Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa có nghĩa là gì?

Ý nghĩa câu Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa

Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa là một câu tục ngữ về thời tiết đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Vậy trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa có nghĩa là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Hoatieu để giải thích rõ hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa nhé.

Đã từ rất lâu rồi trong kho tàng văn hóa dân gian của người Việt Nam xuất hiện rất nhiều câu tục ngữ về dự báo thời tiết. Đây chính là các kinh nghiệm đã được ông cha ta đúc kết qua nhiều thế hệ và được truyền miệng lại. Trong bài viết này Hoatieu xin được chia sẻ ý nghĩa câu tục ngữ Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa, mời các bạn cùng theo dõi.

Câu "trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa" người Việt xưa dùng để dự báo thời tiết đến nay vẫn thể hiện độ chính xác không nhỏ.

Vậy khi nào thì gọi là "trăng quầng" và "trăng tán" và kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết cần hiểu ra sao dưới góc nhìn vật lý.

1. Trăng quầng là gì?

Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá). Ánh sáng từ mặt trăng (vốn do mặt trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh mặt trăng.

Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo.

 Trăng quầng là gì

2. Trăng tán là gì

Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dầy, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt. Lúc này hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi mặt trăng có "tán" như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa.

Tuy nhiên kinh nghiệm dân gian không phải luôn đúng mà chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn k hi "trăng quầng", nếu quầng càng rõ tức là trời càng oi, thì bản thân việc trời oi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch áp suất trong khí quyển, sinh ra gió, bão và mưa. Ngoài ra, tùy vào mật độ và số lượng tầng mây trên khí quyển, đôi khi trăng có thể có cả "quầng" và "tán" cùng lúc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 13.174
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm