Thế nào là ô nhiễm trắng?

Ô nhiễm trắng là gì? Đây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra để hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm trắng trên toàn cầu cũng như đưa ra được các biện pháp khác phục ô nhiễm trắng nhằm bảo vệ ngôi nhà chung của toàn nhân loại. Sau đây là một số thông tin tìm hiểu về ô nhiễm trắng, mời các bạn cùng tham khảo.

Ô nhiễm trắng hiện nay đang là vấn đề nóng trên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như môi trường thiên nhiên.

1. Khái niệm ô nhiễm trắng

Ô nhiễm trắng thực chất là cụm từ để chỉ tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ra. Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay tình hình ô nhiễm trắng đang ở mức báo động ở nước ta. Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục, song vẫn chưa thể cải thiện tình trạng này. Nguyên nhân là do ý thức và thói quen tiêu dùng túi nilon của người Việt Nam chưa đồng đều. Chỉ 1 người 2 người có ý thức thì không thể thay đổi được ô nhiễm trắng.

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm trắng

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm trắng là do con người sử dụng quá nhiều rác thải nhựa. Trong đó có 3 nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm trắng:

1. Ý thức của từng cá nhân

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là ý thức của mỗi cá nhân còn chưa tốt, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải:

Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… rất tiện dụng, giá thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát.
Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh,… khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý. Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố…

Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa với các loại rác vô cơ khác,… làm cho quá trình phân loại, xử lý rất khó khăn.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm trắng

2. Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa

Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng:

Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém: Chính do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp.
Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để: Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường thì chỉ có 20% được đem đi tái chế, còn 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt, có thể để lại hậu quả về sau.

3. Sự thờ ơ của chính quyền địa phương

Bên cạnh các lý do trên, còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đó là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa. Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là 12,8 triệu tấn. Nhưng lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6%. Số còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường.

3. Tác hại của ô nhiễm trắng

1. Tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người

Rác thải nhựa có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe con người như:

Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa sinh ra các chất có hại cho sức khỏe con người. Trong nhựa có chất độc hại DOP có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ.

Rác thải nhựa làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua đường ăn uống, không khí. Nó có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, ho và cảm lạnh, đau đầu, gà-guinea … cho những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm rác thải nhựa.

Rác thải nhựa có thể tan chảy ở nhiệt độ 70 – 800 độ C, lẫn vào thực phẩm rồi đi vào cơ thể con người, tích lũy dần và gây ra những căn bệnh nguy hiểm.

2. Tác hại với môi trường và động vật

Không chỉ gây hại cho sức khỏe con người, rác thải nhựa còn có thể gây tác hại với môi trường và động vật như:

Rác thải nhựa làm thay đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học của nguồn nước, làm đất bạc màu, gây xói mòn đất, làm đất “vô sinh”, ảnh hưởng đến cây trồng

Rác thải nhựa làm tắc nghẽn cống rãnh, gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Rác thải nhựa trôi nổi trên biển làm sinh vật biển ăn phải hoặc mắc phải, gây ảnh hưởng đến tính mạng. Thống kê cho thấy mỗi năm có tới 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc nhựa (Theo “Mạng thông tin và bảo vệ môi trường”)…

4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm trắng

Trước thách thức ô nhiễm trắng ở nhiều nơi, hầu như là trên khắp cả nước, đã có rất nhiều chiến dịch môi trường được phát động. Ví dụ như các chiến dịch thu gom rác thải tại các chợ, bãi biển, khu công nghiệp, … Về cơ bản các chiến dịch này mang lại hiệu quả nhất thời do không được tự giác duy trì.

Nhằm mục đích nâng cao ý thức con người, nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi được thực hiện tại các công đoàn, khu dân phố, trường học. Hướng dẫn cách phân loại rác, cách tái chế rác và dùng nguyên liệu sinh học. Phần nào đã thay đổi được nhận thức của một số người. Đây là tín hiệu tốt cần được phát huy nhiều hơn nữa.

Ở các thành phố lớn người dân đang dần chuyển đổi từ túi nilon sang dùng túi sinh học tự phân huỷ. Dùng hộp inox, ống hút cỏ thay cho hộp xốp, ống hút nhựa. Nói không với đồ dùng 1 lần để giảm thiểu ô nhiễm trắng.

Không chỉ ở các thành phố lớn mới cần phải bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa. Hiện nay tại các nông thôn, chính quyền địa phương cũng đã nỗ lực tuyên truyền thay đổi thói quen dùng túi nilon. Nhiều địa phương đã treo các biển báo, hình ảnh cổ động. Xây dựng bể chứa phế phẩm nông nghiệp như vỏ chai, vỏ thuốc tại cánh đồng. Hiện nay các đơn vị thu mua phế liệu đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.066
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi