Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6 - Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS6 là bài thu hoạch về việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh khối trung học cơ sở. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS5

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

1. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

- Cấp THCS gồm 4 lớp, tiếp nhận học sinh từ 11 đến 15 tuổi vào học. Nhiệm vụ của giáo dục THCS là trang bị cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, các kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp, để có thể tiếp tục học ở các trường THPT, trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.

- Hoạt động trọng yếu của học sinh THCS là học tập. Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc khá lớn vào môi trường học tập. Bởi vậy, việc xây dựng được môi trường học tập cho học sinh là một việc làm quan trọng để hoàn thành các mục tiêu đặt ra cho cấp học, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THCS.

2. Các biện pháp xây dựng môi trường học tập mang tính truyền thống cho học sinh trung học cơ sở.

Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội bản chất con người là tổng hóa các mối quan hệ xã hội. Con người không sống đơn độc mà luôn có gia đình, bè bạn và cả cộng đồng xã hội. Trong sự phát triển các nhân, con người bị rất nhiều yếu tố tác động và do vậy, quá trình giáo dục sẽ đạt được hiệu quả nếu ta biết phối hợp các lực lượng giáo dục.

Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó có ba lực lượng quan trọng nhất: gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội. Ba lực lượng giáo dục này đều có chung một mục đích là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

Để tiến hành giáo dục, các lực lượng giáo dục phải thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp giáo dục. Mọi sự giáo dục phân tán, không đồng bộ, theo các khuynh hướng khác nhau đều có thể phá vỡ sự toàn vẹn của quá trình giáo dục.

Gia đình là nơi sinh ra, nơi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Giáo dục gia đình dựa trên tình cảm huyết thống, các thành viên gắn bó với nhau trong suốt cuộc đời và như vậy và như vậy giáo dục gia đình trở nên bền vững nhất. Gia đình sống có nền nếp, hòa thuận, cha mẹ gương mẫu, lao động sáng tạo, có phương pháp giáo dục tốt, đó là gia đình có văn hóa. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định giáo dục gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ trẻ.

Giáo dục xã hội là giáo dục trong môi trường nơi trẻ em sinh sống. Mỗi địa phương có trình độ phát triển đặc thù, có truyền thống và bản sắc văn hóa riêng. Địa phương có phong trào tiểu học, có nhiều người thành đạt, có bạn bè tốt là môi trường ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ em.

Giáo dục xã hội còn bao hàm cả giáo dục của các đoàn thể: sao nhi đồng, đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội sinh viên là các tổ chức quần chúng có tổ chức, có tôn chỉ mục đích phù hợp với mục đích giáo dục của nhà nước và nhà trường. Hoạt động của các đoàn thể phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lí lứa tuổi, cho nên có tác dụng giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ.

Tuy nhiên quá trình giáo dục phải lấy nhà trường làm trung tâm. Giáo dục nhà trường có mục đích và nội dung giáo dục toàn diện, dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, có kế hoạch, với đầy đủ các phương tiện, đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ qúa trình giáo dục trẻ em.

Mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình với các tổ chức xã hội và các cơ quan kinh tế, văn hóa đóng ở địa phương càng chặt chẽ, càng đem lại những thành công cho giáo dục, trong đó nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trong sự phối hợp với tất cả các lực lượng giáo dục.

Tạo môi trường tương tác giữa người dạy- người học, người học- người học qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của người học liên quan tới quan điểm "dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm" xuất hiện cách đay hàng trăm năm, hay còn gọi là dạy học hướng vào người học. Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm cũng là vấn đề đang được tranh luận và lí giải bằng nhiều cách khác nhau. Các nhà khoa học giáo dục đã khai thác vấn đề này theo hướng tổ chức cho học sinh " học tập tích cực"

Bản chất của tư tưởng "dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm" Xét từ khía cạnh nhân văn bao gồm: dạy học phục vụ cho nhu cầu của người học, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích, mục đích của người học, tạo được sức thu hút, thuyết phục, hình thành động cơ bên trong cho học sinh, dạy học cần khai thác tối đa tiềm năng của người học, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo; dạy học tạo ra cho người học một môi trường để họ có thể tự khám phá. Môi trường đố bao gồm các thành tố:

  • Các hình thức học tập đa dạng, linh hoạt.
  • Nội dung học tập phù hợp với khả năng thiên hướng của người học.
  • Quan hệ thầy trò, bạn bè với tinh thần hợp tác dân chủ, giúp người học đạt tới mục đích nhận thức.

Trong dạy học theo hướng phát huy tích cực nhận thức của người học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo cho họ khả năng và điều kiện chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập, tích cực, thể hiện ở các cấp độ: bắt chước tái hiện, tìm tòi, sáng tạo; đòi hỏi người học phải đạt tới cái đích là hình thành tính tích cực tìm tòi, sáng tạo.

Dạy học hướng vào người học nhưng giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động của người giáo viên đa dạng hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, có kĩ năng sư phạm, có tình cảm nghề nghiệp mới đạt được hiêu quả.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 19.862
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm