Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS7

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS7 - Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS7 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS7 là bài thu hoạch về việc hướng dẫn và tư vấn cho học sinh THCS, quan niệm về hướng dẫn tư vấn cho học sinh, các lĩnh vực hướng dẫn tư vấn... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS5

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: .......................................................................................................................

QUAN NIỆM VỀ HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN CHO HỌC SINH

1. Hoạt động 1: Làm quen với khái niệm hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.

1.1. Hướng dẫn và tư vấn cho học sinh

- Hướng dẫn là hoạt động được hiểu như là chỉ dẫn cho một vấn đề nào đó để đi đến kết quả cuối cùng.

- Theo từ điển tiếng việt của Hoàng Phê: "Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi nhưng không có quyền quyết định".

- Tư vấn mang ý nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên có tính chất quan hệ một chiều.

- Như vậy, theo một ý nghĩa nào đó hướng dẫn hay tư vấn là hoạt động nhằm trợ giúp cho học sinh khi các em hỏi về một vấn đề nào đó.

- Tư vấn là một tiến trình, là sự tương tác, là nguồn tiềm năng và sự tự quyết.

  • Các vấn đề xã hội là một tiền trình, cần phải có thời gian quan sát, theo dõi, không chỉ trong quá trình tư vấn mà cả sau khi đã làm tư vấn; Là tiến trình giúp thân chủ và nhà tư vấn phát triển; Là quá trình hướng tới đạo lí làm người; Là quá trình không được làm hộ thân chủ.
  • Sự tương tác được thực hiện thông qua việc đối thoại giữa nhà tư vấn và thân chủ, qua đó thân chủ hiểu được hoàn cảnh và khó khăn của mình, thân chủ cảm nhận được vai trò của họ trong việc giải quyết vấn đề của họ.
  • Nguồn tiềm năng là quá trình nhà tư vấn phải khơi gợi được tiềm năng của thân chủ, giúp thân chủ làm chủ được cảm xúc và thích nghi được với hoàn cảnh của mình.
  • Sự tự quyết là giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, tự tìm ra cách giải quyết, nhà tư vấn chỉ giúp về mặt tinh thần hoặc soi sáng các vấn đề, khơi gợi vấn đề.

- Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự quyết định vấn đề của mình.

1.2. Một số khái niệm có liên quan đến khái niệm tư vấn.

- Cố vấn: Là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia về một lĩnh vừc nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.

  • Mục đích của cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên "mang tính chuyên môn" cho thân chủ.
  • Mọi quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không có ý nghĩa/vai trò quyết định bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần.
  • Quá trình cố vấn chỉ có thể diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không rõ rệt vấn đề sẽ lặp lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa đuợc thực sự giải quyết.
  • Nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên.

- Trị liệu, trị liệu tâm lí

+ Trị liệu - tiếng Anh là therapy - được lấy từ gốc Hy Lạp là therapia có nghĩa là chữa trị, làm lành. Trị liệu tâm lí có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối những bệnh lí mang tính tâm lí. Tư vấn và trị liệu tâm lí có mối quan hệ khá mật thiết với nhau.

- Sụ khác biệt giữa tư vấn và tham vấn

  • Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.
  • Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm.
  • Trong tư vấn có thể là mối quan hệ trên- dưới giữa một người là được xem là "uyên bác" với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người "thiếu hiểu biết" về vấn đề nào đó, bên cạnh mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác rất tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó ờ tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tương tác rất chặt chẽ tích cực giữa hai bên, có thể nói nó đóng vai trò như một công cụ quan trọng cho sự thành công của ca tham vấn.
  • Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tham vấn với kiến thúc chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn, sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tương tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 14.419
0 Bình luận
Sắp xếp theo