành kĩ năng như một minh hoạ cho chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Mọi kĩ năng mà cá nhân có được đều trải qua các giai đoạn cụ thể, từ giai đoạn hình thành, củng cổ đến giai đoạn thuần thục (đôi khi có tính chất của tự động hoá). Ở giai đoạn hình thành phải từ những tình huống mẫu, bằng sự luyện tập của mình, cá nhân sẽ hình thành kĩ năng xác định. Sang giai đoạn củng cố, cá nhân có thể thực hiện được kĩ năng ở tình huống đã có những thay đổi ít nhiều so với tình huống mẫu. Trong những tình huống biến đổi, hoặc những tình huống hoàn toàn khác biệt với tình huống mẫu, cá nhân vẫn có thể đạt đuợc mục tiêu của hoạt động. Đây là giai đoạn cá nhân đã có kĩ năng ở mức độ phát triển cao.Chức năng đổi mới của phát triển nghề nghiệp giáo viên chỉ quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Thay đổi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Dựa vào thuộc tính này, con người có thể chủ động tạo ra sự thay đổi cho sự vật, hiện tượng. Những thuật ngữ như cải tiến, đổi mới, cách mạng... dùng để chỉ sự thay đổi đuợc con người thực hiện một cách có chủ định.

Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phúc tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên.

Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mọi giáo viên, tuy nhiên đôi khi kinh nghiệm này lại trở thành rào cản đối với những đổi mới mang tính hệ thống hoặc đổi mới đối với từng phương diện năng lực nghề nghiệp của họ. Trong trường hợp này, người giáo viên cần thay đổi chính những kinh nghiệm của họ. Chẳng hạn, để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải đổi mới tư duy về dạy học và tổ chức dạy học (xác lập quan điểm/những quan điểm mới về dạy học và tổ chức dạy học), đổi mới trong thiết kế các mô hình/chiến lược dạy học và tiếp đến là đổi mới trong thực thi từng phương pháp dạy học cụ thể.

Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên:

  1. Phát triển các kĩ năng sống;
  2. Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học;
  3. Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy; Có chuyên môn giảng dạy; Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp;
  4. Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định.

Các quan niệm về tiêu chí định hướng của chương trình phát triển nghề nghiệp giáo viên nêu trên cho thấy, phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được thực hiện một cách có chủ định hoặc không chủ định. Không ít những trường hợp, nhiều hoạt động được thực hiện liên quan đến giáo viên (hoặc được thực hiện bởi giáo viên) nhưng không có chú ý thực hiện các tiêu chí của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, nếu các hoạt động đó được định hướng từ trước bởi mục đích phát triển nghề nghiệp giáo viên thì hiệu quả của các hoạt động đó sẽ cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, cần thiết phải quan tâm đến những cơ hội mà ở đó giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. Các cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể được tạo ra cùng lúc bởi các giáo viên và những người hỗ trợ, hoặc bởi cách lựa chọn tập trung vào một nhiệm vụ mới mà giáo viên hứng thú với việc thực hiện nó (ví dụ, học tập một lí thuyết dạy học mới hay thực hành một kĩ năng dạy học hoặc giáo dục mà giáo viên muốn có sự thay đổi). Đây chính là những gợi ý trực tiếp cho sự hình thành các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
3 2.494
0 Bình luận
Sắp xếp theo