Câu hỏi về an toàn giao thông cho học sinh THCS 2024

Câu hỏi về an toàn giao thông cho học sinh THCS 2024 là bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về an toàn giao thông dành cho học sinh khối THCS. Đây là câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông có đáp án, thuận tiện cho các em học sinh và các thầy cô tham khảo để sử dụng làm tư liệu học tập.

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023-2024 đã chính thức được phát động đến đông đảo các em học sinh THCS, THPT và giáo viên trên toàn quốc. Thông qua cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh. Sau đây là tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu an toàn giao thông THCS, đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023-2024 THCS, mời các bạn cùng tham khảo.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023-2024 THCS

Câu 1. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;

B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;

C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 2. Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?

A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới;

B. Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe;

C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh
đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe;An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.

Câu 3. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ …...về quy tắc đi bộ an toàn.

“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1) ………....

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2) ………, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) ………… và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi bộ không được vượt qua (4) ……….., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”

A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè;

B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách;An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường;

D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường.

Câu 4. Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Lên xe từ bên phải và ngồi im trên xe;

B. Vòng tay ôm ghì lấy người điều khiển xe;

C. Lên xe từ bên phải, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch;

D. Lên xe từ bên trái của người điều khiển xe, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;

C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái;

D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.

Câu 6. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông;

B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết;

C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân;

D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 7. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết;

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác;

C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh;

D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra.An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 8. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?

A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông đường sắt.An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?

Đáp án: B. Biển 1 và biển 4An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu 10. Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe lam, xe mô tô, xe con, xe đạp;

B. Xe con, xe đạp, xe mô tô, xe lam;

C. Xe lam, xe con, xe mô tô + xe đạp;

D. Xe mô tô + xe đạp, xe lam, xe con. An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023

Câu hỏi hội thi tìm hiểu an toàn giao thông THCS

1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm những phương tiện nào?

A. Người điều khiển xe cơ giới.

B. Người điều khiển xe thô sơ.

C. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

D. Cả 03 đối tượng trên.

2. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị cấm hay không?

A. Không nghiêm cấm.

B. Bị nghiêm cấm.

C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường.

D. Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe.

3. Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ nào sau đây?

A. Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.

B. Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy vận chuyển, chứng minh nhân dân.

C. Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.

D. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có)

4. Người tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì khi nghe thấy tín hiệu của các xe ưu tiên?

A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

B. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

C. Cả hai loại trách nhiệm trên.

D. Tất cả đều sai.

5. Xe gắn máy, môtô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?

A. Hai người kể cả người lái.

B. Ngoài người lái xe chỉ được thêm một người ngồi phía sau và một trẻ em.

C. Ngoài người lái xe được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội.

D. Cả ý B, và ý C.

6. Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì ?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.

B. Vào xem để thỏa trí tò mò.

C. Bỏ chạy vì sợ.

D. Tất cả các ý trên.

7. Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép.

A. Chở hàng cồng kềnh.

B. Không đội mũ bảo hiểm.

C. Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.

D. Tất cả các trường hợp trên.

8. Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?

A. Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương.

B. Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý.

C. Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.

D. Tất cả các nghĩa vụ trên.

9. Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?

A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

B. Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

C. Cung cấp thông tin sát thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an.

D. Tất cả ba trách nhiệm nêu trên.

10. Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?

A. Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương.

B. Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý.

C. Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.

D. Tất cả các nghĩa vụ trên.

11. Biển này có ý nghĩa gì?

Biển chỉ dẫn làn đường

A. Chỉ hướng đi.

B. Biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.

C. Chỉ hướng đường.

D. Tất cả đều sai.

12. Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?

Biển báo xe được quyền ưu tiên

A. Biển 1

B. Biển 1 và 3

C. Cả 3 biển

D. Tất cả đều sai

13. Biển báo hiệu cấm xe môtô hai bánh đi vào?

Biển cấm mô tô

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Cả 2 biển

D. Tất cả đều sai

14. Biển nào cấm quay xe:

Biển cấm quay đầu

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Cả 2 biển đều đúng

D. Cả 2 biển đều sai

15. Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?

Biển dành cho người đi bộ

A. Biển 1

B. Biển 1 và 3

C. Biển 3

D. Cả ba biển

16. Câu hỏi tự luận: (Không quá 1000 từ)

Em hãy nêu thực trạng học sinh cấp trung học cơ sở trong việc điều khiển phương tiện xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông hiện nay. Theo em, để nâng cao ý thức chấp hành Luật ATGT có hiệu quả, chúng ta cần những giải pháp gì?

Một số biện pháp nhằm tăng cường ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh là rất quan trọng,dưới đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:

Tuyên truyền, phổ biến các thông điệp về an toàn giao thông, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông. Mời Công an huyện hoặc công an địa bàn tổ chức các buổi ngoại khóa để tuyên truyền Luật ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

Cảnh báo các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn xe mô tô, xe gắn máy và các biện pháp phòng tránh tai nạn xe mô tô, xe gắn máy. Từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

Cần phối hợp với phụ huynh để giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông ngay từ trong gia đình.

Các trường học tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện (đối với cấp Tiểu học, Trung học cơ sở); Tổ chức ký cam kết với phụ huynh không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe để điều khiển khi tham gia giao thông.

Kết hợp các hoạt động ngoại khóa như diễn kịch tuyên truyền an toàn giao thông, các cuộc thi hỏi đáp về an toàn giao thông...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
25 27.640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi