Mẫu giáo án môn Lịch sử THCS theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Lịch sử THCS theo công văn 5512 là mẫu giáo án Lịch sử các lớp 6, 7, 8, 9 theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

1. Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 6 theo công văn 5512

Tiết: 19, 20, 21,22, 23,24

Chủ đề:

THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xongbài, học sinh

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:

+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện

+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề

+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.

+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.

- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan.

Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)

- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc; Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề..

- Đọc lược đồ lịch sử. lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, ngườilãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)

3. Phẩm chất :

+ Yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm

+ Có tinh thần bảo vệ tổ quốc, trân trọng được sống trong hòa bình

+ Có trách nhiệm với công đồng.

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHÂN THỨC

Nội

dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta

.

Nêu được các chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

Giải thích được vì sao thế lực phong kiến phương Bắc lại bóc lột tàn bạo và đồng hóa đối với nhân dân ta.

Phân tích được hậu quả những chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta.

Nhận xét được mức độ tàn bạo và thâm độc trong chính sách bóc lột và đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc

Trình bày được tình hình kinh tế, văn hóa của nước ta trong thời kì Bắc thuộc.

Lý giải được tại sao dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc tình hình kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển.

Khám phá được những sáng tạo về văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Đánh giá được những thành tựu về kinh tế, văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

III. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc

Trình bày được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc

Lý giải được tại sao nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra trong thời kì Bắc thuộc.

Xác định được điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa dưới thời Bắc thuộc

Bình luận cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Rút ra bài học từ những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.

C. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu hỏi nhận biết:

  1. Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
  2. Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta ntn?
  3. Nêu dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ I - X.
  4. Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật gì để chống sâu bọ châm đục thân cây cam ? Theo em, việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên điều gì
  5. - Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến ngày nay

Câu hỏi thông hiểu

  1. Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?
  2. Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì ? Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ?
  3. Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước ?
  4. Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hộinước ta?
  5. Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
  6. Vì sao người Việt mặc dù bị đồng hóa vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
  7. Trình bày nguyên nhân, thời gian, địa điểm và kết quả ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu
  8. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
  9. Trình bày nguyên nhân, kết quả khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Câu hỏi vận dụng

  1. Các chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta bấy giờ
  2. Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
  3. Có đúng hay không khi cho rằng các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại các bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành đơn vị hành chính của Trung Quốc?
  4. Hãy nhận xét và những chuyển biến về cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì trên Văn lang và Âu lạc

Câu hỏi vận dụng cao

  1. Em hãy tìm hiểu những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Việt được nhân dân ta giữ gìn, phát huy trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.
  2. Em hãy cùng bạn sưu tầm ca dao, tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc.
  3. Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em
  4. Đóng vai là nhà sử học và tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư điện tử (email) hoặc trang cá nhân (facebook) về những giá trị văn hoá mà người Việt còn lưu giữ trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.

Đánh giá công lao của các anh hùng dân tộc trong thời kỳ này.

D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

Hoạt động

Nội dung

Thời điểm

Thời lượng

Nội dung cụ thể

Hình thức TCDH

Thiết bị DH, Học liệu

Khởi động

19

5p

Hình thành kiến thức

I.Chính sách cai trị của các tiều đại phong kiến phương Bắc

40p

1.Sự thay đổi về hành chính

Bản đồ trống Việt Nam

20

20p

2.Chính sách cai trị

Tranh ảnh

25p

3.Chính sách bóc lột

Tranh ảnh

II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc

21

20p

1.Tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi dưới thời Bắc thuộc

25p

2.Những chuyển về xã hội và văn hóa nước ta dưới thời Bắc thuộc

Sơ đồ phân hóa xã hội

III.Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc dân tộc

22

25p

1. Khởi nghĩa Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43))

Tranh ảnh, video

20p

2 Khởi nghĩa Bà Triệu

Tranh ảnh, video

23

20p

3. Khởi nghĩa Lý Bí

Tranh ảnh, video

10p

4.Cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang Phục

Tranh ảnh, video

15p

5.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Tranh ảnh, video

24

20p

6.Khởi nghĩa Phùng Hưng

Tranh ảnh, video

Luyện tập

10p

Tìm hiểu đặc điểm, bài học kinh nghiệm của phong trào đấu tranh

Phiếu học tâp

Vận dụng

10

Tìm hiểu các phong tục tập quán

Phiếu học tập

Mở rộng

5

Tìm hiểu các hoạt động tưởng nhớ tới các anh hùng

Các trang wes

E. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính- Các video

- Giáo án word và Powerpoint.

- Hình ảnh và lược đồ các cuộc khởi nghĩa .

- Những tư liệu lịch sử về các nhân vật lịch sử.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa .

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về đất nước ta dưới ách thống trị của các triều đại phương Bắc

b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm: trình bày sơ lược về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta

d)Tổ chức thực hiện:

a. Giao nhiệm vụ:

GV có thể giới thiệu : Từ khi nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược, kể từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Trước khi tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc cũng như các cuộc đấu tranh của nhan dân ta. Các em hãy quan sát hình các hình ảnh sau và cho biết những hiểu biết của mình về một số nội dung sau :

- Em biết gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ năm 179 TCN đến thế kỉ X) ?

- Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-lich-su-lop-6-theo-cong-van-5512-205576

2. Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 7 theo công văn 5512

Tiết 37, 38, 39 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

I. MUC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vừng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3. Về phẩm chất.

- Chăm chỉ: học tập tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)…

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

III, DỰ KIẾN TIẾT DAY

Tiết 1: Tìm hiểu về Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa,Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (mục 1)

Tiết 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( Mục 2,3)

Tiết 3: Nguyên nhân thắng lợi

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DAY

TIẾT 37

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử: cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết là: Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Lợi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn,....

2. Tổ chức thực hiên:

- GV đặt câu hỏi: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiến mà em biết.

"Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống"

(Theo: Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo)

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: I. LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA (15p)

a)Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?

b) Nội dung Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Trả lời được Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa năm 1418 ở Lam Sơn Thanh Hóa

1. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

- Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý trí giết giặc cứu nước.

? Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85)

- Thể hiện ý trí của người dân Đại Việt

? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ?

- Lam Sơn

? Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn?

- Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi

- Đó là vùng đồi núi tháp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở.

Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.

? Em biết gì về Nguyễn Trãi?

- Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế )

(Đọc phần in ngiêng đầu năm 1416….trang 85)

Bài văn thề của Lê Lợi …..

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn- Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.

Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (15p)

a)Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.

b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Trả lời được lực lượng thiếu, yếu, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và 2 lần giảng hòa

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc thông tin trang 85 hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau:

? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ của Lê Lợi

? Lập niên biểu các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn?

Thời gian

Sự kiện

Bước 2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm

Bước 4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

Lực lượng còn yếu thiếu lương thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh.

- Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.

- Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2)

- Năm 1423 Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh.

- Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được quân Minh trở mặt tấn công ta, ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 3)

Thời gian

Sự kiện

1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1

1421

nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ 2

1423

Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh

1424

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 7 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-lich-su-lop-7-theo-cong-van-5512-205582

3. Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo công văn 5512

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

HỌC KÌ II

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Chương I

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

Tiết 37 Bài 24

CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức HS biết:

- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Âm mưu xâm lược của chúng.

- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và Gia Định.

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.

- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Rèn luyện HS kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học.

3. Phẩm chất:

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV -Tranh ảnh liên quân pháp xâm lươc, Trương định nhận phong soái; …..Lược đồ ĐNA trước sự xâm lược của CNTD PT; Lược đồ chiến trường Đà Nằng

Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài học…

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’ )

a, Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b.Nội dung hoạt động: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩmhọc tập:

d) Cách thức tiến hành hoạt động:

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.

h. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Quan sát tranh 84 cho biết quân Pháp tấn công Đà Nẵng như thế nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.

HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.

GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.

Để HS biết được nguyên nhân, quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định) diễn ra thế nào? Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta ra sao? Ta vào bài 24 sẽ rõ

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)

a)Mục tiêu: Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)

  • Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm khángchiến.
  • Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếuớt.

Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba

b) Nội dung: : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành phiếu học tập

d)Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu BT, yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? (nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ).

? Bước đầu quân pháp đã thất bại ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Trình chiếu hình ảnh Nguyễn Tri Phương và sơ lược vài nét về ông.

1. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Nêu thái độ của nhân dân ta trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Cho HS thực hiện trên bảng phụ

* Các phong trào chống Pháp tiêu biểu (Mục 1)

T/gian

Tên P/T

Tên người lãnh đạo

Địa điểm nổ ra

Kết quả

? So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình trước cuộc XL của thực dân Pháp?

? Bối cảnh nước ta sau Hiệp ước 1862? (triều đình Huế và Pháp)

? Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

? Độc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc KC chống Pháp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Gv trình chiếu lược đồ H86 (khuyến khích HS trình bày kết hợp với chỉ lược đồ), chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV sơ kết bài: Năm 1858, thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy, triều đình Huế vẫn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.

2. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

a. Tại Đà Nẵng

- Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

b. Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

3. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

a. Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.

- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (8-1867).

b. Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10')

a) Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d)Tổ chức thực hiện

GV sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược xuất phát từ nguyên nhân xâu xa nào sau đây:

a, Bảo vệ Đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn

b,Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công và thị trường. Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó

c, Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam

d, Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nế

Câu 2 Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

Câu 3, Theo em triều đình nhà Nguyễn có đầu hang thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

A, có, vì triều đình đã chủ động ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

B, Có, vì triều đình đã thực hiện chiến thuật thủ hiểm bỏ qua cơ hội chống Pháp

C, Không, vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược

D, Không, vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kỳ

Câu 4: Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…

B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,...

C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm, ...

D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, ...

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-lich-su-lop-8-theo-cong-van-5512-205587

4. Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 9 theo công văn 5512

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

HỌC KÌ II:

Tiết 19, Bài 16

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI

TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

GDMT:

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Phẩm chất:

-Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.

+ Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu

2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về hoạt động của NAQ đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

thời gian 5 phút

c) Sản phẩm: trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại đại hội Tua -1920

d) Tổ chức thực hiện:

- Chia lớp thành 4 đội

Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10 giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời.Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm.

- Giáo viên cho xem tranh ảnh trả lời các câu hỏi:

1.Bác Hồ tên thật là gì? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê của Bác ở đâu?

2.Trong quá trình hoạt động cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi khác nhau. Em hãy nêu ít nhất 3 tên gọi của Bác mà em biết?

3. Gia đình Bác Hồ có mấy thành viên? Đọc rõ họ tên của từng người?

4. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Hướng đi của người là đến phương Đông hay phương Tây?

- Dự kiến sản phẩm

Tên thật: Nguyễn Sinh Cung.

Sinh ngày: 19/05/1890.

Quê: Kim Liên, Nam Đàn, NghệAn

Nguyễn Sinh Cung.Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Ái Quốc. Văn Ba Hồ Chí Minh.

Bố: Nguyễn Sinh Sắc.

Mẹ: Hoàng Thị Loan.

Chị:Nguyễn Thị Thanh

Anh: Nguyễn Sinh Khiêm

Em: Nguyễn Sinh Xin.

- Ngày 5/6/1911.- Phương Tây.

* Tổ chức cho HS xe video về hành trình cứu nước của NGuyễn Ái Quốc

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:

Cuối TK XIX đầu TK XX CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành. Nguyễn Ái Quốc khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối nhưng không đi theo con đường mà các chiến sĩ đương thời đã đi. Vậy Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường nào? Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hôm nay.

IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)

a) Mục tiêu: trình bày được hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

-Thời gian: 15 phút

c) Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành nhóm cặp đôi.

Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), và quan sát tranh ảnh thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:

?Trong thời gian sinh sống tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào ? Ý nghĩa của các hoạt động đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt)

? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bọn đế quốc thắng trận đã làm gì ? (họp để phân chia quyền lợi).

? Tại hội nghị Véc Xai, Người đã làm gì ? (gửi bản yêu sách)

? Nội dung bản yêu sách nói gì ? (đòi quyền tự do bình đẳng)

? Bản yêu sách không được chấp nhận nhưng việc làm đó có tác dụng gì ? (Cả thế giới biết được nhân vật yêu nước họ Nguyễn)

? Để tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga, Người đã làm gì ?

? Những sách báo của Lê Nin đã có tác dụng như thế nào đối với Người ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Chốt ý ghi bảng. Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu

Hoàn thành phiếu học tập

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

1919

1920

1921

1922

+ 18-6-1919 Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Vec-xai bản yêu sách 8 điểm đòi tự quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam.

+ 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc của Lê-nin tỡm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: Con đường CM vô sản.

+ 12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập ĐCS Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động CM của Người từ chủ nghĩa yếu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin

Bỏ phiếu tán thành Quốc tế III

Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp

- 1921 Người sáng lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa

- 1922 Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp

=> Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

Năm 1919

– Gửi bản Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Giúp Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và xác định rõ: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, chỉ trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

Năm 1920

-Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

-Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đi theo con đường cách mạng vô sản.

Năm 1921

Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa; làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Tố cáo tội ác chủ nghĩa thực dân đế quốc nói chung, thực dân Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh giải phóng.

Năm 1922

Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp

Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh

I Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)

a) Mục tiêu: Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

-Thời gian: 5 phút

c) Sản phẩm :trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

? Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Liên Xô từ 1923-1924? Ý nghĩa của những hoạt động đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thành sản phẩm vào bảng niên biểu

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

1923

1924

- Bước 3: Học sinh báo cáo hoạt động và kết quả.

- Học sinh lần lượt trình bày.

- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

GDMT: Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bịvề tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc-cách mạng vô sản: Nguyễn Ái Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920-1924 Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

GV chốt ý Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu

+ 6-1923 Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Người tham gia nghiên cứu, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.

+ 1924 dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 9 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-lich-su-lop-9-theo-cong-van-5512-205589

Đánh giá bài viết
3 5.149
0 Bình luận
Sắp xếp theo