Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8 - Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8 là bài viết về phương pháp cũng như kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module THCS8 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS2

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS8: Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: ....................................................................................................................

Đơn vị: ........................................................................................................................

A. Các hình thức hướng dẫn, tư vấn

* Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp: Mặt đối mặt (face to face)

* Hướng dẫn, tư vấn gián tiếp: Tư vấn qua mạng (E-mentoring)

Là một phương tiện, qua đó duy trì mối quan hệ hướng dẫn (a guided mentoring relationship) sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc thư điện tử. Đó là mối quan hệ giữa người hướng dẫn và được hướng dẫn, giao tiếp thông qua phương tiện điện tử. Tư vấn qua mạng nhằm mục đích nâng cao kỹ năng, kiến thức, sự tự tin và hiểu biết văn hóa của người được hướng dẫn giúp họ đạt được thành công. Tư vấn qua mạng đặc biệt hữu ích trong những trường hợp khó sắp xếp liên lạc trực tiếp.

Hiện nay có nhiều công nghệ có thể được sử dụng trong quá trình tư vấn từ xa như điện thoại (telephone), thư điện tử (Email), nhật ký điện tử (Blog), nhóm (Groups), các trang web (website), Diễn đàn (Forum) ...

* Hướng dẫn, tư vấn cộng đồng:

- Đối với giáo viên: Sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề...

- Đối với học sinh:

Nói chuyện về truyền thống trường

Học nội quy nhà trường, phương pháp học tập bộ môn, thời sự ...

Giao lưu khóa cũ, khóa mới...

* Hướng dẫn, tư vấn cá nhân: Giữa 2 người với nhau

B. Quy trình tư vấn:

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS8

Với người được tư vấn

Để có thể đưa ra được câu hỏi rõ ràng, đúng bản chất,cần thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Phân tích tình huống sự kiện

Bước này đóng vai trò quan trọng nhằm hiểu rõ bản chất của tình huống, sự kiện mà người được tư vấn đang đối mặt. Sự kiện, tình huống cần được xem xét, phân tích kỹ lưỡng dưới nhiều góc độ khác nhau trong mối liên hệ đa chiều.

- Bước 2: Xác định vấn đề cần quan tâm, khó giải quyết, ra quyết định

Đây là giai đoạn tìm kiếm vấn đề cần hỏi trong sự kiện, tình huống đã được phân tích ở bước 1. Trong một tình huống, sự kiện có thể xác định nhiều hơn 1 vấn đề để hỏi.

- Bước 3: Nêu yêu cầu được tư vấn

Kết quả của giai đoạn này chính là nội dung cần được tư vấn gửi tới người tư vấn. Yêu cầu tư vấn có thể được cấu trúc thành 2 phần đó là: mô tả hoàn cảnh (với mục đích giúp người tư vấn hiểu rõ bối cảnh); và câu hỏi.

- Với người tư vấn:

Để có thể trả lời chính xác câu hỏi, đáp ứng được mục đích của người được tư vấn, người tư vấn cần tiến hành trả lời câu hỏi theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Phân tích tình huống, câu hỏi cần tư vấn

Mục tiêu của giai đoạn này là làm rõ điều người được tư vấn muốn hỏi, hiểu rõ bối cảnh xuất hiện câu hỏi cần tư vấn. Có 2 khả năng xảy ra:

1. Nếu người tư vấn dã hiểu rõ câu hỏi, đã rõ hoàn cảnh, đã đủ thông tin để đưa ra câu trả lời thì chuyển sang bước 2

2. Nếu người tư vấn chưa hiểu câu hỏi, chưa rõ tình huống, chứa đựng câu hỏi. Người tư vấn cần trao đổi thêm với người được tư vấn để làm rõ hoặc biết thêm thông tin làm căn cứ để đưa ra câu trả lời tốt nhất.

- Bước 2: Chuẩn bị câu trả lời

Nội dung câu trả lời phải được chuẩn bị trước. Trong trường họp người tư vấn chưa vững tin khi trả lời, có thể tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp hay các tư vấn khác.

- Bước 3: Trả lời.

Một số điểm lưu ý với người tư vấn:

  • Cần tạo dựng mối quan hệ tốt với người được tư vấn
  • Lưu lại thông tin, hoàn cảnh của những người được tư vấn
  • Tôn trọng lẫn nhau và thân thiện trong ngôn ngữ tư vấn
  • Đặt mình vào hoàn cảnh của người được tư vấn
  • Nên trả lời ngay khi yêu cầu được tư vấn được đưa lên diễn đàn (hoặc gửi đến người tư vấn)
  • Kiên trì và có trách nhiệm với nội dung tư vấn. Đảm bảo hiểu rõ về nội dung sẽ tư vấn. Cần tham khảo các chuyên gia có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
  • Giới thiệu với người được tư vấn các nguồn thông tin hoặc nhân lực có thể giúp đỡ họ.
  • Gắn hoạt động tư vấn với hoạt động đào tạo của bản thân.
  • Thống kê và phát hiện những vấn đề nổi bật, thường gặp trong quá trình tư vấn. Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc đơn vị.

Một số điểm lưu ý với người được tư vấn:

  • Chân thành, có thái độ hợp tác
  • Cần thận trong khi dùng mạng xã hội hay diễn đàn (không nên dùng tên thật)
  • Cần nhanh chóng phản hồi thông tin một cách chính xác.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 10.514
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm