Thủy Đình là cách gọi khác của sân khấu loại hình nghệ thuật nào?

Thủy Đình là cách gọi khác của sân khấu loại hình nghệ thuật nào? Bên cạnh những tên gọi phổ thông, truyền thống mà ai cũng biết đôi khi sẽ xuất hiện những tên gọi trại đi, tên gọi theo dân gian,... mà ít người biết đến. Các bạn có biết Thủy Đình là sân khấu gì không? Chưa biết thì cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. "Thủy Đình" là cách gọi khác của sân khấu loại hình nghệ thuật nào?

Thủy là nước, đình là một công trình kiến trúc lâu đời của nước ta, là nơi thờ các anh hùng có công với đất nước, thờ thành hoàng,...

=> Thủy đình xét theo nghĩa đơn giản là ngôi đình trên mặt nước

Xét theo loại hình sân khấu thì "Thủy Đình" là cách gọi khác của sân khấu múa rối nước.

Rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường, người ta dùng mặt nước làm sân khấu (còn được gọi là nhà rối hay thủy đình) được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã...

Múa rối nước là gì?

=> Thủy đình là sân khấu của múa rối nước, góp phần quan trọng trong sự thành công của tiết mục, thu hút sự chú ý của người xem.

2. Múa rối nước là gì?

Múa rối nước (hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước) được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời ở vùng châu thổ sông Hồng thường diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết.

Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công nguyên. Còn theo sử sách, văn bia, trò rối nước ra đời năm 1121 (đời Lý).

Tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, chỉ có rối tay, rối que và rối dây. Còn múa rối nước thì chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo giáo sư J. Pim-pa-ne-au, múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày nay “chỉ còn tồn tại ở Việt Nam”.

3. Giá trị văn hóa của múa rối nước

Múa rối nước như là một đặc sản của Việt Nam.

Múa rối nước mang giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị giải trí và giá trị thẩm mỹ.

  • Giá trị nhận thức:

Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử.

  • Giá trị giáo dục:

Múa rối nước giáo dục cho con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm” để hướng tới cái đẹp “tình làng nghĩa xóm” trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng

  • Giá trị giải trí:

Rối nước Việt Nam thuở ban đầu ra đời thuần tuý chỉ vì mục đích giải trí, bằng những nội dung mang nặng tình yêu thiết tha với cuộc sống, và thấm đẫm tinh thần lạc quan của người nông dân vùng Châu thổ sông Hồng, đã góp phần đáng kể vào đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh ở khắp mọi nơi.

Giá trị giải trí của Múa rối nước Việt Nam còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc đáo cho chính cộng đồng mình.

  • Giá trị thẩm mỹ:

Khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên. Còn ở Múa rối nước, sức hấp dẫn chính ở hành động của con rối.

Múa rối nước Việt Nam là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhận thức tinh nhạy của con người, làm nên đặc trưng của Múa rối nước khác với các nghệ thuật khác. Rối nước có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới, thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau

Giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước thể hiện rất rõ ở những dấu ấn địa phương, từ quân rối, kỹ thuật máy, kỹ thuật điều khiển, hay cùng một trò diễn giống nhau, nhưng mỗi phường, mỗi địa phương thể hiện có khác nhau… làm nên các tiểu vùng khác nhau trong văn hóa Châu thổ sông Hồng.

Như vậy, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc ý nghĩa của thủy đình và của nghệ thuật múa rối nước - niềm tự hào, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Ngày nay, nhiều du khách đến xem múa rối nước đều trầm trồ vì sự thú vị, kỳ công của nó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 2.671
0 Bình luận
Sắp xếp theo