Ngày 11/11 là ngày gì?

Ngày 11/11 là ngày gì? Chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến lễ hội siêu sale 11/11. Tuy nhiên ngày 11/11 có rất nhiều ý nghĩa hay ho khác đấy. Hãy cùng Hoatieu khám phá đầy đủ các ý nghĩa của ngày 11/11 trong bài viết dưới đây nhé.

Trong thời gian gần đây, các ngày trùng với tên tháng như 8/8; 9/9; 10/10; 11/11... thường được các nhãn hàng thương mại điện tử tung ra các lễ hội siêu sale để tri ân khách hàng. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa trở thành ngày lễ hội mua sắm thì 11/11 còn rất nhiều ý nghĩa khác nữa đấy.

1. Ngày 11/11 là Ngày lễ độc thân

Ngày 11/11 là Ngày lễ độc thân, một ngày lễ tự phát của giới trẻ Trung Quốc.

Ngày lễ độc thân 11/11 còn có nhiều tên gọi khác như “Ngày Quang Côn”, “Ngày Song Thập Nhất”... Nguyên nhân là do ngày 11/11 được viết bằng 4 nét gạch, trong tiếng Ả Rập tượng tưng cho 4 cây gậy, ám chỉ sự lẻ loi, cô đơn của những người độc thân.

Nguồn gốc của ngày Lễ Độc thân 11/11

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của Ngày Lễ độc thân 11.11, tuy nhiên, nguồn gốc phổ biến nhất là câu chuyện về 4 anh chàng sinh viên cùng sống trong ký túc xá Đại Học Nam Kinh, khi thảo luận về cách thoát khỏi sự đơn điệu của việc độc thân đã nảy sinh ra ý tưởng lấy ngày 11.11 làm ngày kỷ niệm và “vinh danh” những người độc thân. Ban đầu, ý tưởng này chỉ có tầm ảnh với một số nhóm sinh viên của trường, sau đó dần lan rộng ra các trường đại học khác và dần dần tiến vào đời sống xã hội. Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như số lượng người độc thân tại Trung Quốc càng làm ngày hội này trở nên phổ biến hơn.

Trong ngày 11.11, giới trẻ độc thân Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động giải trí, những cuộc tụ tập, ăn uống, vui chơi, ca hát… để quên đi nỗi cô đơn lạc lõng của mình.

11.11 là ngày gì?

2. Ngày 11/11 là ngày gì ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày 11/11 (Pepero) là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của giới trẻ Hàn Quốc. Theo như một số nguồn tin thì chúng có nguồn gốc bắt đầu từ năm 1996 tại vùng Yeong Nam, Busan. Các nữ sinh ở đây qui ước nếu muốn có một thân hình thon thả thì họ sẽ trao đổi cho nhau những chiếc bánh hình chiếc gậy với ước muốn thân hình giống số 1.

Vào ngày Pepero, các thanh thiếu niên sẽ xếp những hộp bánh Pepero thành những lãng hoa và tặng cho nhau thay cho khẩu hiểu “Diet Successfully”. Những chiếc gậy bánh, biểu tượng của số 1 họ tặng nhau và chúc nhau với mong muốn có một thân hình mảnh mai, quyến rũ.

Tuy nhiên về sau này, ngày lễ này đã không còn giữ được ý nghĩa như thuở ban đầu nữa. Các công ty, tập đoàn sản xuất Pepero đã biến ngày này thành một phiên bản khác của ngày Valentine dành riêng cho người Hàn Quốc. Giờ đây, giới trẻ khi tặng Pepero cho nhau là nhằm thể hiện tình cảm với bạn bè hoặc là người thương của mình.

3. Ngày 11/11 ở Nhật Bản

Nếu ở Hàn Quốc có Pepero Day thì Nhật Bản lại có Pocky Day. Đây là một ngày đặc biệt, khi mà, những que bánh pocky trở thành vua của những món ăn vặt, và ngày đó được gọi là “Ngày quốc tế bánh que” hay “Ngày Pocky” (Pocky Day). Ngày đặc biệt này chính là ngày 11 tháng 11 hàng năm, một ngày có rất nhiều món đồ có hình dáng như những que bánh pocky được tạo ra. Vào ngày này, mọi người luôn mua rất nhiều bánh pocky hoặc những thứ khác để tặng cho nhau.

Về cơ bản, hai ngày này khá là giống nhau vì ngày Pocky là một ngày được vay mượn, theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên ngày Pocky là một ngày lễ ở Nhật nhưng lại không phổ biến bằng ngày Pepero.

Cách người Nhật ăn mừng ngày lễ này cũng vô cùng độc đáo. Họ sẽ cùng nhau ăn và xem quảng cáo bánh pocky. Ngoài ra, họ còn chơi trò chơi liên quan đến pocky với những người bạn của mình như là xây tháp bánh pocky, tự tay trang trí,…

4. Ngày 11/11 là ngày hội mua sắm lớn nhất Châu Á

Ngày 11.11 sẽ không thể trở thành “Ngày hội mua sắm” lớn nhất Châu Á nếu thiếu bàn tay của tỷ phú Jack Ma, người sáng lập nên trang thương mại điện tử triệu đô Alibaba. Ngay từ những ngày đầu tạo nên “đế chế” Alibaba, tỷ phú Jack Ma đã xây dựng ý tưởng thực hiện những chương trình khuyến mãi mua sắm vào các ngày lễ. Và để thực hiện kế hoạch này, ông đã bắt đầu từ ngày 11.11 - Ngày độc thân.

Bắt đầu từ năm 2009, trang thương mại điện tử Alibaba đã biến ngày 11.11 hàng năm trở thành “Ngày hội mua sắm” với khẩu hiệu “Cho dù không có người yêu, chí ít chúng ta còn có thể điên cuồng mua sắm”. Mặc dù vậy, đối tượng mà ngày hội này nhắm đến không chỉ là hội độc thân mà là tất cả mọi tầng lớp, những người đang có nhu cầu shopping và yêu thích shopping. Trong ngày ngày, bạn có thể mua sắm không chỉ cho bản thân mà còn là dịp mua quà tặng cho bạn bè, người thân trong gia đình, họ hàng, thầy cô…

Giống như Black Friday của phương Tây, trong ngày này, các nhãn hãng có thể tổ chức những đợt khuyến mại lớn, sale off đến 8-90% giá ban đầu để khách hàng có thể thỏa sức mua sắm những món đồ mình yêu thích đã lâu. Nó đã tạo nên một “cú hích” lịch sử kích cầu thương mại, làm tăng vọt doanh số của các nhà bán lẻ và trở thành một xu hướng mua sắm toàn cầu được rất nhiều nhãn hàng phương Tây ăn theo. Trong lễ độc thân ngày 11.11 năm 2018 Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỉ lục chỉ sau một ngày bán hàng, gần gấp đôi doanh thu từ ngày hội Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.

5. Ngày 11/11 còn là ngày

  • Ngày 11 tháng 11 là ngày Cựu Chiến Binh Của Mỹ
  • Ngày 11/11 còn là ngày đình chiến của Pháp
  • 11/11 là ngày Quốc Khánh Ba Lan

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.421
0 Bình luận
Sắp xếp theo