Phụ lục 1, 3 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức file word

Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu phụ lục 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức về kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn theo hướng dẫn tại công văn 5512 của Bộ giáo dục. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức file word, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Tải phụ lục 1 môn Văn lớp 11 Kết nối tri thức

TRƯỜNG............................

TỔ .......................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC : NGỮ VĂN , KHỐI LỚP 11

(Năm học 2023 - 2024)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 01; Số học sinh: ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn:

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:01; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 01; Trên đại học

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt: 01 ; Khá: 0 ; Đạt:0 ; Chưa đạt:0

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Thiết bị dạy học các bài với thể loại chính là truyện :

– Hệ thống VB đọc mở rộng về truyện (Truyện ngắn,truyện kể, truyện hiện đại truyện thơ).

– Tranh ảnh, video liên quan nội dung VB truyện, sử thi.

– Phiếu học tập.

Bài 1 – Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể.

Bài 6. Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Bài 4.Tự sự trong thơ dân gian và trong thơ trữ tình

2

Thiết bị dạy học các bài với thể loại chính là thơ, truyện thơ:

– Hệ thống VB đọc mở rộng về thơ (Thơ dân gian, thơ trung đại, thơ hiện đại).

– Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung văn bản thơ.

– Phiếu học tập.

Bài 2. Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình.

Bài 6. Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Bài 4.Tự sự trong thơ dân gian và trong thơ trữ tình

3

Thiết bị dạy học các bài với thể loại chính là kịch và kí :

– Tranh, ảnh, video về các kịch và kí trong bài học.

– Phiếu học tập.

Bài 5. Nhân vật và xung đột trong bi kịch.

Bài 7. Ghi chép và tưởng tượng trong kí.

4

Thiết bị dạy học các bài với loại văn bản chính là nghị luận:

– Hệ thống VB đọc mở rộng về VB nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học).

– Sơ đồ về mạch lập luận trong các VB nghị luận.

– Phiếu học tập.

Bài 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận.

Bài 9. Lựa chọn và hành động.

5

Thiết bị dạy học các bài với loại văn bản chính là văn bản thông tin:

– Hệ thống VB thông tin đọc mở rộng (VB thông tin về các vấn đề văn hoá, khoa học, nghệ thuật; Bản tin; ).

– Các loại phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, infographic,…)

– Phiếu học tập.

Bài 8. Cấu trúc của văn bản thông tin.

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

Học kì 1: 18 tuần, 54 tiết.

STT

Bài học (1)

Tiết (2)

Tuần

Yêu cầu cần đạt (3)

1

Bài 1 – Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể (11 tiết)

VB1- Vợ nhặt

1-3

1

-HS nhận biết được chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

-HS nhận biết và phân tích được đặc sắc của tình huống truyện, ý nghĩa của nó trong việc bộc lộ tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm

-Hs nhận biết và phân tích được những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lối kể và giọng điệu.

-HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố nổi bật của truyện ngắn hiện đại qua đọc tác phẩm.

-HS biết trân trọng tình người, khát vọng hạnh phúc và niềm lạc quan mà các nhân vật đã bộc lộ trong nghịch cảnh.

2

VB 2 – Chí Phèo

4-6

2

-HS nhận biết được bản chất bi kịch của cuộc đời nhân vật Chí Phèo.

-HS nhận biết được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

-HS nhận biết và phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của nhà văn, thể hiện qua việc thay đổi trình tự tự nhiên của câu chuyện; luân phiên, phối hợp các điểm nhìn; lựa chọn chi tiết độc đáo; đi sâu vào khám phá đời sống tâm lí của nhân vật; sử dụng ngôn ngữ trần thuật đa thanh và kết thúc bỏ ngỏ.

-HS nhận biết được và phân tích được một số yếu tố nổi bật của truyện ngắn hiện đại qua đọc tác phẩm.

-HS biết đồng cảm với những số phận bất hạnh; trân trọng các nổ lực gìn giữ nhân tính, phẩm giá khi con người phải đối diện với hoàn cảnh sống bi đát.

3

THTV- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

7

3

-HS phân biệt được các đặc điểm riêng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, từ đó biết sử dụng ngôn ngữ nói , ngôn ngữ viết một cách hiệu quả tùy từng trường hợp giao tiếp cụ thể.

-HS phân tích được ý nghĩa của việc tái tạo ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại, việc “ trích dẫn” ngôn ngữ viết trong ngôn ngữ nói.

-HS nhận biết được các lỗi về phong cách trong các văn bản nói và viết cụ thể, đồng thời chỉ ra được hướng khắc phục.

4

Viết – Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

8-9

3

-HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận một tác phẩm truyện với nội dung trọng tâm là đánh giá nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

-HS biết thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện ( với nội dung trọng tâm đã nêu trên) theo các bước được hướng dẫn.

5

Nói và nghe- Thuyết minh về nghệ thuật kể chuyện

10

4

HS chọn được tác phẩm truyện có nghệ thuật kể chuyện đặc sắc để thuyết trình.

HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện.

6

Trả bài viết thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn 8-9

11

4

- Hiểu rõ được những yêu cầu khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

7

Bài 2- Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình ( 11 tiết)

Tri thức Ngữ văn

VB 1-Nhớ đồng

12-14

4,5

-HS nắm rõ các khái niệm tri thức Ngữ văn.

-HS hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Khát vọng tự do, khát khao một sự thay đổi mang tính cách mạng trên quê hương.

_HS nhận biết và phân tích được đặc điểm cấu tứ cùng hình ảnh tổ chức xoay quanh trục cảm hứng “ nhớ đồng” của bài thơ.

-HS nhận biết và phân tích được dấu ấn đặc trưng trong bài thơ, chỉ ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua hệ thống ngôn từ của văn bản.

-HS biết trân trọng tình cảm gắn bó máu thịt với cảnh sắc, con người và số phận của quê nghèo đang đứng trước ngưỡng cửa của những thay đổi lớn lao.

8

VB 2-Tràng Giang

15-16

5,6

-HS nhận biết được cấu tứ độc đáo của bài thơ gắn với việc xây dựng hai hệ thống hình ảnh chuyển hóa luân phiên từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gợi cảm xúc trần thế đến cảm xúc vũ trụ.

-HS cảm nhận được vẻ đẹp riêng của một bài thơ có yếu tố tượng trưng, chỉ ra và phân tích được sự hiện diện của các yếu tố ấy trong bài Tràng giang.

-HS phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua cách dùng từ ngữ và xây dựng hình ảnh trong bài thơ Tràng giang.

9

VB 3- Con đường mùa đông

17

6

-HS đánh giá được giá trị thẩm mĩ của cấu tứ bài thơ – cấu tứ hành trình nương theo dòng tâm tưởng nhân vật trữ tình, xoay quanh một hình tượng – hạt nhân được nêu ra ngay từ nhan đề bài thơ.

-HS nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là tính đa nghĩa, thể hiện qua cách kết hợp từ ngữ, kiến tạo hình tượng trong bản dịch bài thơ Con đường mùa đông.

-HS cảm nhận được vẻ đẹp của một bài thơ nước ngoài có những hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu trưng, nhận biết và phân tích được vai trò của những yếu tố ấy trong bài Con đường mùa đông.

-HS đồng cảm được với tâm trạng, cảm xúc, suy nghiệm của nhân vật trữ tình trong hành trình trên con đường mùa đông, cũng là hành trình cuộc đời của con người: mối quan hệ tương giao giữa con người với cảnh vật, cội nguồn, khát vọng hạnh phúc và ý thức về sứ mệnh của mỗi con người trên đường đời.

10

THTV- Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

18

6

-HS củng cố được hiểu biết về tính đặc thù của ngôn ngữ văn học và ý nghĩa của sự sáng tạo trong tác phẩm văn học ở phương diện ngôn ngữ.

-HS phân tích được đặc điểm của một số hình thức phát vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và hiệu quả thẩm mĩ mà các hình thức đó đưa lại.

11

Viết- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ( Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)

19-20

7

-HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ với nội dung trọng tâm là phân tích cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm.

-HS biết thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (với việc chú ý hai phương diện cơ bản là cấu tứ và hình ảnh) theo các bước được hướng dẫn,

12

Nói và nghe- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

21

7

-HS biết cách lựa chọn tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được giới thiệu rộng rãi.

-HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tự chọn cho những người quan tâm)

13

Trả bài viết thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn 20,21

22

8

- Hiểu rõ được những yêu cầu khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

14

Bài 3- Cấu trúc của văn bản nghị luận ( 10 tiết dạy+ 02 tiết kiểm tra)

VB 1- Cầu hiền chiếu

23-24

8

-HS nắm rõ được tri thức Ngữ văn.

-HS biết được đặc điểm của chiếu như là một thể loại văn bản nghị luận đặc thù của thờ trung đại. Cũng như hịch và cáo(HS đã học ở các lớp trước), Chiếu thuộc loại văn bản chức năng, được viết(hay ủy nhiệm viết) và ban bố bởi những người đứng đầu nhà nước(vua), nhằm mục đích điều hành xã hội.

-HS hiểu được chiếu cũng được tạo nên bởi các thành tố như bất cứ một văn bản nghị luận nào khác. Qua việc đọc, HS cảm nhận ra được vị thế của người viết, mục đích viết, đối tượng tác động; luận đề của văn bản; các luận điểm triển khai từ luận đề; lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm, các thành tố bổ trợ nhằm tăng sức thuyết phục cho văn bản.

-HS hiểu được tài năng nghị luận xuất sắc của Ngô Thì Nhậm thể hiện qua Cầu hiền chiếu- văn bản được vua Quang Trung ủy nhiệm cho ông viết.

15

VB 2- Tôi có một ước mơ

25-26

9

-HS phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, trình bày được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với luận đề của văn bản.

-HS nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của tác giả thể hiện qua bài diễn văn, từ đó, khái quát được các yếu tố tạo nên sức lay động lớn của bài viết.

-HS liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học…)của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu được sâu hơn văn bản; liên hệ được nội dung văn bản với bối cảnh thế giới hiện nay để rút ra bài học và thông điệp cần thiết.

16

VB 3- Một thời đại trong thi ca

27

9

-HS nhận biết và phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản.

-HS nhận biết và phân tích được các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cũng như mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

-HS nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, vai trò của các yếu tố thuyết minh, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

-HS liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học,…) của thời kì 1930-1945 để hiểu văn bản sâu sắc hơn.

-HS có thái độ sống trung thực, trách nhiệm, yêu tiếng Việt.

17

THTV- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tt)

28

10

-HS hiểu được sự cần thiết của việc đảm bảo tính nhất quán trong sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết để tránh tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ viết và ngược lại).

-Hs nắm vững hiện tượng cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thể hiện trong các tác phẩm văn xuôi; phân tích được hiệu quả của cách sử dụng ngôn ngữ như vậy.

18

Viết-Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ( con người với cuộc sống xung quanh)

29-30

10

-HS nhận biết được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận có nội dung đề cập những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thường nhật; có ý thức rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân bằng ngôn ngữ viết.

-Từ định hướng trên, HS viết bài nghị luận về một vấn đề, đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài được nêu trong SGK.

19

Nói và nghe – Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

31

11

-HS nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận; trình bài được ý kiến của bản thân về vấn đề; rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá.

-Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với một vấn đề xã hõi cụ thể.

20

Kiểm tra giữa kì 1

32-33

11

HS biết vận dụng những điều đã học để thực hiện một bài viết theo đúng yêu cầu của kiểu bài.

21

Trả bài viết thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn 29-30

34

12

- Hiểu rõ được những yêu cầu khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội ( con người với cuộc sống xung quanh)

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

22

Bài 4 – Tự sự trong thơ dân gian và trong thơ trữ tình ( 9 tiết dạy +01 tiết trả bài viết)

VB 1- Lời tiễn dặn

35-36

12

-HS Nắm rõ tri thức Ngữ văn

-HS nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng của truyện thơ dân gian trên các phương diện : cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.

-HS nhận biết và phân tích được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong truyện thơ ( thể hiện qua văn bản đọc).

-Hs đồng cảm với tình yêu sắt son giữa hai nhân vật và thái độ ca ngợi tình yêu đó của tác giả dân gian.

23

VB 2 – Dương phụ hành

37

13

-HS nhận biết được các yếu tố tự sự và vai trò của chúng trong bài thơ.

-HS phân tích được hình thượng người thiếu phụ phương tây và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

-HS hiểu được tình cảm, tư tưởng của tác giả, từ đó, biết tôn trọng sự khác biệt; biết trân trọng tình yêu, tình cảm gia đình.

24

VB 3- Thuyền và biển

38-39

13

-HS nhận biết và phân tích được ý nghĩa và tác dụng của yếu tố tự sự trong một bài thơ trữ tình hiện đại.

-HS đồng cảm với khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình, có thái độ ứng xử nghiêm túc với tình yêu, vun đắp cho tình yêu trở thành một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất mà con người có được.

25

THTV- Lỗi về thành phần câu và cách sửa

40

14

-HS nhận biết được các biểu hiện của lỗi ngữ pháp ( cụ thể ở đây là lỗi về thành phần câu) và cách sửa từng loại lỗi.

-HS tự nhận biết được lỗi về thành phần câu trong các phát ngôn hay trong văn bản của mình khi thực hành nói và viết; biết cách khắc phục tình trạng mắc lỗi ngữ pháp trong tạo lập văn bản.

26

Viết- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ( hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

41-42

14

-HS từng bước hoàn thiện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội từng được rèn luyện qua nhiều bài học trước.

-Hs chọn được đề tài phù hợp với định hướng viết của Bài 4, phân biệt với định hướng viết của bài 3.

-HS thể hiện được sự chủ động trong việc bàn luận về vấn đề, biết kết nối vấn đề với những lựa chọn của bản thân.

27

Nói và nghe – Thảo luận về một vấn đề trong đời sống ( hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

43

15

-HS chủ động hơn trong việc tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống – hoạt động từng được thực hiện nhiều lần ở các lớp dưới.

-Hs biết đề xuất ý kiến riêng và trao đổi với các ý kiến khác trên tinh thần xây dựng, hướng tới sự đồng thuận, hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết sâu hơn về vấn đề thảo luận.

-HS thể hiện được sự nhanh nhạy và tư duy tích cực của bản thân trước các thách thức của đời sống hiện đại.

28

Trả bài kiểm tra giữa kì 1

44

15

- HS thực hiện được một bài viết theo đúng yêu cầu của kiểu bài.

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

29

Bài 5 – Nhân vật và xung đột trong bi kịch

VB1- Sống hay không sống-đó là vấn đề

45-47

15,16

-HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như : xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,… qua đoạn trích Sống, hay không sống – đó là vấn đề của bi kịch Hăm –lét.

-HS phân tích được các chi tiết tiêu biểu trong địan trích Sống, hay không sống – đó là vấn đề, làm rõ được mối quan hệ giữa các chi tiết ấy với đề tài, câu truyện, hành động kịch, nhân vật chính – phụ.

-HS phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ bi kịch thể hiện qua cách dùng từ ngữ, biện luận, suy xét tự ý thức và ý thức về cuộc sống của nhân vật trong đoạn trích Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

-HS đồng cảm được với tâm trạn trăn trở, với những suy nghiệm của nhân vật Hăm-lét về cuộc đời, về chính mình, từ đó, biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.

30

VB 2- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

48-49

16,17

-HS hiểu được những đặc trưng của thể loại bi kịch được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

-HS hiểu được tư tưởng, những đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

-HS biết liên hệ văn bản với đời sống, từ đó, lựa chọn cách hành xử phù hợp.

31

Viết – Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

50

17

-HS biết cách lựa chọn đề tài, hướng tiếp cận đề tài.

-HS hiểu được giá trị, tác dụng của các nguồn thông tin, các loại thông tin khác nhau để tìm kiếm, khai thác một cách hiệu quả.

-HS đánh giá được tính khả tín của các thông tin.

-HS xây dựng được đề cương nghiên cứu từ những thông tin mình đã thu thập được.

-HS viết và chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu theo đúng quy cách.

32

Nói và nghe – Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

51

17

-HS giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

-HS trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính.

-HS sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng hấp dẫn.

33

Ôn tập và kiểm tra cuối kì 1 ( 3 tiết)

Ôn tập cuối kì 1

52

18

-Hệ thống hoá những kiến thức đã được học trong SGK Ngữ văn 11, tập một.

-Phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong các bài tập.

-Vận dụng đượckiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết những bài tập mang tính tổng hợp.

34

Kiểm tra cuối kì 1

53-54

18

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết yêu cầu của bài kiểm tra.

Học kì 2 : 17 tuần, 51 tiết.

STT

Bài học (1)

Tiết (2)

Tuần

Yêu câu cần đạt (3)

35

Bài 6 – Nguyễn Du- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (12 tiết)

Tác giả Nguyễn Du

55-57

19

-HS nhận biết được những thông tin chính trong tiểu sử của Nguyễn Du.

-HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm cũa Nguyễn Du; từ đó, vận dụng vào việc đọc hiểu các văn bản : Độc Tiểu Thanh kí, Trao duyên và các văn bản trong phần thực hành đọc.

-HS hiểu được những đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa, văn học dân tộc.

36

VB 1- Trao duyên

58-59

20

-HS hiểu được diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân.

-HS phân tích được nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc miêu tả thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật và sử dụng ngôn ngữ văn học.

-HS biết đồng cảm với tình yêu tha thiết, mãnh liệt và nỗi đau khổ sâu sắc của Thúy Kiều;cảm nhận được tấm lòng yêu thương, thấu hiểu, sự trân trọng của Nguyễn Du dành cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.

37

VB 2 – Độc Tiểu Thanh Ký

60-61

20,21

-Trên cơ sỡ những hiểu biết chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, vận dụng kinh nghiệm đọc hiểu bài Độc Tiểu Thanh kí để tự thực hành đọc hiểu một số bài thơ chữ Hán của ông.

-Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện về ý.

-Lí giải và cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả thông qua các sáng tác thơ ca chữ Hán.

38

THTV-Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

62

21

-HS nhận biết được các hình thức của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối.

-HS phân tích được tác dụng của các biện pháp trên trong ngữ cảnh. Từ đó, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ, hỗ trợ cho các hoạt động đọc và viết.

39

Viết – Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

63-64

21,22

-HS nhận biết được những yêu cầu của kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học ( có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

-HS biết thực hành viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học theo các bước được hướng dẫn.

40

Nói và nghe – Giới thiệu một tác phẩm văn học

65

22

-HS nhận biết được những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài giới thiệu một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.

-HS biết lựa chọn, giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm văn học.

-HS biết lắng nghe và trao đổi trên tinh thần cở mở, xây dựng.

41

Trả bài viết tiết 63,64

66

22

- Hiểu rõ được những yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

42

Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí (13 tiết)

VB 1 – Ai đã đặt tên cho dòng sông?

67-69

23

-HS nhận biết và hiểu được các đặc điểm cơ bản của tùy bút – một tiểu loại của kí – qua nột tác phẩm cụ thể. Tính chất ghi chép, đề tài lấy từ sự thật đời sống, vai trò của chủ thể sáng tạo,… cần được làm rõ trong quá trình HS đọc, khám phá văn bản.

-HS phân tích được giá trị của các yếu tố tự sự, thuyết minh, đặc biệt là yếu tố trữ tình được người viết sử dụng một cách sáng tạo trong tùy bút. Đồng thời, qua văn bản, HS nhận ra được mức độ, tính chất và các yếu tố hư cấu được sử dụng trong một tác phẩm kí.

43

VB 2 – “Và tôi vẫn muốn mẹ…”

70-71

24

-HS nắm được những đặc điểm cơ bản của truyện kí – một thể loại chú trọng đến ghi chép sự thật đời sống và thể hiện bằng văn bản giàu yếu tố tự sự ( có tình huống, sự kiện, cốt truyện, nhân vật,…).

-Qua việc đọc văn bản được tác giả tạo nên bằng cách ghi lại lời kể của một nhân vật có thật, đề cập đến những chuyện xảy ra trong kí ức, GV định hướng để học sinh phân tích, hiểu được tính chất phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.

44

VB 3 – Cà Mau quê xứ

72-73

24,25

-HS nhận biết và hiểu được đặc điểm của tác phẩm tản văn- một thể loại của kí, thể hiện ở cái nhìn đậm màu sắc chủ quan của người viết trước thực tại đời sống; ở sự phóng túng trong liên tưởng, sự tự do trong sử dụng ngôn ngữ và tổ chức văn bản.

-HS phân tích được sự phối hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh trong bài tản văn; tính chất phi hư cấu và hư cấu thể hiện cách khai thác chất liệu đời sống và sự tưởng tượng của người viết.

45

THTV – Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (TT)

74

25

-HS nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường( thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cẩn trong sử dụng ngôn ngữ.

-HS hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở trong văn bản thơ- một loại văn bản có cách tổ chức đặc biệt- mà ở cả văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải qwuye61t các bài tập, HS hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục đích nghệ thuật nhất định.

-HS biết vận dụng những kiến thức về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vào việc phân tích văn bản nghệ thuật.

46

Viết – Viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội

75-76

25,26

-Bài viết nêu được sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội để thuyết minh, làm rõ bản chất và các biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng, chỉ ra tác động của sự vật, hiện tượng đối với đời sống, đề xuất được hướng giải quyết.

-Hs viết được bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Về nội dung, làm rõ được sự vật, hiện tượng; về hình thức, đáp ứng các yêu cầu về kiểu văn bản thuyết minh.

47

Nói và nghe – Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

77-78

26

-HS chọn được vấn đề trong đời sống đáng quan tâm để tổ chức thảo luận, tranh luận.

-HS trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, nắm được ý kiến của người khác để thể hiện quan điểm tán thành hay phản bác.

48

Trả bài viết tiết 75-76

79

27

- Hiểu rõ được những yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

49

Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin (11 tiết+02 tiết kiểm tra giữa kì)

VB 1 – Nữ phóng viên đầu tiên

80-81

27

-HS xác nhận được đề tài, chủ đề văn bản và quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản.

-HS nắm được các ý chính, ý phụ, cách trình bày dữ liệu trong văn bản.

-HS liên hệ được văn bản với bối cảnh xã hội ngoài văn bản, đối với đời sống đương đại, với những văn bản khác.

-HS có thái độ ủng hộ bình đẳng, tôn trọng sự khác biệt.

50

VB 2- Trí thông minh nhân tạo

82-83

28

-HS nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nỗi bật của văn bản thông tin như nhan đề, đề mục,infographic,..

-HS xác định được đề tài, chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.

-HS nhận biết và đánh giá được thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.

-HS biết tạo mối liên hệ giữa những thông tin trong văn bản với đời sống và với những văn bản khác.

51

VB 3 - Pa-ra-lim-pích : Một lịch sử chữa lành những vết thương

84,85

28,29

-HS nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật trong văn bản như sa-pô, đề mục, hình ảnh.

-HS nhận biết biết được bố cục, mạch lạc, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết.

-HS phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, nhận biết được thái độ, quan điểm của người viết.

-HS có thái độ sống nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.

52

Kiểm tra giữa kì 2

86-87

29

HS biết vận dụng những điều đã học để thực hiện một bài viết theo đúng yêu cầu của kiểu bài.

53

THTV – Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

88

30

-HS phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức(bao gồm phương tiện phi ngôn ngữ) trong việc làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

-HS biết tạo lập một văn bản thông tin liên quan đến những nội dung được học dưới dạng infographic.

54

Viết – Viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng trong tự nhiên

89-90

30

-HS nhận biết được đặc điểm, yêu cầu của bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài viết.

-Từ định hướng trên, Hs biết viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đang được quan tâm trong xã hội ngày nay.

55

Nói và nghe – Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

91

31

-Nêu được rõ ràng quan điểm( tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

-Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác lại quan diểm của phía đối lập.

-Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tưởng và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

-Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

56

Trả bài kiểm tra giữa kì 2

92

31

- HS thực hiện được một bài viết theo đúng yêu cầu của kiểu bài.

- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.

57

Bài 9 – Lựa chọn và hành động (10 tiết)

VB 1 – Tri thức Ngữ văn và Bài ca ngất ngưỡng

93-94

31,32

-Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

-Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ chính xác, có hiệu quả.

-Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặc trong cuộc đời.

58

VB 2 – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

95-96

32

-Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.

-Luyện tập tra cứu, tập giải thích nghĩa của từ; đặc biệt là những từ cổ, từ địa phương, từ vay mượn thông qua cách phiên âm tiếng nước ngoài.

-Kính trọng và biết ơn những con người bình dị nhưng đã anh dũng dấn thân, hi sinh cho tổ quốc; đồng thời luôn nuôi dưỡng lòng quả cảm, khát vọng đóng góp cho cộng đồng.

59

VB 3 – Cộng đồng và cá thể

97-98

33

-Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề cộng đồng và cá thể được tác giả đề cập trong văn bản.

-Nhận biết và phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đã được tác giả triển khai, sử dụng.

-Thể hiện thái độ chủ động trong việc tiếp nhận và đánh giá quan điểm của người viết được trình bày trong văn bản.

-Biết xử lí hài hòa mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong các tình huống cụ thể của đời sống.

60

THTV – Cách giải thích nghĩa của từ

99

33

-HS hiểu được sự cần thiết của việc giải thích nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

-HS hiểu rõ thao tác giải thích nghĩa của từ được thực hiện trong một số văn bản đã đọc và biết cách vận dụng chúng trong hoạt động thực hành hoặc giao tiếp nói chung.

-HS biết chọn cách giải thích nghĩa của từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.

61

Viết – Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

100- 101

34

-HS nắm được những yêu cầu riêng về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, hiểu được sự khác biệt giữa bài này với kiểu bài thuyết minh về một tác phẩm nghệ thuật.

-HS biết thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chú trọng khâu chọn tác phẩ, thể hiện được thái độ và quan điểm đánh giá về tác phẩm thông qua hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phù hợp

62

Nói và nghe – Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật

102

34

-HS biết cách lựa chọn tác phẩm nghệ thuật đang được giới thiệu rộng rãi.

-HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật(tự chọn) cho những người quan tâm.

Lưu ý : Yêu cầu cần đạt của hoạt động nói và nghe ở bài 2 và bài 9 là giống nhau. Nhưng nếu ở bài 2 HS có thể chọn giới thiệu về một tác phẩm văn học (vì tác phẩm văn học cũng thuộc loại hình nghệ thuật) thì Bài 9, việc giới thiệu nên tập trung vào tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…

63

Ôn tập và kiểm tra cuối kì 2 (3 tiết)

Ôn tập cuối kì 2

103

35

– Hệ thống hoá những kiến thức đã được học trong SGK Ngữ văn 11, tập hai.

– Phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong các bài tập.

-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết yêu cầu của bài tập mang tính tổng hợp.

64

Kiểm tra cuối kì 1

104-105

35

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết yêu cầu của bài kiểm tra.

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

HK1 18 tiết ( từ tiết 1 tiết 18): Chuyên đề 1 + ½Chuyên đề 2

HK2 17 tiết ( từ tiết 19 – tiết 35): ½ Chuyên đề 2 + Chuyên đề 3

STT

Chuyên đề

(1)

Tiết/ Tuần

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Chuyên đề 1 – Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam ( 10 tiết)

1-10

1-10

-Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

-Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

-Vận dụng được một số hiểu biết từ CĐ để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.

-Biết thuyết trình trao đổi về một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.

2

Chuyên đề 2 - Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại ( 15 tiết)

11-25

11-25

-Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hóa.

-Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại.

-Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

3

Chuyên đề 3 - Đọc,viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học (10 tiết)

26-35

26-35

-Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả lớn.

-Biết cách đọc một tác giả văn học lớn.

-Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã đọc.

-Vận dụng được những hiểu biết từ CĐ để đọc hiểu và viết về những tác phẩm văn học khác.

-Biết thuyết trình về một tác giả văn học.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra,

đánh giá

Thời gian

(1)

Thời điểm

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức

(4)

Giữa học kỳ 1

2 tiết

(90 phút)

Tuần 11

Tiết 32-33

Chọn các yêu cầu cần đạt về Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt và Viết theo phạm vi:

– Đọc hiểu: truyện; thơ; VB nghị luận.

– Tiếng Việt: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

– Viết: viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, thơ; viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

Viết trên giấy

Cuối học kỳ 1

2 tiết

(90 phút)

Tuần 18

Tiết 53-54

Chọn các yêu cầu cần đạt về Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt và Viết theo phạm vi:

– Đọc hiểu: truyện; thơ; VB nghị luận; truyện thơ; kịch

– Tiếng Việt: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường; Lỗi thành phần câu và cách sửa

– Viết: viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, thơ; viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội; viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Viết trên giấy

Giữa học kỳ 2

2 tiết

(90 phút)

Tuần 29

Tiết 86-77

Chọn các yêu cầu cần đạt về Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt và Viết theo phạm vi:

– Đọc hiểu: thơ văn Nguyễn Du; kí, văn bản thông tin

– Tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp, đối; Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường;Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

– Viết: viết VB thuyết minh về một tác phẩm văn học; viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội; viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Viết trên giấy

Cuối học kỳ 2

2 tiết

(90 phút)

Tuần 35

Tiết 104-105

Chọn các yêu cầu cần đạt về Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt và Viết theo phạm vi:

– Đọc hiểu: thơ văn Nguyễn Du; kí, văn bản thông tin, văn nghị luận.

– Tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp, đối; Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường;Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ; cách giải nghĩa của từ.

– Viết: viết VB thuyết minh về một tác phẩm văn học; viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội; viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.

Viết trên giấy

TỔ TRƯỞNG

….. , ngày tháng năm 2023

HIỆU TRƯỞNG

Kế hoạch dạy học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức của giáo viên

TRƯỜNG …………………………………….

TỔ ………………

Giáo viên: …………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN

Năm học 2023 2024

I. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

HỌC KÌ I

Tuần

Tiết

Chủ đề

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Thiết bị

dạy học

Ghi chú

1

1

Bài 1

Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể

(11 tiết)

Đọc: Vợ nhặt (Trích – Kim Lân)

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, chú ý phân tích đặc điểm riêng trong cách kể của tác giả.

- Biết thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện.

- Thể hiện được tinh thần nhân văn trong việc nhìn nhận, đánh giá con người: đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận không may mắn; trân trọng niềm khát khao được chia sẻ, yêu thương.

2

Đọc: Vợ nhặt (Trích – Kim Lân)

3

Đọc: Vợ nhặt (Trích – Kim Lân)

2

4

Đọc: Chí phèo (Trích - Nam Cao)

5

Đọc: Chí phèo (Trích - Nam Cao)

6

Đọc: Chí phèo (Trích - Nam Cao)

3

7

Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

8

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

9

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

4

10

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

11

Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)

12

Bài 2

Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

(11 tiết)

Đọc: Nhớ đồng (Tố Hữu)

- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

- Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ: tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm.

- Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) về một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ) theo lựa chọn cá nhân.

- Biết sống hoà đồng với con người, thiên nhiên; biết trân trọng những nỗi buồn trong sáng vốn thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

5

13

Đọc: Nhớ đồng (Tố Hữu)

14

Đọc: Nhớ đồng (Tố Hữu)

15

Đọc:Tràng giang (Huy Cận)

6

16

Đọc:Tràng giang (Huy Cận)

17

Đọc:Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đro Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)

18

Đọc:Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đro Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)

7

19

Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

20

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tim hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)

21

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tim hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)

8

22

Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Thời gian (Văn Cao)

23

Bài 3

Cấu trúc của văn bản nghị luận

(10 tiết) + Kiểm tra GKI (2 tiết

Đọc: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

- Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa chúng với luận đề; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

- Nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.

- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh): trình bày rõ quan điểm và hệ thống luận điểm; cấu trúc văn bản chặt chẽ, mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội (kết cấu bài có ba phần; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ).

- Có thái độ trung thực, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

24

Đọc: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

9

25

Đọc: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

26

Kiểm tra giữa kì I

27

Kiểm tra giữa kì I

10

28

Đọc:Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mo-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh –

Martin Luther King)

29

Đọc:Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mo-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh –

Martin Luther King)

30

Đọc:Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)

11

31

Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

32

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

(Con người với cuộc sống xung quanh

33

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

(Con người với cuộc sống xung quanh

12

34

Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội + Trả bài kiểm tra GK

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật – Thái Bá Vân)

35

Bài 4

Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

(9 tiết)

Đọc: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.

- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Nắm bắt được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào việc sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại).

- Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hoá.

- Biết đồng cảm, yêu thương con người; biết trân trọng vẻ đẹp thuỷ chung trong tình yêu.

36

Đọc: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

13

37

Đọc:Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây – Cao Bá Quát

38

Đọc:Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây – Cao Bá Quát

39

Đọc:Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

14

40

Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

41

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

42

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

15

43

Nói và nghe:Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Nàng Ờm nhận như (Trích Nàng Ờm, chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)

44

Bài 5

Nhân vật và xung đột trong bi kịch

(8 tiết)

+ Ôn tập, kiểm tra, trả bài kiểm tra cuối kì (4 tiết)

Đọc: Sống, hay không sống – đó là vấn đề (Trích Ham-lét – Hamlet, Uy-li-am Séch-xpia - William Shakespeare)

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng, hấp dẫn.

- Biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

45

Đọc: Sống, hay không sống – đó là vấn đề (Trích Ham-lét – Hamlet, Uy-li-am Séch-xpia - William Shakespeare)

16

46

Đọc:Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng

47

Đọc:Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng

48

Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

17

49

Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

50

Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Prô-mê-tê bị xiềng (Trích – Ét-sin – Eschyle)

51

Ôn tập kiểm tra cuối kì

18

52

Kiểm tra cuối kì

53

Kiểm tra cuối kì

54

Trả bài kiểm tra cuối kì

Tuần

Tiết

Chủ đề

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Thiết bị

dạy học

Ghi chú

19

55

Bài 6

Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

(12 tiết)

Đọc: Tác gia Nguyễn Du

- Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của đại thi hào.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ.

- So sánh được hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối trong sáng tác văn học.

- Viết được bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Giới thiệu được (dưới hình thức nói) một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.

- Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.

56

Đọc: Tác gia Nguyễn Du

57

Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

20

58

Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

59

Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du)

60

Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du)

21

61

Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lập cấu trúc, biện pháp tu từ đối

62

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

63

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

22

64

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

65

Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm văn học

66

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc

- Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- Mộng đắc thái liên (Ma đi hái sen – Nguyễn Du)

23

67

Bài 7

Ghi chép và tưởng tượng trong kí

11 tiết

Đọc: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn; giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

- Hiểu được hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, vận dụng vào việc tìm hiểu ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật.

- Viết được bài thuyết minh về một hiện tượng xã hội đáng quan tâm, có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Biết yêu mến cảnh quan thiên nhiên, các sắc màu văn hoá của đất nước; thấu hiểu và cảm thông với con người ở những cảnh ngộ khác nhau.

68

Đọc: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

69

Đọc: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

24

70

“Và tôi vẫn muốn mẹ...” (Trích Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em – Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích – Svetlana Alexievich)

71

“Và tôi vẫn muốn mẹ...” (Trích Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em – Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích – Svetlana Alexievich)

72

Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ – Trần Tuấn)

25

73

Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ – Trần Tuấn)

74

Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

75

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

26

76

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

77

Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Cây diêm cuối cùng (Trích Chuyện trò – Cao Huy Thuần)

78

Bài 8

Cấu trúc của văn bản thông tin

(11 tiết)

Đọc: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)

- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả đạt được; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ, quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ, đánh giá đối với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện phi ngôn ngữ) trong việc làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

- Viết được bài thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết tranh biện có hiệu quả và có văn hoá về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Biết tiếp nhận thông tin đa chiều để xây dựng được tâm thể sống vững vàng, chủ động; coi trọng những giá trị văn hoá được xây đắp bền vững qua thời gian.

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

27

79

Đọc: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)

80

Đọc: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)

81

Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai – Ri-sát Oát-xon – Richard Watson)

28

82

Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai – Ri-sát Oát-xon – Richard Watson)

83

Kiểm tra giữa kì II

84

Kiểm tra giữa kì II

29

85

Pa-ra-lim-pich (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

86

Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

87

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại

30

88

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại

89

Viết: Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại

90

Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

+ Trả bài kiểm tra GK II

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc Ca nhạc ở Miệt Vườn (Trích Văn minh Miệt Vườn – Sơn Nam

31

91

Bài 9

Lựa chọn và hành động

(11 tiết)

Đọc: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận; đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết; thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do.

- Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc,..), nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

- Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,.. ).

- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong năm học, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

92

Đọc: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

93

Đọc: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

32

94

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiều)

95

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiều)

96

Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-be Anh-xtanh - Albert Einstein)

33

97

Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

98

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

99

Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

34

100

Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

Củng cố, mở rộng: Thực hành đọc “Làm việc” cũng là “làm người"! (Trích Đúng việc – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung)

101

Ôn tập cuối kì II

102

Ôn tập cuối kì II

35

103

Ôn tập và kiểm tra cuối kì II

104

Ôn tập và kiểm tra cuối kì II

T

105

Trả bài kiểm tra cuối kì II

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

HIỆU TRƯỞNG

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 534
0 Bình luận
Sắp xếp theo