Ngày 7/7 là ngày gì 2024?
Ngày 7/7 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 7/7 là gì? 7/7 cung gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người khi mà ngày 7/7 dương lịch; ngày 7/7 âm lịch (ngày lễ Thất tịch) đang đến gần. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu ý nghĩa của ngày này nhé!
Ý nghĩa ngày 7/7
1. Ngày 7/7 là ngày gì?
1.1 Ngày 7/7 âm lịch - ngày lễ Thất tịch
Ngày 7/7 âm lịch là ngày lễ Thất tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Ở Trung Quốc, Lễ Thất tịch còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, Thất thư đản, Xảo tịch. Đã có rất nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp này và phong tục phổ biến nhất vẫn là vào đúng đêm mồng 7 tháng 7 Âm lịch, phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được người chồng tốt.
Còn với Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch 7/7 âm lịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng 2 người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.
Món ăn đặc biệt được chú ý trong ngày thất tịch đó là món chè đậu đỏ, với suy nghĩ tâm linh là không còn độc thân, cô đơn nữa mà tìm được một nửa của cuộc đời.
1.2 Ngày 7/7 dương lịch là ngày gì?
Ngày 7/7 dương lịch tại Nhật Bản là ngày lễ Tanabata (lễ Thất tịch), đã được giới thiệu thêm ở mục 1.3.
Bên cạnh ý nghĩa này, ngày 7/7 dương lịch còn có các sự kiện sau đây:
- 7/7/1807: Pháp, Phổ và Nga ký kết Hòa ước Tilsit, kết thúc Chiến tranh Liên minh thứ tư.
- 7/7/1898: Tổng thống William McKinley ký vào văn kiện sáp nhập Hawaii thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ.
- 7/7/1927: Chính phủ Trung Quốc thiết lập Thành phố đặc biệt Thượng Hải, lần đầu tiên "thành phố" là một đơn vị khu vực hành chính xác định tại Trung Quốc.
- 7/7/1937: Quân đội Nhật Bản bắn pháo vào cầu Lư Câu, tiến công quân Trung Quốc tại Bắc Kinh, chiến tranh Trung - Nhật bùng phát.
- 7/7/1953: Ernesto "Che" Guevara bắt đầu cuộc hành trình qua các nước Bolivia, Peru, Ecuador, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, và El Salvador.
- 7/7/1954: Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam chấp chánh chức vụ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam.
Ngày 7/7 dương lịch được đánh giá như sau:
- Ngày 7/7/2023 dương lịch (20/5/2023 âm lịch) là ngày ngày Bính Dần tháng Mậu Ngọ năm Quý Mão, là ngày Bạch Hổ Hắc Đạo (Xấu).
- Tuổi Hợp - Xung:
- Tam hợp: Ngọ, Tuất
- Lục hợp: Hợi
- Tương hình: Tỵ, Thân
- Tương hại: Tỵ
- Tương xung: Thân
- Tuổi bị xung khắc:
- Tuổi bị xung khắc với ngày: Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn.
- Tuổi bị xung khắc với tháng: Bính Tý, Giáp Tý.
- Ngũ Hành:
- Ngũ hành niên mệnh: Lư Trung Hỏa
- Ngày: Bính Dần; tức Chi sinh Can (Mộc, Hỏa), là ngày cát (nghĩa nhật).
- Nạp âm: Lô Trung Hỏa kị tuổi: Canh Thân, Nhâm Thân.
- Ngày thuộc hành Hỏa khắc hành Kim, đặc biệt tuổi: Nhâm Thân, Giáp Ngọ thuộc hành Kim không sợ Hỏa.
- Ngày Dần lục hợp Hợi, tam hợp Ngọ và Tuất thành Hỏa cục. Xung Thân, hình Tỵ, hại Tỵ, phá Hợi, tuyệt Dậu.
1.3 Ngày 7/7 ở Nhật
Ngày mùng 7 tháng 7 dương lịch là Lễ Hội Tanabata (七夕) – Ngày Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản
Ngầy lễ Tanabata ở Nhật Bản Ngầy lễ Tanabata ở Nhật Bản Lễ hội Tanabata là một lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một lễ hội ngắm sao của Nhật Bản, có nguồn gốc từ lễ hội Qixi của Trung Quốc (Ngưu Lang Chức Nữ). Lễ hội Nhật Bản này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang). Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch
Lễ hội Tanabata Nhật Bản có nguồn gốc từ truyền thuyết về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng.
Hiện nay ở Nhật Bản, vào những ngày lễ hội Tanabata, người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo chúng lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi lễ hội Nhật Bản này kết thúc. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
1.4 Ngày 7/7 - Sale shopee
Đợt sale 7/7 của shopee được bắt đầu từ ngày 6/7/2023 đến ngày 9/7/2023. Ngày mở màn 6/7 có nhiều deals ngon và voucher hấp dẫn.
Các bạn nên theo dõi shopee thường xuyên vào các khung giờ tung mã để canh sale thành công, ví dụ:
- 0h - 2h: Đây là khung giờ sale khủng nhất trong ngày
- 9h-12h
- 12h-15h
- 15h-18h
- 18h-21h
- 21h-24h
2. Ngày 7/7 cung gì?
7/7 cung gì? Bạn có biết không?
Ngày 7/7 thuộc cung Cự Giải, đây là cung hoàng đạo dành cho những bạn có ngày sinh nằm trong khoảng từ 22/6 đến ngày 22/7. Biểu tượng của cung hoàng đạo Cự Giải là con cua hoặc sự cách điệu của càng cua.
Thông thường các bạn sinh ngày 7 tháng 7 có ý chí mạnh mẽ, ngăn nắp, có đầu óc tổ chức. Họ rất thích hợp với việc đứng mũi chịu sào khi biết chịu trách nhiệm và đáng tin cậy.
3. Ngày 7/7 âm là ngày bao nhiêu dương 2024
7/7 là thứ mấy? Ngày 7/7 âm là ngày bao nhiêu dương?
Ngày 7/7/2023 âm lịch là Thứ Ba ngày 22/8/2023 dương lịch. Tức ngày Nhâm Tý, tháng Canh Thân, năm Quý Mão, là ngày Thanh Long Hoàng Đạo (tốt). Ngày 22/8/2023 tốt cho các việc: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng.
4. Ngày 7/7 dương lịch là ngày bao nhiêu âm 2024?
Ngày 7/7/2023 dương lịch là thứ Sáu, lịch âm là ngày 20 tháng 5 năm 2023 tức ngày Bính Dần, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão.
5. Xem ngày tốt tháng 7 năm 2024
Tháng 7 năm 2022 dương lịch có 31 ngày, bao gồm 16 ngày tốt và 15 ngày xấu. Cụ thể như sau:
- Ngày tốt tháng 7 năm 2023 dương lịch bao gồm 16 ngày hoàng đạo: Ngày 1/7 (14/5 âm), ngày 2/7 (15/5 âm), ngày 5/7 (18/5 âm), ngày 6/7 (19/5 âm), ngày 8/7 (21/5 âm), ngày 11/7 (24/5 âm), ngày 13/7 (26/5 âm), ngày 14/7 (27/5 âm), ngày 17/7 (30/5 âm), ngày 19/7 (2/6 âm), ngày 20/7 (3/6 âm), ngày 22/7 (5/6 âm), ngày 25/7 (8/6 âm), ngày 27/7 (10/6 âm), ngày 28/7 (11/6 âm), 31/7 (14/6 âm).
- Ngày xấu tháng 7 năm 2023 dương lịch là các ngày còn lại.
Những ngày tốt xấu tháng 7 năm 2023 dương lịch ở trên rất thích hợp để bạn lựa chọn thực hiện các công việc quan trọng của cá nhân/gia đình như tổ chức cưới hỏi, mai táng, dựng nhà, cất nóc, mua nhà, mua xe, xuất hành, khai trương,... Vào những ngày xấu còn lại, bạn không nên thực hiện các công việc quan trọng, tuy nhiên, có thể đi chùa, làm các công việc hàng ngày và nghỉ ngơi, thư giãn để cân bằng năng lượng.
Những ngày tốt xấu trên còn phụ thuộc vào giờ đẹp giờ xấu và xem ngày đó hợp hay khắc với tuổi của bạn. Lịch ngày tốt tháng 7/2023 ở trên không phù hợp với tất cả mọi việc. Do đó, bạn nên xem xét kĩ lưỡng cả tình hình thực tế và tuổi, mệnh của mình để có những quyết định hợp lý và đúng đắn nhé.
Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Ngày 7/7 là ngày gì?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thanh Tâm
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024