Phụ lục 1, 3 Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết

Phụ lục 1, 3 Toán lớp 11 KNTT

Kế hoạch giáo dục Toán lớp 11 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu phụ lục 1 môn Toán 11 Kết nối tri thức file word, phụ lục 3 Toán 11 KNTT. Nội dung kế hoạch dạy học môn Toán 11 Kết nối tri thức được thiết kế theo đúng hướng dẫn của công văn 5512 và phân phối chương trình môn Toán lớp 11 sách mới Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch dạy học cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, giáo viên Toán 11 Kết nối tri thức.

Do mẫu Phụ lục 1, 3 Toán lớp 11 KNTT rất dài. Để xem trọn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn Toán 11 KNTT

Phụ lục I

TRƯỜNG ………………………

TỔ TOÁN - TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN TOÁN - KHỐI LỚP 11

(Năm học 2023 - 2024)

I. Đặc điểm tình hình:

1. Số lớp: ; Số học sinh:

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: Đại học: ;

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt:………. ; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........

3. Thiết bị dạy học:

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LỚP 11 - MÔN TOÁN

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Các bài thí nghiệm/thực hành

1

Bộ thiết bị dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ.

08 bộ/GV

Bộ thiết bị dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ gồm:

- 01 tứ diện 4 mặt là tam giác đều, độ dài cạnh 160mm;

- 01 khối lăng trụ hình chữ nhật có đáy, nắp bằng nhựa, đáy hình vuông cạnh 120mm, cao 210mm, có khoét 1 khối lăng trụ tam giác bằng là lăng trụ vuông (có cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại có kích thước bằng nhau và bằng 1/2 đường chéo đáy);

- 01 khối lăng trụ tam giác gồm 3 tứ diện bằng nhựa ABS (hoặc tương đương) ghép lại: 2 tứ diện cao 210mm, một cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại bằng 1/2 đường chéo đáy lăng trụ hình chữ nhật; 1 tứ diện được ghép bởi 4 tam giác vuông bằng nhau (một cạnh góc vuông dài 210mm, cạnh góc vuông còn lại dài bằng 1/2 đường chéo lăng trụ hình chữ nhật). Các mặt thiết diện tiếp xúc nhau phải cùng màu và có định vị: Mặt tiếp xúc với lăng trụ hình chữ nhật bằng nhựa PSHI màu trắng đục (hoặc tương đương).

Tất cả được làm bằng vật liệu an toàn trong quá trình sử dụng.

Chương 4

2

Bộ thiết bị vẽ bảng dạy học.

01 bộ/GV

- Thước thẳng dài 500mm, có đơn vị đo là Inch và cm.

- Thước đo góc đường kính Φ300mm có hai đường chia độ, khuyết ở giữa.

- Ê ke vuông, kích thước (400 x 400)mm.

- 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bằng.

Tất cả các tiết dạy.

3

Bộ thước thực hành đo khoảng cách, đo chiều cao ngoài trời.

01 chiếc/GV

- Thước cuộn, có độ dài tối thiểu 10m.

HĐTN

08 bộ/GV

- Chân cọc tiêu, gồm:

+ 1 ống trụ bằng nhựa màu đen có đường kính Φ20mm, độ dày của vật liệu là 4mm.

+ 3 chân bằng thép CT3 đường kính Φ7mm, cao 250mm. Sơn tĩnh điện.

- Cọc tiêu: Ống vuông kích thước (12 x 12)mm, độ dày của vật liệu là 0,8mm, dài 1200mm, được sơn liên tiếp màu trắng, đỏ (chiều dài của vạch sơn là 100mm), hai đầu có bịt nhựa.

- Quả dọi bằng đồng Φ14mm, dài 20mm.

- Cuộn dây đo có đường kính Φ2mm, chiều dài tối thiểu 25m. Được quấn xung quanh ống trụ Φ80mm, dài 50mm (2 đầu ống có gờ để không tuột dây).

HĐTN

4

Bộ thiết bị dạy Thống kê và Xác suất.

8 quân/GV

- 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;....; mặt 6 chấm).

- 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc)

08 bộ/GV

- 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; làm bằng hợp kim (nhôm,đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S.

08 hộp/GV

- 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn).

5

Máy vi tính/phần mềm toán học

Phòng máy

- Phần mềm toán học đảm bảo biểu thị được điểm, vectơ, các phép toán vectơ trong hệ trục tọa độ Oxy; vẽ đường thẳng, đường tròn, các đường conic trên mặt phẳng tọa độ; tạo được sự thay đổi hình dạng của các hình khi thay đổi các yếu tố trong phương trình xác định chúng; thiết kế đồ hoạ liên quan đến đường tròn và các đường conic.

- Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, ghép nhóm; tính xác suất; tính phân bố nhị thức, tính toán thống kê;

- Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.

HĐTN

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng máy tính

01

Sử dụng để giảng dạy: Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức hình học; các kiến thức thống kê và xác suất.

Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình chi tiết

Học kì 1

18 Tuần x 3 tiết = 54 tiết

Chuyên đề

18 x 1= 18 tiết

Hoạt động trải nghiệm 04 tiết

Học kì 2

17 Tuần x 3 tiết = 51 tiết

Chuyên đề

17 x 1=17 tiết

Hoạt động trải nghiệm 03 tiết

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11

SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG - NĂM HỌC 2023 - 2024

TUẦN

TIẾT

PPCT

BÀI DẠY

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

TẬP 1 (HỌC KỲ I) 18 TUẦN

CHƯƠNG I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ CHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC (10 tiết)

1

1,2,3

Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

-Nhận biết các khái niệm cơ bản về góc lượng giác.

-Nhận biết khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.

-Mô tả bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giũa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau .

-Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.

-Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác.

(T1,2,3/3)

1

CĐ1 - Bài 1: Phép biến hình

- Nhận biết khái niệm phép biến hình.

- Nhận biết khái niệm ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.

T1/1

2

4,5

Bài 2: Công thức lượng giác

- Mô tả các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác.

(T1,2/2)

6

Bài 3: Hàm số lượng giác

- Nhận biết các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.

- Nhận biết các đặc trưng hình học cùa đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.

- Nhận biết các hàm số lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx thông qua đường tròn lượng giác. Mô tả bảng giá trị cùa bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì.

- Vẽ đồ thị của các hàm số y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx.

- Giải thích tập xác đính; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến cùa các hàm số y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx dựa vào đồ thị.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số lượng giác.

(T1/2)

2

CĐ1 – Bài 2: Phép tịnh tiến

- Nhận biết phép tịnh tiến và các tính chất của phép tịnh tiến.

- Xác định ảnh của điểm, đoạn thẳng, tam giác, đường tròn qua phép tịnh tiến.

- Vận dụng phép tịnh tiến trong đồ họa và trong một số vấn đề thực tiễn.

T1/2

3

7

Bài 3: Hàm số lượng giác (tiếp theo)

(T2/2)

8, 9

Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

- Nhận biết công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng.

- Tính nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay.

- Giải phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác.

(T1,2/2)

.......................

Kế hoạch giáo dục môn Toán 11 KNTT 2023-2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ….

TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......, ngày 10 tháng 08 năm 2023

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC NĂM 2023 – 2024

MÔN: TOÁN 11

1. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Nội dung (3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

Tuần 9

- Từ bài Chương I.§1.Góc lượng giác.Giá trị lượng giác của góc lượng giác đến hết Chương I

- Chương II.§1. Dãy số

- Từ bài Chương IV.§1.Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian đến bài Chương IV.§3. Đường thẳng và mặt phẳng song song

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 1

….

Tuần 18

- Từ bài Chương II.§2.Cấp số cộng đến hết Chương II.

- Từ Chương III.§1. Giới hạn của dãy số hết Chương II.

- Từ bài Chương IV.§4.Hai mặt phẳng song song đến hết Chương IV.

- Chương V.§1. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

Viết trên giấy

Giữa Học kỳ 2

….

Tuần 27

- Từ bài Chương V.§2. Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất đến hết Chương V.

- Từ bài Chương VI.§1. Phép tính luỹ thừa với số mũ thực đến Chương VI.§3.Hàm số mũ.Hàm số logarit

- Từ Chương VIII.§1. Hai đường thẳng vuông góc đến Chương VIII.§3. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 2

….

Tuần 35

Từ bài Chương VI §4. Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit hết Chương VI.

Từ bài Chương VII. §1. Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm đến hết Chương VII

Từ bài Chương VIII.§4. Hai mặt phẳng vuông góc đến hết Chương VIII

Viết trên giấy

2. Phân phối chương trình

Cả năm: 35 tuần x 3 tiết/tuần = 105 tiết.

Học kỳ I: 18 tuần x 3 tiết/tuần = 54 tiết.

Học kỳ II: 17 tuần x 3 tiết/tuần = 51 tiết.

Tuần

Bài học

Số tiết

Tiết số

Yêu cầu cần đạt

1

Chương I.§1. Góc lượng giác.Giá trị lượng giác của góc lượng giác

3

1,2,3

– Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác: khái niệm góc lượng giác; số đo của góc lượng giác; hệ thức Chasles cho các góc lượng giác; đường tròn lượng giác.

– Nhận biết được khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.

– Mô tả được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau p.

– Sử dụng được máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.

giác.

2,3

Chương IV.§1. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

4

4,5,6,7

– Nhận biết được các quan hệ liên thuộc cơ bản giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.

– Mô tả được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hàng; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau).

– Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

– Vận dụng được các tính chất về giao tuyến của hai mặt phẳng;
giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng vào giải bài tập.

– Nhận biết được hình chóp, hình tứ diện.

– Vận dụng được kiến thức về đường thẳng, mặt phẳng trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn.

3,4

Chương I.§2. Các phép biến đổi lượng giác

3

8,9,10

– Mô tả được các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng

4

Chương IV.§2. Hai đường thẳng song song trong không gian

2

11,12

– Nhận biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian: hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian.

– Giải thích được tính chất cơ bản về hai đường thẳng song song trong không gian.

– Vận dụng được kiến thức về hai đường thẳng song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn.

5

Chương I.§3. Hàm số lượng giác và đồ thị

3

13,14,15

– Nhận biết được được các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.

– Nhận biết được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.

– Nhận biết được được định nghĩa các hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x thông qua đường tròn lượng giác.

– Mô tả được bảng giá trị của bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì.

– Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x.

– Giải thích được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số
y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x dựa vào đồ thị.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số lượng giác (ví dụ: một số bài toán có liên quan đến dao động điều hoà trong Vật lí,...).

6

Chương IV.§3. Đường thẳng và mặt phẳng song song

2

16,17

– Nhận biết được đường thẳng song song với mặt phẳng.

– Giải thích được điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng.

– Giải thích được tính chất cơ bản về đường thẳng song song với mặt phẳng.

– Vận dụng được kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn.

6,7

Chương I.§4. Phương trình lượng giác cơ bản

3

18,19,20

– Nhận biết được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản:

sin x = m; cos x = m; tan x = m; cot x = m bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng.

– Tính được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay.

– Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng
sin 2x = sin 3x, sin x = cos 3x).

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí,...).

...............

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
2 683
0 Bình luận
Sắp xếp theo