Môn KT PL là môn gì?

Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn gì?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với cấp THPT, ngoài các môn học bắt buộc bao gồm Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh thì học sinh còn có các môn học lựa chọn trong đó có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật nằm trong tổ hợp môn xã hội. Dưới đây là một số thông tin tìm hiểu về môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (KT PL) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về môn học này trong chương trình GDPT mới.

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Đồng thời tại đây cũng nêu rõ nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt môn học ở giáo dục kinh tế và pháp luật như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Nền kinh tế các chủ thể của nền kinh tế

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội và của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nêu được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

- Tìm tòi học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

Thị trường chế thị trường

- Trình bày được khái niệm thị trường, cơ chế thị trường, giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.

- Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường.

- Phân tích được ưu nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường.

- Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường.

Ngân sách nhà nước và thuế

- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước, thuế.

- Trình bày được vai trò của ngân sách nhà nước và thuế.

- Kể được tên một số loại thuế phổ biến.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách và pháp luật thuế.

- Tự giác thực hiện ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách và thuế.

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

- Trình bày được vai trò của sản xuất kinh doanh; vai trò cùa một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mô hình sản xuất kinh doanh.

- Lựa chọn được mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp trong tương lai đối với bản thân.

Tín dụng cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

- Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.

- Kể tên một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng.

- Trình bày được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.

- Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm.

Lập kế hoạch tài chính nhân

- Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế họach tài chính cá nhân.

- Nêu được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

- Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.

- Thực hành lập Kế hoạch và kiểm soát được tài chính cá nhân.

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam

- Trình bày được:

+ Đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta.

..............

Thời lượng giảng dạy môn Giáo dục kinh tế pháp luật ở cấp THPT là 70 tiết/năm và có thêm 35 tiết/năm học cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để hiểu chi tiết hơn về môn KTPL ở cấp THPT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2
0 Bình luận
Sắp xếp theo