Thầy cô cần làm những gì để nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm hàng ngày cho học sinh

Làm gì để nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh luôn là vấn đề được giáo viên quan tâm nhằm giúp các em nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông, đảm bảo an toàn mỗi khi đến trường. Sau đây là một số các biện pháp nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho học sinh, các thầy cô có thể tham khảo để áp dụng.

1. Tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em

Để giúp nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trước tiên cần tuyên truyền giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của chiếc mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Các bạn có thể tham khảo mẫu bài tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm dưới đây:

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.

Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…

Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”

Quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo khoản 2, điều 30; khoản 2, điều 31 Luật giao thông đường bộ và Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/1013 của Bộ Khoa học và công nghệ - Bộ Công thương - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.

Giải thích về “mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy” và “cài quai đúng quy cách”.
* Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:

Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. do vậy, khi chọn mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.

Đội mũ bảo hiểm đúng cách: Mũ bảo hiểm khác với các loại mũ nên không phải muốn đội thế nào cũng được. Nếu bạn đội mũ bảo hiểm không đúng cách: Không chịu cài khóa ở mũ, chỉ đội mủ hờ hay bên trong mũ bảo hiểm còn đội cả loại mũ khác, thì khi tai nạn xảy ra mũ bảo hiểm hầu như không còn tác dụng. Vì vậy đội mũ bảo hiểm đúng cách rất quan trọng.

Trước hết bạn phải kiểm tra xem mũ có vừa vặn với đầu mình không. Đội mũ quá to thì dễ bị rơi, mũ nhỏ sẽ có cảm giác khó chịu, lần sau bạn sẽ không muốn đội mũ bảo hiểm nữa.

Ba bước đội mũ bảo hiểm đúng cách:

Bước 1: Chọn loại mũ vừa kích cở đầu.

Bước 2: Hãy mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.

Bước 3:chỉnh khóa bên của dây quay mũ sao cho dây quay mũ nằm sát phía dưới tai.

Bước 4: cài khóa nằm ở dưới phía cằm và chỉnh quay mũ sao cho có thể nhét hai ngón tay dưới cằm là được.

* Mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy”: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 06 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN phải đảm bảo các tính năng:

- Mũ phải có cấu tạo đủ 03 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.

- Được gắn dấu hợp quy CR (Đã được chứng nhận hợp quy)

- Trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.

Quy định về xử phạt.

Căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội mũ bảo hiểm “ dành cho người đi mô tô, xe máy” thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Như vậy việc đội mũ bảo hiểm an toàn đúng cách vừa giúp học sinh đảm bảo anh toàn khi tham gia giao thông vừa nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.

2. Một số khẩu hiệu an toàn giao thông về đội mũ bảo hiểm

  • Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.
  • Để tránh chấn thương sọ não. Hãy đội Mũ bảo hiểm!
  • Đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
  • Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.
  • Đội mũ bảo hiểm giảm được 80% tỷ lệ chấn thương sọ não.
  • Trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
  • 73% số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra đối với mô tô, xe máy. Hãy đội mũ bảo hiểm.

3. Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho học sinh

Trong năm học nhà trường cùng với giáo viên cần tổ chức các buổi học ngoại khóa về an toàn giao thông, đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của mũ bảo hiểm đối với an toàn tính mạng khi tham gia giao thông.

Thầy cô giáo cần tích cực trao đổi với phụ huynh học sinh về ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ mỗi khi tham gia giao thông cũng như khi đi học.

Đối với các học sinh đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi đi học sẽ có các biện pháp tuyên dương khích lệ, các học sinh vi phạm sẽ ghi vào sổ của giáo viên. Tuy nhiên các hình thức xử phạt sẽ là tuyên truyền nhắc nhở để các con ghi nhớ hơn.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ cho học sinh trong khuôn khổ giờ sinh hoạt hàng tuần.

Lập các tổ thi đua đội mũ bảo hiểm và chấp hành an toàn giao thông khi đi học. Các bạn cùng tổ sẽ có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên trong tổ của mình mỗi khi quên đội mũ bảo hiểm. Hàng tháng sẽ tổng kết xem đội nào hoàn thành tốt nhất và khen thưởng.

Hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng cách để bé không cảm thấy khó chịu khi phải đội chiếc mũ bảo hiểm quá rộng hay quá chật.

Đánh giá bài viết
16 10.378
0 Bình luận
Sắp xếp theo