Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 2024

Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Từng cá nhân phải cố gắng phấn đấu từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh. Bài thu hoạch liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải chi tiết qua nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1. Liên hệ việc xây dựng khối đại đoàn kết ở địa phương

Tại phần liên hệ thực tế về đại đoàn kết dân tộc này, cá nhân tự căn cứ vào tình hình địa phương để sáng tạo thêm nội dung chi tiết. Nội dung cơ bản cần nêu bật được các vấn đề sau:

  • Việc xây dựng khối đại đoàn kết tại địa phương hiện nay ra sao?
  • Những mặt hạn chế hiện nay trong xây dựng khối đại đoàn kết ở địa phương.
  • Kết quả và một số kinh nghiệm gặt hái được?

1.1. Việc xây dựng khối đại đoàn kết tại địa phương hiện nay ra sao?

Nêu những thành tựu đạt được trong việc xây dựng khối đại đoàn kết ở địa phương. Mỗi địa phương có những đặc điểm về đất đai, con người, văn hóa, kinh tế... khác nhau. Do đó chỉ cần chỉ rõ những đặc điểm này để liên hệ về xây dựng khối đại đoàn kết tại địa phương.

Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì dưới đây là liên hệ việc xây dựng khối đại đoàn kết ở địa bàn tỉnh Lai Châu, các bạn có thể tham khảo và từ đó viết ra nội dung việc xây dựng khối đại đoàn kết ở địa phương mình. Dựa theo những gợi ý dưới đây, chắc chắn bản thân mỗi người có thể tự liên hệ thực tế về đại đoàn kết dân tộc ở địa phương mình, trình bày những ý kiến, quan điểm cá nhân.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị theo phương châm: Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nhân dân, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi chính đáng của dân. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đồng thuận và tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và mô hình hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình; động viên nhau tích cực thi đua lao động sản xuất, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, có chất lượng cao, như chè, quế, mắc-ca..., với nhiều mô hình sản xuất có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt khó, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, như đồng bào dân tộc Mông, Thái ở huyện Phong Thổ làm giàu từ cây chuối;... Nhờ đó, ở nhiều nơi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên; từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh, bình quân gần 5%/năm; hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 17%; năm 2019, hai huyện Tân Uyên, Than Uyên được Chính phủ công nhận thoát nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực hưởng ứng và tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới; đông đảo đồng bào các dân tộc tự nguyện đóng góp công lao động, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất để xây dựng đường giao thông liên bản, nội đồng, nội bản, các công trình công cộng của bản, làng, khu phố, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị về mọi mặt. Tại các địa phương trong tỉnh, đồng bào các dân tộc đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, duy trì tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống; xây dựng bản, làng trở thành những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, góp phần quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc và thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 35/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Lai Châu được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng thủy điện Lai Châu và các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh, hàng chục nghìn hộ dân đã đồng thuận, tự nguyện di dời đến nơi ở mới, nhường đất xây dựng các công trình thủy điện, như Lai Châu, Sơn La, Huổi Quảng - Bản Chát, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sớm công trình thủy điện quốc gia và thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân các dân tộc trong tỉnh còn đoàn kết cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn; nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu. Đồng bào các dân tộc yên tâm định canh, định cư, bám đất, bám bản; hỗ trợ, giúp đỡ cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang làm tốt công tác nắm tình hình, tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững biên cương của Tổ quốc; tích cực tham gia xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển giữa nhân dân hai bên biên giới, góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết quốc tế. Cũng nhờ có khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc mà trong những năm qua, mặc dù trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, song cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã chung sức, đồng lòng, tương thân, tương ái, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sản xuất.

.....................

1.2. Kết quả và một số kinh nghiệm gặt hái được?

Phần này là rút ra kinh nghiệm và bài học.

Từ thực tiễn công tác xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Trước hết, luôn quán triệt sâu sắc, quan điểm, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Hai là, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng để xây dựng hạt nhân chính trị, giữ vai trò trung tâm trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; kịp thời nắm tình hình và định hướng dư luận, xây dựng đồng thuận xã hội.

- Ba là, thực hiện tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan nhà nước. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong tiếp xúc, đối thoại, tiếp công dân, giải quyết kịp thời nguyện vọng, bức xúc chính đáng của nhân dân.

- Bốn là, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Năm là, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

- Sáu là, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch.

2. Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Phương hướng của bản thân trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của người Đảng viên.

- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.

+ Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm ….

+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị. Luôn nêu gương trước đảng viên quần chúng. Nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.

- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.

+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.

Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ. Làm việc còn nhiều lúc hình thức chưa lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp. Trong công tác chuyên môn nhiều lúc phê bình đồng nghiệp còn nóng nảy, gay gắt chưa khéo léo.

Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:

Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.

Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức. Luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không ngừng tự học suốt đời.

3. Liên hệ thực tiễn cơ quan đơn vị, trách nhiệm bản thân trong xây dựng đại đoàn kết dân tộc

Liên hệ đại đoàn kết trong cơ quan, đơn vị:

Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao “Một cây làm chẳn nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông”… Và sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng đoàn kết xuyên suốt toàn bộ di chúc và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, Chi bộ, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ .....luôn cố gắng xây dựng tập thể trở thành một khối đoàn kết, toàn tâm, toàn ý với công việc, góp phần vào sự phát triển chung.

1. Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định phấn đấu vì một mục tiêu chung - đó là hiệu quả công việc. Có như vậy thì thi đua sẽ không trở thành ganh đua, gây mất đoàn kết. Khi đã có chung một lý tưởng thì mọi người sẽ chung sức, chung lòng và thân ái với nhau hơn.

2. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của chính bản thân, của đồng chí, đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng, cùng chia sẻ và tiếp thu những cái hay, cái tốt để phát triển bản thân và tổ chức. Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên việc góp ý kiến cần phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi.

3. Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết đặt lợi ích chung của tập thể, của cơ quan lên trên lợi ích cá nhân, biết vì mục tiêu chung mà phấn đấu, biết nhìn nhận cái đúng cái sai, biết lắng nghe để tự sửa chữa, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn.

4. Chi bộ, Ban Giám đốc, các đồng chí Trưởng phòng có vai trò rất lớn trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên-dưới. Các đồng chí làm công tác quản lý cần biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Khi phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc tránh việc gây ra ức chế đối với cán bộ, đảng viên. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn.

5. Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ là phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự công bằng, công khai trong đơn vị.

4. Liên hệ bản thân về phát huy sức mạnh toàn dân tộc

Liên hệ bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc cho Đảng viên:

4.1. Tự rèn luyện bản thân

  • Tự ý thức rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày, đặt trách nhiệm và phẩm cách lên hàng đầu.
  • Học tập, nâng cao chuyên môn.
  • Học tập, nắm bắt chặt chẽ, hiểu rõ chỉ đạo, tư tưởng, đường lối của Đảng theo từng giai đoạn để thực hành, tuyên truyền...

4.2. Thể hiện với các biểu hiện ra bên ngoài

  • Luôn yêu thương người khó khăn hơn mình, sống ngay thẳng, khiêm tốn trong mọi việc.
  • Không chia bè chia phái, lôi kéo người khác làm những việc trái pháp luật.
  • Hết lòng và tự nguyện phục vụ nhân dân. Yêu thương, quý trọng nhân dân, không tự kiêu.
  • Tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, nội quy của tổ chức.
  • Sống chính trực, trung thực, dám đứng lên bảo vệ cho những điều đúng đắn, bảo vệ cho lẽ phải; bảo vệ cho đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản.

4.3. Học hỏi, tự nhận thức với ý nghĩa tư tưởng đoàn kết dân tộc

  • Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình bản thân.
  • Không chạy theo thành tích trước mắt, không dấu diếm, trốn tránh trách nhiệm, bảo vệ công bằng ở cơ quan, đơn vị.
  • Luôn đề cao việc giữ gìn đoàn kết cơ quan nhà nước cũng như cơ quan đơn vị. Khen thưởng những Đảng viên có thành tích xuất sắc trước công chúng. Đề cao ý thức trách nhiệm công việc cũng như trong cuộc sống.

5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid19

“Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công”(2).

Trong suốt cuộc đời đấu tranh cho nền độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm đúng theo chiến lược đó và Người đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất của khối đại đoàn kết toàn dân.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhất quán và xuyên suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công. Từ thực tiễn cách mạng, Người đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”(3). Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”(4). Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước được quán triệt trong mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến mọi hoạt động thực tiễn của Đảng.

Theo Người, cách mạng muốn thành công thì đường lối đúng đắn là chưa đủ mà bên cạnh đó, Đảng phải lôi kéo, tập hợp được đông đảo lực lượng quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng.Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng để kháng chiến đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ, mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”(5).

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, trách nhiệm của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và hợp tác. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp để tạo ra sức mạnh khối đại đoàn kết, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Khối đại đoàn kết toàn dân phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức khoa học: đại đoàn kết không phải là tập hợp các lực lượng xã hội một cách ngẫu nhiên mà phải là một tập hợp bền vững của các lực lượng có tổ chức, có định hướng, có lãnh đạo.

Đại đoàn kết phải dựa trên nguyên tắc tin dân, dựa vào dân, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”(6). Nguyên tắc quan trọng này bắt nguồn từ sự kế thừa truyền thống của ông cha: “Nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; là sự quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có đại đoàn kết, cần phải tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng một cách khéo léo để mọi người tự giác đoàn kết, từ đó tự nguyện tham gia. Muốn giáo dục, thuyết phục được quần chúng thì điều quan trọng hàng đầu là phải có đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.

Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 (được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây) bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Nước ta cũng không ngoại lệ, dịch bệnh đã làm tê liệt mọi giao thương buôn bán với các nước, cản trở ngành du lịch, dịch vụ và mọi sinh hoạt, học tập của người dân. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập hết sức bấp bênh.

Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23/01/2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn này như: hạn chế nhập cảnh, dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, khoanh vùng, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng... Công tác chống dịch đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước.

Với các biện pháp khẩn trương, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh ở những đợt đầu và nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường. Trong năm 2020, Việt Nam được cả thế giới đánh giá như một trong những quốc gia thành công nhất trong việc khống chế với đại dịch với số người nhiễm và tử vong thấp. Nền kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch. Thành tích này đặc biệt có ý nghĩa khi nước ta nằm sát cạnh Trung Quốc, quốc gia khởi phát dịch bệnh và có nhiều hoạt động giao thương với nước này.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát sau dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2021 với các biến chủng mới có đặc tính dễ lây lan hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt là sau các đợt dịch trước, nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn nên áp lực vừa chống dịch, vừa phải duy trì kinh tế ổn định đã đặt ra cho công tác chống dịch của nước ta những thách thức to lớn hơn. Điều này đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải tập trung toàn bộ tâm trí và nguồn lực, chung sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch bằng những biện pháp và quyết tâm rất cụ thể.

Tính đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh. Nhiều ca bệnh đã tử vong, số ca mắc Covid-19 hằng ngày tiếp tục tăng cao, có ngày mấy trăm ca, với hàng ngàn trường hợp F1, F2, trong đó đáng lo ngại là có nhiều ca F0 được phát hiện tại cộng đồng. Các địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Phú Yên... là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa đầy 1 tháng mà số ca mắc trong nước đã gấp 2 lần cả 3 đợt dịch cộng lại, có thể nói quy mô dịch tăng rất nhanh.

Trước tình hình khẩn cấp này, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân với phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Chính phủ ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa những vùng bị dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch. Trong đợt dịch mới này, Việt Nam đã được ghi nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm. Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh nhiều địa phương đang căng mình chống dịch, tối ngày 05/6/2021, tại thủ đô Hà Nội, một sự kiện quan trọng đã diễn ra. Đó là lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng COVID-19 với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xúc động phát biểu: “Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch COVID-19".

Sau lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ, chúng ta đã chứng kiến đông đảo nhân dân từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng đến miền núi, từ doanh nhân đến những người buôn bán nhỏ, cựu chiến binh, người già về hưu, các em nhỏ, học sinh, sinh viên đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài đều nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ, đóng góp vào Quỹ. Tính đến nay, Quỹ phòng chống covid đã huy động được hơn 110 nghìn tỷ đồng trong toàn dân.

Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mọi tầng lớp nhân dân đã cùng các lực lượng vũ trang, y tế, thanh niên xung kích. ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan; các lực lượng chính trị nòng cốt ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ truyền thống “máu chảy ruột mềm”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta thể hiện trong những giai đoạn khó khăn.

Những hành động này làm chúng ta nhớ đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, khi đất nước gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí lợi hại nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Năm 1945, trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” với tinh thần “người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, tạo nên “Quỹ Độc lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964, một hội nghị “Diên Hồng” của thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ đã kêu gọi: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”. Lời kêu gọi ấy của Bác nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu cả miền Bắc hậu phương thi đua, tạo sức mạnh tổng lực: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân miền bắc đã tay cày, tay súng, thực hiện “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, vừa xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vừa sẵn sàng chi viện, đáp ứng mọi nhu cầu của tiền tuyến. Ý thức đoàn kết dân tộc, “trên dưới một lòng”, thống nhất “ý Đảng lòng dân”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được nâng lên thành tư tưởng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 chính là biểu tượng của sự hội tụ và tỏa sáng tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác và được phát huy cao độ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống ấy càng tỏa sáng khi đất nước gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh... Và một lần nữa, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 này, sự đồng lòng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình yên.

6. Ý nghĩa của việc xây dựng đoàn kết nội bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là vấn đề có tính chiến lược, quyết định mọi thành công của cách mạng. Đây cũng chính là bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong công tác tổ chức và cán bộ của Đảng, cũng như việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về chính trị tư tưởng, về chủ trương, về lợi ích thì không thể có sự đoàn kết nhất trí cao, đồng nghĩa với nó là sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung của tổ chức Đảng và của toàn Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Trong điều kiện hiện nay, do ảnh hưởng tác động từ mặt trái của các quan hệ xã hội, của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp đe dọa đến việc xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong từng tổ chức. Do đó, đòi hỏi Đảng phải kịp thời đổi mới trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng và giữ vững sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Kịp thời phát hiện và đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nội bộ của Đảng.

Để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, đòi hỏi các cấp ủy và mỗi đảng viên cần nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ và bảo vệ chính trị nội bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tương thân, tương ái, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, về ý chí và hành động. Đây là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, chăm lo củng cố tình đồng chí trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân. Phát hiện sớm và tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết từ khi những biểu hiện này mới manh nha hình thành.

Để tạo được sự đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động trong một tập thể trách nhiệm đầu tiên là thuộc về các đồng chí trong cấp ủy, Ban lãnh đạo, sau đó là của các cán bộ, đảng viên và nhân viên, phải nghiêm chỉnh cấp hành và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, vừa tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp và kến thức thực tiễn cho cán bộ, đảng viên. Tạo sợi dây liên kết chặc chẽ giữa cấp ủy – Chính quyền đoàn thể và cán bộ đảng viên, viên chức của tổ chức, từng bước xây dựng tập thể thành khối đoàn kết vững chắc, cùng hành động để đạt được mục tiêu, lý tưởng và nhiệm cách mạng đặt ra trong tình hình mới. Người đứng đầu đơn vị cần phải đảm bảo quản lý điều hành trên cơ sở chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và phù hợp với quy định của tập thể, cơ quan, đơn vị đồng thời chấp hành nguyên tắc tập trung dan chủ và sự đồng thuận về ý chí, hành động mục tiêu chung; thường xuyên có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực công tác nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Đặc biệt, cán bộ quản lý các bộ phận củng như của đơn vị phải là trung tâm đoàn kết, không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của đơn vị, tổ chức; xây dựng tốt các mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong các tổ chức; khoan dung, độ lượng, tương thân, tương ái, thương yêu, tin cậy lẫn nhau, tạo bầu không khí ấm áp tình đồng chí, đồng nghiệp; luôn đi đầu gương mẫu trong mọi lĩnh vực và là trung tâm gắn kết từng cán bộ, công chức, nhân viên. Đây là một vấn đề tuy không mới, song rất khó, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết, xác định đúng mục tiêu và có biện pháp phù hợp từ công tác chính trị tư tưởng đến tổ chức và cán bộ.

Xây dựng đoàn kết nội bộ, giữ được văn hóa đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tìm cách cân bằng được cả hai cảm xúc suy nghĩ tiêu cực và tích cực của mình. Muốn xây dựng đoàn kết nội bộ thật sự phải kiên quyết đấu tranh loại trừ những người cơ hội, kích động, xúi dục làm chuyện sai trái gây mất đoàn kết nội bộ. Trong tư tưởng mỗi cá nhân phải nhấn mạnh được mục đích chung và lợi ích chung của tất cả để cùng hướng mọi người về một mối, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Xin ai nên nhớ chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”./.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
58 123.871
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Nguyễn đức Thi
    Nguyễn đức Thi Cho 1 like
    Thích Phản hồi 30/06/20
    • Jenifer Hoang
      Jenifer Hoang

      Bổ ích

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Lê Anh Dũng
        Lê Anh Dũng

        May quá mình đang cần tài liệu này

        Thích Phản hồi 21/06/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm