Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3 - Giáo dục học sinh THCS cá biệt

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3 là bài thu hoạch về việc giáo dục học sinh trung học cơ sở cá biệt, tầm quan trọng của việc giáo dục, phương pháp giáo dục... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS1

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS2

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC HS CÁ BIỆT:

Có thể nói hầu như trường nào, kể từ Tiểu học trở lên cũng đều có học sinh "cá biệt". Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ. Bởi vì các em học sinh đang ở cái lứa tuổi "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà". Những học sinh "cá biệt" đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Đã có những vụ việc nghiêm trọng do các em gây ra, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây dư luận xấu trong xã hội.

Vì vậy việc giáo dục HS "cá biệt" cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mức với một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên còn nóng vội, có khi chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục HS ít hiệu quả, có khi còn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí có thầy cô buộc phải thôi việc chỉ vì thiếu kiếm chế bản thân. Việc giáo dục HS "cá biệt" thực sự là một cuộc thử thách về trình độ, về bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương con người của người thầy.

Chỉ có những người thầy có tính kiên nhẫn, có lòng yêu nghề, yêu thương học sinh hết mực thì mới có thể cảm hóa được những HS "cá biệt". Trước hết, người thầy cẫn phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của từng em, để có biện pháp giáo dục cho thích hợp, sinh động, sáng tạo, tránh sự đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều lần như phạt chép bài, phạt viết kiểm điểm. Có nhiều giáo viên phạt hoài.

Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực, thích được làm "người hùng", do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. Nhiều năm làm công tác quản lý, giảng dạy đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng HSCB, hs bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc, ...thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ hs vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm nảy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng.

Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự lao động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả.

II. THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆN NAY.

Trong nhà trường việc giáo dục học sinh cá biệt luôn được đề ra và quan tâm nhưng có lúc, có nơi còn chưa thật hiệu quả. có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số học sinh hư, trở thành học sinh cá biệt.

Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kink tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện.

Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên có hiệu quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì hiện tượng HSCB, việc bỏ học của hs sẽ giảm đi rất nhiều.

Về phía nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của hs thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục gia đình và xã hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dục các em, còn coi nhẹ kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.

Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải nắm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc biệt là những HSCB để đề ra những biện pháp giáo dục thích hợp. Có quá ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là một hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, ngăn chặn học sinh bỏ học.

Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục HSCB chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Có giáo viên tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khoảng 7 tiết/tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ có tiếp xúc với lớp không quá 3 tiết/tuần. Trong khi công việc của giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ có giáo dục HSCB.

Thực tế hiện nay các hoạt động, phong trào trong nhà trường (trừ hoạt động giảng dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt động dạy và học như: đố vui để học, hái hoa kiến thức, các hoạt động văn thể, cắm trại, ngoại khóa chuyên đề, tham quan dã ngoại, ... chính các hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu hút học sinh la cà các hàng quán, các nơi giải trí bi-a, điện tử, ... thực tế những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình đưa tin không ít.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 10.312
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm