Bài hùng biện tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thi hùng biện tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài hùng biện tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu bài thi hùng biện về học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, qua đó nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các mẫu bài thi hùng biện về tư tưởng Hồ Chí Minh, bài thuyết trình về tư tưởng Hồ Chí Minh hay và ý nghĩa sẽ là những bài học quý giá trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Sau đây là một số mẫu bài thi hùng biện tư tưởng Hồ Chí Minh, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Bài hùng biện: Tư tưởng đạo đức hồ chí minh đối với giai cấp nông dân
Kính thưa quý vị và các bạn!
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một ý thức hệ, là kim chỉ nam để chúng ta thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, việc học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp phải kiên định cuộc vận động lớn này, tạo động lực mạnh mẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tôi rất vinh dự đại diện cho bà con nông dân xã ..... đến với hội thi Tìm hiểu Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh với giai cấp nông dân huyện .... Năm 20.....
Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi tới qóy vị đại biểu, ban giám khảo cùng toàn thể hội thi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! Chóc hội thi thành công tốt đẹp!
Kính thưa quý vị và các bạn!
Nông dân chiếm hơn 90% cộng đồng Việt Nam, nên việc phát huy trí tuệ dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước cũng chính là phát huy trí tuệ, khả năng của giai cấp nông dân. Hồ Chủ Tịch đã nói: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước giầu, nông nghiệp thịnh thì nước ta mới thịnh". Người còn nhắc: "Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và chính phủ có lỗi". Vì vậy chúng ta cần hiểu rằng, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, việc phát triển đất nước chính là nhằm vào sức dân. Chính sách cần thiết của Đảng và nhà nước chính là chăm nom đến đời sống của giai cấp nông dân. Hay nói cách khác, vấn đề về nông dân, nông nhiệp và nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề quan trọng, là quốc sách quyết đinh đến sự thịnh - suy của cả một dân tộc.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng trên, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương và những giải pháp đồng bộ về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí. Hơn nữa, Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được đẩy mạnh sâu rộng trong Đảng, các cấp bộ ngành và trong quần chúng nhân dân. Những tư tưởng sáng chói của Người: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đoàn kết thân ái...đã dần dần thấm nhuần vào trong mỗi công dân, mỗi cán bộ, mỗi tập thể, sức mạnh của con người và cộng đồng người Việt đã được phát huy rõ nét. Đây cũng chính là cơ hội to lớn để giai cấp nông dân chúng ta phát huy tích cực truyền thống cần cù, sáng tạo, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ đất nước.
Kính thưa quý vị và các bạn! Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một đại lượng kiến thức khổng lồ, mà là những vấn đề mang tính sách lược, được đúc kết trong đấu tranh gian khổ, được tô điểm bởi truyền thống hào hùng của dân tộc và những tinh hoa nhân loại. Vì thế tư tưởng ấy rất tùc tế, gần gũi, giản dị, sâu sắc. Đối với nông dân, càng phải học tập thấm nhuần tư tưởng trên để phát huy một cách tối đa sức mạnh giai cấp. Theo tôi, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với giai cấp nông dân chính là: Phát huy tinh thần cần, kiệm, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn! Đây chính là vấn đề cần thiết, nhiệm vụ và hướng đi cần thiết đối với nông dân mà tôi muốn trao đổi cùng các bạn!
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, "cần" là cần cù chịu khó, tích cực lao động, tích chiến đấu phục vụ cách mạng, không chây lười û lại, không thích hưởng an nhàn. "Kiệm" la không hoang phí của công, không hoang phí thời giờ. Đoàn kết là sức mạnh làm nên thắng lợi...
Trong lịch sử đấu tranh chống Thực dân - Đế quốc, giai cấp nông dân đã đảm đương xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của mình, đó là tích cực lao động sản xuất, góp sức người sức của phục vụ tuyền tuyến cho đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày nay, trong công cộc đổi míi đất nước, nông dân cả nước nói chung và nông dân địa phương Ba Chẽ nói riêng có rất nhiều cơ hội phát triển bằng chính tinh thần cần, kiệm của mình. Víi đặc thù là huyện miền núi, nên kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông - lâm kết hợp. Nhưng không phải không có cơ hội để nông dân chúng ta phát triển đi lên.
Trước hết, phải thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phải bám ruộng, bám rừng...Tích cực tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, mạnh dạn ứng dụng KH - KT vào xây dựng các mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc thù phương mình. Linh hoạt sáng tạo trong sản xuất, lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp, mang tính toàn diện và hiệu quả. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: : Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thúc là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ. Theo quan điểm của Người một nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp có ngành trồng trọt phát triển, trước hết là trồng cây lương thực; phải có ngành chăn nuôi phát triển; phải phát triển lâm nghiệp; phải có ngành ngư nghiệp phát triển, và các ngành kinh tế gắn liền với biển; đồng thời Người cũng luôn nhắc nhở chú trọng phát triển nghề phụ gia đình . Vì vậy, đối với đặc thù địa phương ta, việc phát triển lâm nghiệp có thể nói là một thỊ manh. Đây chính là điều kiện cho nông dân chúng ta mở rộng sản xuất. Người rất coi trong tiết kiệm, vì vậy trong mỗi gia đình, mỗi tập thể phải thực hành tiết kiệm; tiết kiệm của cải, tiết kiệm thời gian và sức lao động, không bỏ phí một góc vườn, mảnh ruộng, vạt rừng, không tiêu hoang đua đòi phí phạm. Hơn nữa là không û lại trông chờ vào vận may hay sự hỗ trợ của nhà nước, phai tự lực cánh sinh. Cần thiết hơn nữa là phải biết đoàn kết tương trợ, đùm bọc, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau, không tranh đua mất đoàn kết. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhắc: những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có trở thành hiện thực hay không lại do chính nhân dân quyết định. Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhân dân tự giúp lấy mình là chính. Cứ chờ Đảng và Chính phủ giúp đỡ thì không đúng. Lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính, không nên ỷ lại mà phải tự lực cánh sinh. Đó chính là quan điểm về cần, kiệm đối với giai cấp nông dân chúng ta.
Trong thực tế tại địa phương ta đã cho thấy: Nhiều gia đình, tập thể đã tích cực lao động trên tinh thần cần, kiệm mà đã trở nên khá giả, thoát nghèo và đang trên đà làm giàu. Một số địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới như sản xuất cây vụ đông ở xã Đồn Đạc, trồng rừng kinh tế ở, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Lương Mông và nhiều những gương mặt điển hình về sản xuất chăn nuôi giỏi...Nhưng ngược lại, cũng còn rất nhiều nông dân chúng ta chưa thật sự tích cực, lười lao động, û lại trông chờ vào nhà nước, thậm chí là sử dụng nguồn vốn sai mục đích, lợi dụng cơ hội cùng với kẻ xấu làm nhiều việc bất hợp pháp như: chặt phá rừng, tranh chấp, kiện tụng...gây ảnh hưởng không tốt đến trị an xã hội...
Kính thưa quý vị và các bạn!
Vì một tương lai tươi sáng, nông dân chúng ta cần tích cực hơn nữa, nên hiểu rằng: Việc học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ lâu dài, việc phát huy tinh thần cần, kiệm, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nông thôn đối với mỗi nông dân chúng ta là cần thiết. Nếu tất cả chúng ta nhận thức được điều đó, nông dân chúng ta sẽ mãi mãi là một lực lương tiên phong, cùng toàn Đảng, toàn quân bước vững chắc trên con đường XHCN - con đường mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã lựa chọn!
Xin cảm ơn!
2. Bài hùng biện học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi!
“ Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”
Những câu thơ trên đây đã phần nào nói lên những cống hiến vô cùng to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù năm tháng đã qua đi, chúng ta vẫn không thể nào quên hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.
Tấm gương đạo đức, phong cách của Người được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn. Đức tính ấy được biểu hiện ở nhiều khía cạnh từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong cách viết,…
Ở cương vị Chủ tịch nước, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho Toàn quyền thời đó để làm việc. Với phong cách sống giản dị, tiết kiệm, hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, gần gũi với quần chúng nhân dân, trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc những năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ, chai nước lọc... biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực.
Bữa ăn của Bác – vị chủ tịch nước, cũng giống như bữa ăn của mọi gia đình Việt Nam: quả cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc. Khi kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân còn khổ, mọi người ăn độn, Bác nói cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, độn cho Bác từng ấy giống như cán bộ, nhân dân. Bác từng nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên .
Về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người luôn dành sự quan tâm cho mọi tầng lớp nhân dân. Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn : cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ: trồng cây trong vườn , nói chuyện với các cháu thiếu nhi, đi thăm nhà tập thể của công nhân …
Là người Việt Nam, chúng ta quên sao được giọng nói trầm ấm của Người trong ngày đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam cộng hòa: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chúng ta quên sao được những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại mà Bác đã đúc kết:“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,”Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”... Vâng, những câu nói giản dị ấy của Bác đã ăn sâu vào trái tim, khối óc người Việt Nam, làm nên sức mạnh Việt Nam, nhân cách Việt Nam mà thế giới hằng ngưỡng mộ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Người là tinh hoa của thời đại, là kết tinh vẻ đẹp trí tuệ, khí phách, nhân cách của dân tộc. Bác đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh Bác với bộ quần áo kaki sờn bạc, với đôi dép cao su, với “viên gạch hồng sưởi ấm cả mùa Đông giá rét”….sẽ còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị của Bác mãi là tấm gương để thế hệ sau noi theo, bởi như một nhà báo nước ngoài Đavit Han-bơt Aten đã viết: “Đó là sức mạnh của ông Hồ, vì ông là người Việt Nam của quần chúng nhân dân, chính cái giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông. Địa vị càng cao, ông càng giản dị, trong sáng. Hình như ông luôn giữ được những giá trị vĩnh viễn của người Việt Nam. Quả thật Hồ Chí Minh là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết”.
Kính thưa toàn thể hội thi!
Trường THPT ………… đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là hướng học sinh, cán bộ Đảng viên, giáo viên noi theo phong cách sống giản dị, trong sáng, cần kiệm của Bác. Toàn trường nguyện phấn đấu, học tập noi theo gương Bác bởi đó là niềm vinh dự và tự hào cho mỗi công dân Việt Nam.
Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là học sinh chúng em nguyện rèn luyện một nếp sống giản dị, không a dua, đua đòi, không se sua, trưng diện, tránh xa các tệ nạn xã hội, sống chan hòa với mọi người, cố gắng rèn đức, luyện tài, xứng đáng là thanh niên thế hệ mới, là con cháu Bác Hồ.
Xin mượn những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu để thay cho phần kết và để bày tỏ tình cảm của mình đối với Bác – một vĩ nhân vĩ đại mà giản dị, thanh cao :
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Xin chân thành cảm ơn!
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Mẫu kế hoạch cá nhân về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Bài dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Bài thuyết trình học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Cần làm gì để vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Hướng dẫn học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2019
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2024
Câu hỏi kiến thức về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
44 KB 15/03/2019 10:17:48 SA
Gợi ý cho bạn
-
Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học 2024
-
Bài thu hoạch chương trình giáo dục tổng thể tất cả các môn
-
Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2024 và cách chấm
-
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 năm 2024
-
Nhiệm vụ và quyền hạn giáo viên Tổng phụ trách Đội 2024
-
File luyện viết chữ in hoa cho bé (2 bộ) năm 2024
-
Phân phối chương trình môn Vật lý bậc THPT mới nhất
-
Mẫu biên bản kiểm tra thi chất lượng năm học 2023-2024
-
Mẫu bìa bài thu hoạch chính trị hè 2024
-
Bản thu hoạch và cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp Tiểu học) năm 2024
Báo cáo tổng kết xây dựng trường chuẩn quốc gia
Mẫu phiếu đánh giá xét chọn đề tài đạt giải nhất
Tổng hợp những bài viết kỷ yếu hay tuổi học trò
Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến