Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em 2024

Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em bị xử lý thế nào? Bạo hành trẻ em là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em là búp măng non chưa phát triển đầy đủ, các em chưa được trang bị những kỹ năng để bảo vệ mình. Do đó việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội.

Gần đây rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em và quyền lợi chính đáng của trẻ em giờ đây đã không còn là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của cả xã hội để tạo ra môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất cho trẻ em. Tất cả những hành vi cố ý gây tổn hại đến tinh thần, thể xác của trẻ em đều bị pháp luật xử lý. Vậy tội bạo hành trẻ em bị phạt như thế nào? Dưới đây là những quy định của pháp luật về xử phạt hành vi bạo hành trẻ em, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Bạo hành trẻ em là gì?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

2. Bạo lực trẻ em là gì?

Bạo lực trẻ em là gì?

Theo quy định tại điều 4 Luật Trẻ em 2016, Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

=> Bạo lực không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em.

3. Luật bạo hành trẻ em $(YAER)

Các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực từ 1/6/2017, hiện vẫn còn hiệu lực.

Ngoài ra, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022, thay thế Nghị định 144/2013.

Theo đó, Nghị định mới đã tăng gấp đôi số tiền phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em đồng thời bổ sung mức phạt theo hướng nặng hơn đối với những ai cố tình “làm ngơ” hoặc vô trách nhiệm khi thấy trẻ bị bạo hành.

Điểm mới này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực với trẻ em đang xảy ra ngày càng nhiều.

4. Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Hiện nay bạo hành trẻ em vẫn cũng là một vấn nạn của xã hội, khi mã tỉ lệ trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng. Điều này là do nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và bị xem nhẹ. Thực tế thì nhiều người vẫn luôn suy nghĩ việc đánh con là chuyện hết sức bình thường để con cái nghe lời, nhưng nhiều trường hợp họ đánh con cái của chính mình vì những áp lực ngoài xã hội chứ không phải chỉ vì con cái hư, điều này đã vô tình dẫn đến việc bạo hành trẻ em.

Nhất là trong khoảng thời gian giãn cách tại nhà khi dịch bùng phát thì con người đã hạn chế di chuyển và cách ly nghiêm ngặt, điều này dẫn đến sự áp lực về xã hội, kinh tế xuất hiện, dẫn đến gia tăng bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em.

Điều này thể hiện ở những cơ quan, chính quyền giúp đỡ, phối hợp, giải quyết, tư vấn các vấn đề bảo trợ phụ nữ và trẻ em được gia tăng trong và sau giãn cách xã hội. Nhiều gia đình tan vỡ do áp lực kinh tế, áp lực xã hội, trong khoảng thời gian cách ly không có việc làm, không có tài chính để trang trải cuộc sống.

Phòng Tham vấn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có 511 người đến tham vấn trực tiếp, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, số phụ nữ đến các Ngôi nhà bình yên ở Hà Nội và Cần Thơ trong thời gian này là 72 người, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4-2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình cũng tăng từ 30-300%.

Hậu quả của thực trạng bạo hành trẻ em, bạo lực trẻ em không chỉ là hành động tác động mà còn là việc tác động tâm lý, nhất là việc gia đình xảy ra bạo lực sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, trí tuệ. Khi trẻ chứng kiến hình ảnh bạo lực gia đình, dần trẻ sẽ bị sợ hãi, căng thẳng, tiêu cực, khiến trẻ khắc ghi trong tâm trí những hình ảnh không đẹp đẽ của gia đình. Từ đó trẻ sẽ lần tránh những mối quan hệ xung quanh, luôn sống khép kín, hoặc trẻ có xu hướng gây rối, phá hoại, tham gia tệ nạn vì học theo người thực hiện hành vi bạo lực. Cũng có nhiều trẻ bị ảnh hưởng tâm lý dẫn đến việc nghĩ quẩn, ý nghĩ tự tử, bỏ nhà ra đi, chán nản gia đình có nhiều sự cãi vã,...

Dẫn chứng từ thiết bị Scan MRI (quét não bộ) đo chỉ số IQ của trẻ em cho thấy, nếu trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay là nhân chứng của những hành động này trong 3 năm đầu đời, hàm lượng chất xám bị giảm đi đáng kể.

5. Bạo hành trẻ em phạt thế nào?

  • Xử phạt hành chính

Bạo hành trẻ em phạt thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP mới được ban hành và thay thế Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngàỵ 29 tháng 10 năm 2013, hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em sẽ bị xử phạt như sau:

Hành viMức phạt tiềnBiện pháp khắc phục
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em.

Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi bạo lực trẻ em có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi tại Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Căn cứ Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Người phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng tại điểm i khoản 1 điều 52 BLHS 2015: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi nếu không thuộc điểm c khoản 1 điều 134 BLHS 2015.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 10.993
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm