SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

HoaTieu.vn xin chia sẻ tới bạn đọc SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm bản word và ppt giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng mới, viết nên những sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi các cấp chất lượng và đạt giải cao.

Trong tổng thể của chương trình GDPT mới 2018, công tác quản lý, tổ chức học sinh thực hiện tự quản là một trong những kỹ năng rất cần thiết nhằm hình thành phẩm chất năng lực học sinh. Dưới đây là một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp do giáo viên đúc rút từ những kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo.

SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

1. Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

1. Lí do chọn biện pháp:

Hiện nay việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa đang được triển khai và thực hiện. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của từng học sinh. Để làm tốt những điều đó thì người giáo viên chủ nhiệm phải hướng các em phát huy tốt các phẩm chất, năng lực chung, biết giao tiếp hợp tác, tự chủ, tự tin giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, chủ động trong khi thực hiện các nội quy trường, lớp và nhiệm vụ học tập.

Với tinh thần dạy học theo hướng đổi mới như hiện nay thì công tác tổ chức lớp học cũng cần được thay đổi nhất là cách xây dựng lớp học tự quản , cách sắp xếp ban cán sự lớp và các bộ phận trong lớp học một cách hài hòa.

Tại lớp tôi chủ nhiệm trước đây và một số lớp mà tô dự giờ tham khảo của các thầy cô trong nhà trường, đa số các giáo viên đã vận dụng được nhiều biện pháp tổ chức lớp học tự quản nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm của lớp mình nhưng hiệu quả chưa cao.

Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, đây là những năm đầu thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mọi cái bắt đầu được từ từ kế thừa và thay đổi về cách dạy, cách học, cách đánh giá và công tác chủ nhiệm . Vì thế người giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới công tác chủ nhiệm của lớp mình.

Từ những lí do trên tôi xin đưa ra biện pháp “Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng lớp học tự quản

2. Nội dung biện pháp:

2.1 Phân loại học sinh:

- Để thực hiện xây dựng tốt lớp học tự quản vào đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra nắm rõ từng đối tượng học sinh trong lớp, xây dựng kế hoạch, tiêu chí bầu, chọn các thành viên, thông báo cho cả lớp về cách lựa chọn, bầu ban cán sự lớp, các ban, các nhóm. Mỗi thành viên phải phù hợp, cụ thể với mỗi vị trí trên, khi có kết quả lớp bầu, bình chọn ra các bạn tiêu biểu tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho các em hợp lý. Mỗi nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh. Đối với học sinh học còn chậm thì giáo viên sắp xếp về chỗ ngồi thuận lợi nhất để tạo điều kiện cho việc quan sát, theo dõi, uốn nắn kịp thời, có sự thay đổi thường xuyên cho phù hợp nhằm tạo đều kiện cho các em phát triển hết năng lực, phẩm chất của mình.

2.2. Xây dựng lớp tự quản:

- Ở lứa tuổi lớp 4 các em đã bắt đầu có khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân trong mọi công việc trên tinh thần tự giác. Tôi luôn tôn trọng, tin tưởng và giáo dục các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh nhằm phát huy tốt những phẩm chất và nằn lực cụ thể cho các em.

a) Bầu ban cán sự (Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó)

- Giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí lớp trưởng, lớp phó… Đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Việc lựa chọn như vậy là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Giáo viên phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban cán sự thật chính xác như:

+ Phải nhanh nhẹn, năng nổ

+ Mạnh dạn, tự tin

+Có năng lực học tập tốt

+Có phẩm chất tốt

+ Có năng khiếu

(Có minh chứng cụ thể video)

b) Phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban cán sự lớp:
Sau khi đã thành lập được ban cán sự lớp tôi đã phân công nhiệm vụ cụ thể và cách thức làm việc cho các thành viên như sau:

- Lớp trưởng: Thực hiện nhiệm vụ chung: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động chung của lớp. Vào đầu và cuối mỗi tiết học hoặc khi có khách tới lớp trưởng biết mời các bạn đứng lên chào. Phối hợp với lớp phó, tổ trưởng tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà và đồ dùng học tập của các bạn, công tác vệ sinh lớp học. Điểm danh và báo cáo sĩ số của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi giáo vỉên vào lớp. Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, chào cờ đầu tuần, tập thể dục. Quản lí lớp ở tất cả các hoạt động khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần, khi lớp tham gia các hoạt động ngoại khóa….

- Ban văn nghệ : Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học theo chủ điểm của tháng, của tuần. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ. Tôi luôn hướng dẫn và động viên các em trong tổ văn nghệ tìm kiếm những bài hát, những trò chơi tập thể phù hợp với chủ điểm vừa tạo không khí vui vẻ, vừa tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào tiết học, cũng như giải tỏa sự căng thẳng mệt mỏi của các em sau mỗi tiết học.
- Ban học tập : Kiểm tra bài cũ của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp. Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để lớp phó học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời tổ học tập ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em.
+ Phân công các bạn học tốt kèm cặp giúp đỡ vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, ở cuối buổi học những bạn còn chưa hiểu bài hoặc làm chậm, nhằm giúp các em phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác trong học tập và lao động, từ đó các em tự tin có thể tự mình khai thác ra những kiến thức mới.

+ Xây dựng nhóm giúp nhau trong học tập như: bạn học tốt môn toán kèm bạn học chưa tốt môn toán, bạn đọc tốt kèm bạn đọc chậm...

- Ban lao động : Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt. Hướng dẫn các bạn có ý thức vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Hướng dẫn các bạn tham gia trải nghiệm thông qua việc trồng, chăm sóc vườn thuốc nam, bồn hoa mà đội đã giao.

- Ban thư viện : Xây dựng thời gian tự quản ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, chơi các trò chơi truyền thống, trình bày, giới thiệu sách mới cho các bạn trong lớp, hết thời gian tự giác thu truyện và sắp xếp thư viện góc lớp gọn gàng ngăn nắp,

- Hàng ngày, giáo viên tuyên dương khen ngợi kịp thời những cá nhân, những nhóm có nhiều cố

gắng trong việc giữ gìn tốt nề nếp cho các em khác noi theo. Cần nhẹ nhàng, nhưng nghiêm khắc phê bình những cá nhân còn mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến nề nếp lớp.

(Có minh chứng video)

..............

>>> Xem tiếp tại file tải SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

2. Powerpoint SKKN: Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng lớp học tự quản

SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

................

Tải SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm về máy để xem bản đầy đủ.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Sáng kiến kinh nghiệm của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
4 160
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm