Kịch bản tuyên truyền Luật trẻ em 2025
HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Top 12 Kịch bản tuyên truyền Luật Trẻ em hay ý nghĩa và hài hước nhất năm 2025 để giúp các bạn xây dựng tiểu phẩm + lời giới thiệu khi tham dự hội thi tìm hiểu về Luật Trẻ em, quyền trẻ em. Từ đó gây ấn tượng với ban giám khảo và đạt thành tích cao. Sau đây là nội dung chi tiết Kịch bản tiểu phẩm ngắn về quyền trẻ em hay nhất, cùng theo dõi nhé.
Kịch bản tiểu phẩm ngắn về quyền trẻ em

1. 5 Kịch bản tiểu phẩm ngắn về quyền trẻ em
Tiểu phẩm:
TRẺ EM CŨNG CÓ QUYỀN
Hôm nay, chị Lan rời công ty sớm hơn mọi khi để đón các con về nhà sớm vì có bà ngoại ở quê lên chơi. Chị Lan chưa kịp dựng chân chống xe máy thì Trung – cậu con trai lớn năm nay học lớp 8 đang ngồi sau xe đã nhảy xuống, làm đầu xe máy lắc lư. Bị bất ngờ nên chị Lan bực mình, quát con ầm ĩ lên:
- Trung, con làm sao thế! Phải từ từ chứ, suýt nữa thì mẹ ngã! Con chả hiểu gì cả. Lúc nào cũng hấp tấp!
Trung nhìn mẹ, có vẻ ngạc nhiên khi thấy mẹ cáu, có lẽ theo cậu thì sự việc chưa đến mức nghiêm trọng để mẹ phải gắt gỏng với mình. Vậy mà mẹ không chỉ nói to, có vẻ như nó có lỗi nặng lắm, mà mẹ cứ có việc không ưng là lại lôi đủ chuyện ra, từ cổ chí kim để như muốn kể tội nó. May là bố từ tốn, biết tính mẹ nóng nảy, không bao giờ đổ thêm dầu vào lửa mà rất nhẹ nhàng, hài hước để làm giảm tính hay nghiêm trọng, đề cao của mẹ. Trung cứ đứng đó chau mày, nó nhìn mẹ:
- Con có làm gì đâu! Mà con nhảy như vậy có gì là nguy hiểm đâu, nhẹ thôi mà. Nhưng mẹ dạo này làm sao ý, hay nói to, cứ như là cãi nhau!
Chị Lan đang bực, thấy con nói vậy, càng thấy tức hơn:
- Giỏi nhỉ, giờ cũng lý sự với cả mẹ cơ đấy! Ai nuôi con lớn thế này Trung!
Bà ngoài - mẹ chị Lan đang dọn dẹp trong phòng bếp. Nghe có tiếng xe máy và giọng của chị Lan, bà vội mở cửa ngó ra ngoài:
- Có chuyện gì mà hai mẹ con nói với nhau to thế! Nào, Trung vào đây bà xem, chà, dạo này phổng ghê, trông lớn hẳn lên!
Trung đi vào nhà, để ba lô lên tủ đồ, cậu chào bà nhưng mặt bí xị:
- Cháu chào bà, cháu cũng chả biết mẹ cháu tức gì mà cháu vừa nhảy từ xe xuống, có sao đâu mà mẹ cứ nói, mà còn nói nhiều nữa chứ!
Bà ngoại cười nói vỗ về:
- Ừ, có lẽ mẹ đi làm ở công ty công việc cuối năm nhiều quá, nên đâm ra hay cáu bẳn cháu ạ! Mà bà thấy mẹ cáu tý cũng được, có sao đâu. Ngày xưa mẹ cháu vốn ít nói lắm, hay giờ nói bù, kệ mẹ, lên nhà thay đồ ra rồi ăn cơm, còn học bài nữa. Bà biết Trung của bà thích bánh tẻ lắm, nên hôm nay ra chơi bà bảo dì út đặt bánh cho con đây!
Trung hớn hở:
- Bánh tẻ ạ bà, cháu thích lắm! Ở đâu bà, bà luộc chưa! Rồi Trung ra tủ bếp như muốn tìm để thử món đặc sản quê ngoại.
Bà ngoại cười:
- Bà luộc kia rồi, nhưng lên thay đồ rồi rửa tay sạch sẽ đã con ạ! Lên nhà làm đi, giờ bà dọn cơm, dọn bánh ra ngay đây!
Vừa lúc đó, anh Tiến đi từ tầng 2 đi xuống, giọng anh sang sảng:
- Hai mẹ con có chuyện gì mà ầm ĩ lên thế!
Chị Lan đang cởi giầy, nghe chồng hỏi vậy thì cứ như được cởi lòng:
- Mình còn đang loay hoay dựng xe nó đã nhảy phốc xuống, suýt ngã, bực mình quá!
Anh Tiến nhìn vợ cười:
- Nhưng không sao chứ gì, thế thì nhẹ nhàng thôi, giờ con lớn rồi, không phải thích gì, nghĩ gì nói nấy đâu! Em cứ cậy thế làm mẹ, anh thấy nhiều khi sai phè phè ra vẫn cứ nói át nó!
Hai vợ chồng đang nói chuyện thì Trung đi xuống. Anh Tiến muốn xoa dịu liền nói:
- Trung ạ, mẹ con dạo này có vấn đề rồi, bố con mình là cứ phải chịu trận đấy! Mệt lắm!
Trung thấy bố nói thế xị mặt ra đáp:
- Mẹ nhiều khi con thấy vô lý lắm, cái gì cũng nghĩ là mình đúng!
Thấy con trai nói vậy, chị Lan trợn mắt nhìn Trung:
- Con dạo này là hay cãi mẹ lắm đấy! Giờ khôn lớn rồi nên thích cãi phải không!
Trung nhìn bố nói:
- Ơ… ơ… bố thấy con nói đúng không, mẹ là cứ hay nghĩ sai, con có ý thế đâu!
Anh Tiến ngồi vào bàn so đũa, cười:
- Thôi được rồi, cả hai mẹ con đều đúng, chả có ai sai cả, nào ăn cơm thôi. Hôm nay bà ngoại ra chơi chứng kiến luôn hai mẹ con lý sự, chắc mai bà muốn về luôn. Ăn cơm đi mẹ, kệ hai mẹ con nó, cứ đứng đấy mà chí chóe!
Bà ngoại xoa dịu:
- Mẹ nó lên cất đồ, thay quần áo rồi đi ăn cơm. Mà thi thoảng hai mẹ con tranh luận tý cho vui cũng có sao đâu Trung nhỉ.
Chị Lan chạy lại chỗ Trung, một tay chị túm tay con trai còn tay kia chị luồn cù nách Trung:
- Ừ, mẹ biết cũng có lúc mẹ nóng tính, nhưng con cũng làm mẹ bực lên. Lần sau nhớ phải để ý, mẹ đang dựng xe mà tay mẹ yếu, dễ ngã ra đấy thì hai mẹ con đều bị đau, nhẹ thì xây xước mà nặng thì gãy chân, tay, rồi sưng đầu thì lại đi bệnh viện. Lúc đó còn khổ hơn, phải lường trước nguy hiểm mà phòng ngừa chứ!
Rồi chị cười:
- Thôi nào ra ăn cơm, nghe mùi bánh của bà hấp dẫn quá.
Ngồi vào bàn, anh Tiến nhìn Trung:
- Lúc nãy bố cứ trêu mẹ thôi, chứ mẹ nói đúng đấy. Các con làm gì cũng phải cẩn thận, sơ sễnh là đi bệnh viện, khốn khổ lắm!
Trung nhìn bố:
- Nhưng con có nói mẹ sai đâu, chỉ là sau đó mẹ lại cứ bảo con cãi.
Thấy Trung nói thế, anh Tiến cười gật gật đầu:
- Ừ thì bố cũng thừa nhận mẹ mày cứ đang chuyện nọ sọ chuyện kia, nhưng mẹ nói cũng không thừa. Các con cũng phải rút kinh nghiệm!
Trung vừa bóc bánh vừa nhìn mẹ:
- Nhưng mẹ cũng phải rút kinh nghiệm nữa chứ! Đâu phải người lớn thì nói gì cũng đúng đâu! Trẻ em cũng có lúc đúng chứ! Trẻ em cũng có quyền mà.
Cô em gái của Trung lên 9 tuổi từ nãy tới giờ cứ vừa ăn vừa mải nói chuyện với bà ngoại, giờ mới quay sang bố:
- Nhưng tại sao phải rút kinh nghiệm hả bố!
Chị Lan lên tiếng:
- Rút kinh nghiệm vì hư, bố mẹ nói một thì cãi hai, mai kia lớn lên cho đi học luật, làm luật sư mà cãi.
Trung lườm mẹ:
- Hừm, mẹ lại bắt đầu rồi đấy! Mẹ nói thế thôi, rút kinh nghiệm để tốt hơn chứ sao nữa!
Bà ngoại ngồi cạnh cười, bà vừa gắp thức ăn vào bát Trung vừa nói nhẹ nhàng:
- Thôi để cho con nó ăn. Cháu ăn bánh nữa không! Xong còn học bài nữa chứ!
Trung nói: - Vâng ạ!
Rồi cả nhà lại vui vẻ trở lại. Chị Lan cười thầm và nghĩ trẻ con giờ khôn hơn mình ngày xưa nhiều quá. Chúng được học, được tiếp cận nhiều với thông tin, sách báo, phương tiện công nghệ thông tin hiện đại. Cho nên chúng biết trẻ em cũng có quyền chứ không riêng gì người lớn.
>> Xem tiếp tại file tải về.
2. Kịch bản tuyên truyền Luật trẻ em
TIỂU PHẨM “Quyền của trẻ em”
Xin kính chào quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn đội viên. Sau đây chúng em xin gửi đến đại hội tiểu phẩm “Quyền của trẻ em”, với sự tham gia của:
- Bạn: Lan Anh trong vai Bà Tám
- Bạn: Thùy An trong vai Bà Năm
- Bạn: Ngọc Chiến trong vai bạn Bo
- Tôi Khánh Ly trong vai Liên đội trưởng
Hoạt cảnh xin phép được bắt đầu.
- Bà Tám: (Chạy từ bên ngoài vào, tay cầm cây roi hỏi) Chị Năm ơi! Thằng Bo nhà tôi có chạy qua đây không chị, không biết nó chạy đâu mất rồi?
- Bà Năm: (Từ trong nhà đi ra) Chị Tám hỏi bé Bo hả, nó không có qua đây. Mà sao? Trời đất, sao bữa nay chị lạ vậy, tay cầm roi mà giờ này lại còn ở nhà ?
- Bà Tám: Vậy mới chết, chị coi có tức không, nghe cô giáo mời, tôi bỏ buôn, bỏ bán vào trường thì mới biết là cô giáo nói nó nghỉ học ba bữa rồi.
- Bà Năm: Thôi chuyện đâu còn có đó, ngồi đây nói đầu nói đuôi tôi nghe coi, sao chị nói nó ngoan lắm, học bài mau thuộc còn siêng năng nữa mà.
- Bà Tám: Ờ tui có khen nó thật . Hồi sáng đang ngồi bán gặp cô giáo, cô hỏi tui .Dì hết bệnh rồi sao mà ra bán? Tôi hỏi, tôi bệnh hồi nào, mà ai nói vậy cô? Cô giáo nói, thằng bé Bo nó viết giấy xin phép nghỉ 3 ngày để nó ở nhà lo cho tôi bị bệnh.
- Bà Năm: Vậy 3 ngày đó thằng Bo đi đâu?
- Bà Tám: Nghe các bạn nói lại, nó ở trong quán nét chơi game giếc nào đó, mà quán nét ở đâu? Chị chỉ tôi, tôi đi kiếm nó, đánh nó một trận mới được.
- Bà Năm: Bé Bo đi học chị cho nó bao nhiêu tiền?
- Bà Tám: Sáng 20 000 đồng, chiều 10 000 đồng.
- Bà Năm: Nó đi học về chị có xem bài vở của nó không?
- Bà Tám: Nói thật chị: bán về rồi cơm nước, quần áo, việc nhà, mệt rồi còn hơi sức đâu nữa. Vả lại, học hành bây giờ khác hồi xưa nhiều quá.
- Bà Năm: Chị như vậy thành ra con nó hư là phải.
- Bà Tám: Thôi để tôi về kiếm nó đánh một trận rồi cho nó nghỉ học luôn.
- Bà Năm: Bà ngồi xuống, hạ hỏa đi, rồi tôi nói bà nghe, bà giận quá không được.
-Bá Tám: (Ngồi xuống) Tức quá mà.
-Bà năm: Mà này, tức có làm gì được ai không rồi mang bệnh, tôi nói cho bà biết này, bà giận quá đánh nó đen đủi trúng chỗ huyệt lại ân hận, rồi lại dính đến pháp luật.
-Bà Tám: Bà nói chi lạ rứa, con tôi tôi đánh răng mà lại dính đến pháp luật ?
-Bà Năm: Vậy chớ bà không nghe đài, coi ti vi à, nếu mình đánh con, răn dạy con khi mất bình tĩnh là vi phạm pháp luật đó . Bà dạy con kiểu đó thằng Bo nó chạy mất tiêu là phải.
- Bà Tám: Vậy chứ nó vậy không cho tôi đánh để nó càng hư ạ?
- Bà Năm: Thì bà kết hợp với cô giáo khuyên dạy nó, con nít mà.
- Khánh Ly: Chào mẹ, chào dì Tám! Con mới đi học về.
- Bà Năm: Con về rồi hả . Này, Con nói cho dì Tám con biết dùm mẹ đi, một hai dì đi kiếm bé Bo về đánh một trận cho đã nư, mẹ khuyên từ lúc nãy tới giờ mà chưa được .
-Ly: Mà bé Bo nó sao?
- Bà Tám: Nghỉ học chơi game, nói dối cô giáo là dì bệnh, phải đánh nó thì nó mới chừa.
- Ly: Không được đâu, dì giận đánh em là không tốt, đối với con trẻ chỉ cần khuyên bảo là được rồi “nói phải củ cải cũng nghe” , “nói ngọt lọt đến xương” mà dì,.
- Bà Tám: Thằng đó mà nói ngọt hả.
- Ly: Con thấy bé Bo cũng ngoan thôi để con gặp em con khuyên bảo cho .Mà dì biết không con trẻ cũng có quyền đó gọi là quyền trẻ em đó.
- Bà Tám: Lại có chuyện đó à, con nít mà cũng có quyền chi rứa?
- Ly: Có chứ. Sáng nay chúng con được nhà trường cho học quyền trẻ em .Theo luật bảo vệ chăm sóc trẻ em thì trẻ em có tới 10 quyền.
- Bà Tám: Quyền chi mà nhiều rứa. Nói tao nghe.
- Ly:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Quyền sống chung với cha mẹ
- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
- Quyền được chăm sóc sức khoẻ
- Quyền được học tập
- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
- Quyền được phát triển năng khiếu
- Quyền có tài sản
- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.
Trong đó có quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
-Bà Năm: Đó bây giờ dì đã tin tôi chưa ?
- Ly: Dì Tám nhớ cái bữa tòa xử Giang- Thơm đánh Hào không? Bữa đó dì phản ứng nhiều lắm mà.
- Bà tám: Ừ - mà con tao tao đánh.
- Bà năm: Sao mà hở ra là đánh, bà cứ đánh, cứ chửi, cho tiền thôi là không được đâu . Phải khuyên bảo từ từ.
- Ly: Sắp tới BCH Liên đội trường con sẽ kết hợp với Đoàn- Đội của trường và sẽ gặp riêng những em cá biệt này khuyên bảo, động viên. Đâu phải lúc nào bạo lực cũng thắng đâu dì Tám.
- Bà Tám: Nghe bây nói tao nghĩ cũng phải, nói như chị năm tui cũng quá đáng thật- Tôi đánh con là đánh cho hả cơn giận luôn, buôn bán mệt rồi phó mặc việc học cho nó với cho nhà trường, ai ngờ.
- Bà Năm: Thôi bây giờ bà về, đi buôn bán tiếp, đừng có kiếm đánh nó nữa, chút nữa hết tiền đói bụng nó về hà, để đó tui với con Ly lo dùm cho.
- Ly: Mẹ con nói đúng đó dì. Để con gặp em con nói chuyện. Chúng con sẽ giúp bé Bo hiểu và không tái phạm nữa.Có cái này con nói với dì, dì đừng giận con.
- Bà Tám: Gì mà giận, bây nói đi.
- Ly:Dì không giận nha!
- Bà Tám: Gì mà vòng vo hoài vậy.
- Ly: Dì đừng chưởi bậy con, “ Cái đồ, cái thứ” nghe ghê quá, còn nữa dì đừng cho tiền nó nhiều, cho nhiều là tạo điều kiện cho nó đi chơi đó!
- Bà Tám: Rồi nó đói nó chết sao?
- Ly: Cho đủ tiền ăn sáng thôi, con không biết dì cho bao nhiêu mà con thấy nó tiêu sang lắm.
- Bà Năm: Hồi nãy dì nói với má một ngày cho 30 000 , sáng 20 000, chiều 10 000.
- Ly: Trời, như vậy là nhiều quá đó dì.
- Bà Tám: Ừ để dì coi lại. Thôi thì trăm sự dì nhờ con, khuyên nó dùm dì, dì có một mình nó , cho nên nó đòi cái gì cũng có. Chắc tại dì cưng nó quá nên vậy. Con giúp dì nha.
- Bà Năm: Ly à, con cố gắng kèm cặp, khuyên giải giúp em nha .
- Ly: Dạ, dì và mẹ cứ yên tâm đi, con là liên đội trưởng mà.
-Bà Tám: Cám ơn mẹ con chị, hôm nay tôi hiểu được rất nhiều điều. Thật tình cảm ơn mẹ con chị nhiều lắm.
- Bo: Con chào mẹ, chào dì Năm, chào chị!
- Bà Tám: Bo ạ! Mẹ xin lỗi con vì trong thời gian qua mẹ chưa quan tâm con đúng mực. Từ nay con nhớ chăm chỉ học hành con nhé !
Bo: Mẹ tha lỗi cho con mẹ nhé ! Con hứa với mẹ từ nay con sẽ không chơi game chăm chỉ học hành để không làm mẹ buồn lòng nữa đâu.
Ly: Bo ạ ! Từ nay buổi tối em sang nhà chị , chị em mình cùng học nhóm. Chị em mình cùng phấn đấu để không hổ danh là học sinh trường Tiểu học Thạch Châu – Trường luôn dẫn đầu trong mọi phong trào chung của huyện em nhé !
Bo: Dạ ! Hãy quan tâm, yêu thương , gần gũi trẻ em nhiều hơn , tôn trọng quyền của trẻ đó là niềm mong muốn lớn nhất của thế hệ trẻ trong giai đoạn phát triển Hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước hiện nay.
Ly: Quan tâm, giáo dục con đúng cách, phối kết hợp mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội đó chính là thông điệp mà chúng em muốn gữi gắm qua hoạt cảnh này. Cuối cùng xin được kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, lời chào hạnh phúc.
Chúc đại hội thành công tốt đẹp !
3. Tiểu phẩm về quyền trẻ em

Tiểu phẩm: Bố ơi! Con muốn đi học
Tại một ngôi nhà nhỏ giữa làng, tiếng gọi vang lên ồn ã...Ông Bảo về đến nhà trong bộ dạng say sỉn, bước chân đến cửa ông đã gọi lớn trong giọng say:
Ông Bảo: Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo.
Vợ ông đang dọn đồ trong bếp, thấy chồng về trong bộ dạng say xỉn, liền chạy ra đỡ và dìu vào nhà.
Bà Bảo: Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này nữa, rõ khổ, ngày nào cũng vậy. (giọng bà buồn rầu, than vãn).
Ông Bảo bước đi loạng choạng gọi to với giọng say không quan tâm gì đến bà vợ đang dìu mình vào nhà.
Ông Bảo: Không học hành gì cả! Vợ với chả con, đẻ toàn vịt lại bay đi…!
Chả là nhà ông Bảo thuộc hộ nghèo của làng, vợ ông sinh được 4 người con nhưng toàn con gái, còn ông thì quyết đẻ đến khi có thằng cu nối dõi mới thôi.
Bà Bảo (vừa dìu vừa nói): Con nào chả là con, thà nuôi dạy cho tốt còn hơn đẻ nhiều, còn phải nuôi dưỡng con cái, chăm sóc để chúng học hành nên người chứ!
Bà dìu ông vào nhà, ông Bảo thiếp đi vì say, Bà thờ dài và đi ra. Sáng hôm sau, Ông Bảo và Bà Bảo ngồi tại bàn uống nước, Hằng đang đang ngồi đọc chuyện ở hiên bên hè, ông Bảo nói với vợ.
Ông Bảo: Tôi tính rổi, nhà mình nghèo, lại đông con, mà con Hằng cũng đã 13 tuổi-lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 6 miệng ăn chớ ít gì đâu.
Ông Bảo: Hôm qua tôi nghe ông Kiên (xóm trên) nói con gái út của ông ấy còn kém cái Hằng nhà mình hai tuổi mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ không ít đâu, ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Hằng lên phụ giúp cho quán ăn của người nhà ấy ở trên thị xã…, đi làm vừa có tiền phụ thu nhập cho Bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào?
Bà Bảo:Nhưng mà nó đang đi học, vợ chồng mình tuy nghèo nhưng phải cố cho nó cái chữ. Có cái chữ nó mới học được nghề, có nghề nghiệp ổn định kiếm sống mới dễ hơn ông ạ! Sao ông lại nói như vậy, thời nay con trai, con gái đều như nhau, còn nào chả là con.
Hằng đang đọc chuyện, nghe bố mẹ bàn việc nghỉ học để đi làm, em bước vào nhà, hai dòng nước mắt, em vừa khóc vừa lay vào vai bố nói.
Hằng: Bố mẹ cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa giúp bố mẹ. Mẹ nói với bố cho con đi học đi, con không muốn bỏ học đâu.
Ông Bảo: Tao đã quyết rồi, không học hành gì cả. Con gái con đứa đi học cho lắm cũng chẳng để làm gì với lại mày không đi làm lấy đâu tiền, mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, vừa kiếm tiền vừa học nghề, rồi lớn lấy chồng là xong.
Bà Bảo: Ông ạ. Đúng là vợ chồng nhà mình nghèo, mà chả có dư dả gì, xong tôi nghĩ cứ để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi. Cái nghèo sẽ lại đeo bám. Tôi sẽ cố kiếm thêm việc làm thêm, rồi tăng gia sản xuất để bố con đỡ khổ. Với lại con Hằng cũng phải cố gắng học cho tốt để bố mẹ nở mặt nở mày ra.
Ông Bảo: Tôi đã quyết định, mẹ con bà không được bàn ngang. Mà bà xem ở cái làng này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm, có đứa nào học hành đâu mà vẫn nên người đấy thôi. Tôi đã quyết không được cãi. Từ mai con Hằng nghỉ học đi phụ bếp ở nhà hàng người thân ông Kiên, tôi thu xếp rồi. Làm trái lời là đừng có trách.
Nói rồi ông đứng lên đi ra ngoài. Hằng ôm mẹ khóc nức nở.
Tại nhà Hằng, cô giáo và đại diện ban cán sự lớp vừa đến gọi cửa. Mẹ Hằng ra mở cửa mời cô và các bạn của Hằng vào nhà, trong nhà ông Bảo đang ngồi bên chai rượu, cô giáo bước vào nhà chào bố của Hằng.
Cô giáo: Tôi xin giới thiệu tôi là Cô giáo chủ nhiệm của em Hằng, còn đây là các bạn học cùng lớp với em Hằng nhà ta (chỉ tay vào các em). Mấy hôm nay, thấy em Hằng không đi học nên hôm nay chúng tôi đến đây là để thăm gia đình và tìm hiểu lý do tại sao em Hằng lại bỏ học ?
Ông Bảo : Cô biết đấy, nhà tôi nghèo, không có tiền nuôi 4 chị em nó ăn học nên tôi cho nó nghỉ. Thế thôi. Mà cô cũng không cần phải khuyên răn tôi về chuyện bỏ học của nó đâu. Tôi tự giải quyết được việc này.
Cô giáo: Sao anh lại nói như thế. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm, không đơn giản đâu anh.
Ông Bảo: Việc nhà tôi tôi lo, không cần cô nói vào.
Cô giáo: Em biết nhà anh kinh tế khó khăn nên anh mới cư xử như vậy, em biết anh cũng đau lòng lắm, làm cha làm mẹ ai chả muốn con cái học đàng hoàng, sau này có công ăn việc làm ổn định và làm người nhưng …
Ông Bảo: Thôi, cô không cần giải thích.
Cô giáo: Anh chị nhìn xem, em Hằng mới chỉ 13 tuổi, cái tuổi của cháu phải được ăn học, vui chơi… việc anh chị bắt cháu bỏ học và bắt cháu đi làm là lỗi của những người làm cha làm mẹ và vi phạm về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
Ông Bảo: Cái gì? Trẻ em mà cũng có quyền nữa à? Quyền là ở tôi.
Cô giáo bình tình, nhẹ nhàng giải thích thuyết phục ông Bảo.
Cô giáo: Theo quy định của Luật trẻ em năm 2016 tại Điều 16 và 26 thì trẻ em có quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động. Pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động, rồi cản trở việc học tập của trẻ em…
Cô giáo: Anh Bảo ạ, tôi mong anh suy nghĩ lại, đồng ý cho cháu Hằng trở lại lớp học. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ em là tương lai của đất nước. Để phát triển những mầm non tương lai không những gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo điều kiện đẻ được phát triển. Trong lớp, em Hằng là một học sinh giỏi, anh chị nên tiếp tục cho cháu đi học, vì chỉ có học mới là cánh cửa mở ra tri thức và sẽ là đôi cánh chắp cánh ước mơ thoát nghèo.
Bà Bảo: Ông ơi! Cô giáo nói đúng đó. Tôi đã nói ông rồi mà ông đâu có nghe tôi đâu nên mới đến cơ sự này. Thôi thì vì con, nể lời cô giáo, ông cho con Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập, chi tiêu tằn tiện để nó được đi học.
Nghe cô giáo và vợ thuyết phục, ông Bảo ngồi trầm ngâm, rồi thấy mình làm vậy là có lỗi với con, ông đi lại bên con gái, giọng nói của ông dịu xuống.
Ông Bảo: Ừ thì… cũng chỉ vì nhà mình nghèo, con đông như thế này lấy tiền đâu mà đi học hả con, cho con đi làm bố cũng thương lắm.
Hằng phấn khởi chạy lại ôm bố: Bố! Con cám ơn bố! Con muốn đi học lắm. Con sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ và thầy cô. Con sẽ phụ giúp bố mẹ những việc gia đình để bố mẹ đỡ khổ. Bố cho con đi học trở lại nhé.
Ông Bảo ôm con gái, mắt rưng rưng, cô giáo và các bạn như cũng vui lên.
4. Tiểu phẩm, lời giới thiệu hội thi tìm hiểu Luật trẻ em
HỘI THI CÙNG KHÁM PHÁ
1. Vòng 1 (Chào hỏi không quá 3ph).
*Bạn........ Kính thưa Giám khảo.
Kính thưa hội thi.
Chúng em đến từ
Đơn vị Phước Tiến.
Đội SBPT
(Viết tắt Sống còn ; Bảo vệ;Phát triển; Tham gia và SỨC BẬT PHƯỚC TIẾN)
Xin được giới thiệu ;
* Tập thể: Học sinh Ngô Quyền/ oai phong lắm đó
Chăm chỉ học hành/ cùng nhau vượt khó.
Học sinh lễ phép/ là Phước Tiến A
Chăm ngoan học giỏi/ tòan trường như thế.
Học sinh vượt khó/ là Phước Tiến B.
Đi học đường xa/ lại giúp việc nhà.
Tất cả thành viên/ quyết tâm chiến thắng
Đòan kết một lòng / hướng tới tương lai.
1/ HOA"SỐNG CÒN"
Thành viên đội em tên các loài hoa
Hoa nào cũng quý Hoa nào cũng thơm
Hoa mà thích nhất Là tên của em
Ước mơ Sống còn Giúp đời thêm tốt
2/QUỲNH "PHÁT TRIỂN"
Tên em là Quỳnh
Loài hoa thơm ngát
Em luôn đi trước
Hoạt động trường em
Các bạn đồng lòng
Ra sức xây dựng
Nét đẹp trường em
Không ngừng Phát triển
3/TRÂM "NHÓM QUYỀN"
Nói đến tên Trâm
Bạn nào cũng thích
Cái tên cao quý
Em luôn tự hào
Cũng chính vì thế
Em học khỏi chê
Ba mẹ vui lòng
Thầy cô thương mến
4/ NHUNG ĐƯỢC:BẢO VỆ"
Nhung đến từ trường Tiểu học Tiến A
Mấy bạn hay đùa Gọi là ca sĩ
Dáng người nho nhỏ Không phải Hồng Nhung
Ai cũng xung phong Nhóm quyền Bảo vệ
5/THẢO "THAM GIA"
Thành viên thứ 5 Tên em là Thảo
Học sinh lớp 4 Tiểu học Tiến B
Tính tình nhút nhát Lại thích tham gia
Phong trào thiếu nhi Và sinh hoạt nhóm
* Tập thể:
ĐẾN VỚI HỘI THI ĐỘI CỦA CHÚNG EM
HỌC HỎI LÀ CHÍN PHẦN THƯỞNG LÀ MƯỜI.
CHÚC CÁC ĐỘI CHƠI TINH THẦN THOẢI MÁI
QUYẾT CHÍ THAM GIA CÙNG NHAU KHÁM PHÁ.
*Bạn........: Nhóm quyền: Nhóm quyền: Nhóm quyền: Nhóm quyền: | Tập thể Sống còn (tay phải đặt lên ngực) Bảo vệ (Năm tay nha) Phát triển (Đưa 2 tay lên cao) Tham gia (5 thành viên đặt tay lên nhau hô 1-2-3-4-5: vỗ tay 1-2-3 và 12345 |
Chúng em đến sân chơi này với tinh thần:
Tập thể:
GIAO LƯU, HỌC HỎI, TỰ TIN, CHIẾN THẮNG
XIN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CỔ VŨ CHO ĐỘI CHÚNG EM./
2. Vòng 2 (Khởi động): phần thi trả lời các câu về Quyền trẻ em.
XEM BỘ ĐỀ THI Quyền trẻ em
3. Vòng 3 (Tranh tài): chuyền chanh bằng muỗng.
TRANH TÀI |
Mỗi đội có 5 bạn đứng thành một hàng ngang. chỉ dùng miệng chuyền những quả chanh từ người đầu tiên đến người cuối cùng ngậm chiếc muỗng, bên trên có quả chanh nhẹ nhàng di chuyển đến chiếc cốc ở vạch đích và cho quả chanh vào cốc. Nếu đội nào chuyền được 5 quả chanh đầu tiên vào cốc sẽ được 30 điểm, đội thứ hai sẽ được 20 điểm và đội cuối cùng sẽ được 10 điểm. Trong trường hợp các bạn đang chuyền chanh, nhưng quả chanh bị rơi thì phải quay về vạch xuất phát để chuyền lại từ đầu. |
4. Vòng 4 (Cùng khám phá): phần thi tiểu phẩm với nội dung về Quyền trẻ em.
Nhung:
Công ước về quyền trẻ em
Cha mẹ Ánh có hay
Niềm hạnh phúc mong manh xây nhầm tổ ấm
Đó là nội dung tiểu phẩm tình huống của đội 2 ..................
Với các vai
Bạn: Trâm Lớp 7 Trong vai Ánh
Bạn: Thảo Lớp 4 Trong vai Bảo
Bạn: Hoa Lớp 8 Trong vai Chú Heo - Bố Ánh
Bạn: Quỳnh Lớp 8 Trong vai Bà Dinh - Mẹ Ánh
Bạn: Nhung Lớp 5 Trong vai Ông Tư - Bố Bảo (Người dẫn)
Tiểu phẩm xin được phép bắt đầu
Xin mời theo dõi Cảnh 1: Một bất ngờ đến với Ánh
Lời thoại từ bên trong:
*Bảo: Con mời bác (Cụng ly .. âm thanh).
Nếu con là rể của bác ngày nào bác cũng có tiền uống rượu. Con gái mà học nhiều cũng chẳng giúp gì được.(Giọng người say)
*Bố Ánh:
- Ái chà có thằng con rễ như mày cũng tốt đấy
- Uống tiếp ly nữa nào. (Cụng ly .. âm thanh).
- Say quá....Tao về trước đây ..."Uống rượu mà không say ai nào hay..."
(Cầm chai rượu đi vào tư thế người say..).. . Ánh đâu ra đây tao bảo.
*Ánh:
- Dạ con đang học bài thi. (Cầm cuốn vở chạy ra): Ba gọi con có chuyện gì không ạ!
*Bố Ánh: Học với hành; thi với cử; bỏ hết; mày không cần phải đi học, mày phải......
*Ánh: dạ... dạ ba nói gì ạ..., con ....con ...để con đi học nghe ba.
*Bố Ánh: Học có no không? có giàu không? có ăn được chữ không..
*Ánh: Con không chịu đâu. Ba cho con đi học sau này mới mong.....
*Bố Ánh: Ba cấm con cãi lời của ba....,Con với cái...nói không biết nghe lời,(bước tới dựt quyển vở trên tay vứt xuống đất), từ nay không được nói tới đi học nữa.
*Ánh: khóc - xin ba cho được đi học.
* Bà Dinh: (Chạy ra ôm Ánh) Trời ơi là trời! Ông lại say à!
*Bố Ánh: Bà ngồi xuống nghe tui nói: Tui tính rồi, nhà mình nghèo, đông con, mà con Ánh cũng lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi.Tôi đã hứa gã con Ánh cho thằng Bảo
* Bà Dinh: Ừ phải rồi con, con mà ưa thằng Bảo, thì con như bà hoàng không phải làm gì? Ba mẹ muốn con giàu có, sống cuộc sống giàu sang có phải hạnh phúc không? ba con nói phải đấy học làm chi cho khổ.
*Ánh:
Ba mẹ có biết con mới học lớp 9, thì làm sao hiểu biết về luật hôn nhân mà nói chồng với con.(Khóc và đứng dậy mẹ theo con đi vòng và đi vào)
Nhung: bấm điện thoại cho bố Ánh
*Bố Ánh:
- Nghe điện thoại reo: ALO.... Anh Tư đó à?
- Ai? ......À thằng Bảo nó về lâu lắm rồi.
- Ái chà! .. cái chuyện đó thì.... con gái tôi làm dâu nhà anh thì phúc cho nó còn gì?
(cầm điện thoại đi vào bên trong)
Nhung: Xin mời theo dõi Cảnh 2: Cuộc sống của vợ chồng Ánh
* Ánh: Anh ơi! dậy ăn mà đi làm!
* Bảo: Tao đang ngủ có biết không? đi làm thì cứ đi đi tao không đi.
* Ánh: Hôm nay anh mệt thì em đi làm một mình vậy.(vác cuốc đi ra ngoài sân khấu)
Nhung: bấm điện thoại cho Bảo:
* Bảo: (Chuông reo) Alo tao nghe...
Nhung (nói vọng ra giọng nam) ra quán uống cafe rồi tiếp tục ván bài hôm qua chứ
* Bảo: OK- tao đến
* Ánh: (Vác cuốc gọi) Anh ơi! Sao không bật đèn lên- anh đau à...trời ơi đi đâu mà cửa ngỏ không đóng..chồng ơi là chồng.....( đi lui tới dọn dẹp nhà)
* Bảo: (say vừa đi vừa hát) Ai trên đời chẳng uống rượu/ đã uống rượu thì sợ chi vợ/
* Ánh: Anh say quá rồi - anh vào nhà đi...
* Bảo: Ai bảo tao say... tiền đâu đưa tao đi trả nợ....
* Ánh: Tiền đâu nữa mà anh hỏi,anh có biết, ngày nào em cũng phải một mình lên nương làm thì không kịp mùa vụ, còn anh thì cứ hết bài, đến rượu chẳng chịu đi làm cùng em..... ba mẹ ơi! từ khi nghỉ học để theo chồng con chưa có biết hạnh phúc là gì mà khổ ơi là khổ ... con buồn với ba mẹ lắm...xỉu ( tất cả vào đưa Ánh ra ..)
Nhung: Tiểu phẩm xin được kết thúc. ( Tất cả cùng ra đứng chào)
Nhung: THEO Các bạn BỐ MẸ ÁNH ĐÃ VI PHẠM QUYỀN TRẺ EM NÀO?
NẾU LÀ ÁNH BẠN SẼ LÀM GÌ?
* Các nhóm quyền của trẻ em. - Nhóm quyền sống còn.
- Nhóm quyền được bảo vệ.
- Nhóm quyền phát triển.
- Nhóm quyền tham gia.
* Một số quyền trong bốn nhóm quyền.
Quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại.
Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, quyền được bài tỏ ý kiến, nguyện vọng.
Quyền của Bố là có trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người. Thứ hai con chưa đến tuổi lao động, bắt con ngươi đi lao động nặng nhọc, Thứ ba: đến tuổi đi học ngươi khơng cho con ngươi đi học.
5. Video tuyên truyền Luật trẻ em
Tải Kịch bản tuyên truyền Luật trẻ em về máy để xem đầy đủ nội dung
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Kịch bản chương trình giao lưu tiếng Việt dành cho dân tộc thiểu số hay, ấn tượng nhất 2025
8 Bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường 2025
Kịch bản tiểu phẩm thi dân vận khéo 2025
Hoạt cảnh ngày 22/12
Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông năm 2025 giải cao
Top 8 Kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 hay nhất
- Chia sẻ:
Tuấn Anh
- Ngày:
Kịch bản tuyên truyền Luật trẻ em 2025
3,8 MB 05/03/2025 9:39:00 SATheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Cách đăng ký cuộc thi học và làm theo Bác 2025
-
Mẫu giấy hoa thi viết chữ đẹp (30 mẫu)
-
Nghị quyết số 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT đã quán triệt thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nào?
-
Bài tham luận về dân vận khéo 2025
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII cho Đảng Viên
-
Đáp án Cuộc thi Edupia - Vì Nghệ An giỏi Tiếng Anh năm 2024
-
Đáp án thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển - Tuần 4
-
Đáp án tìm hiểu Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam
-
Câu hỏi về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2025 mẫu
-
Đại sứ văn hóa đọc 2025 đề 1
-
Giới thiệu sơ lược về bản thân 100 từ
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên 2025
-
Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển “Stop” trong trường hợp nào?
-
Bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 13 mẫu
-
Bài dự thi viết Trường học hạnh phúc 2025
-
Mẫu bìa bài dự thi chính luận 2024 đẹp nhất
-
Đáp án thi trực tuyến thanh niên Việt Nam về lí luận chính trị
-
Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng?
-
Sáng tác một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
-
7 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2025 mới nhất

Bài viết hay Bài dự thi
Đăng ký tài khoản 1010 năm Thăng Long
Đáp án cuộc thi Giao thông học đường 2019
Diễn văn kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Hoạt động trải nghiệm
Hướng dẫn đăng ký tham gia cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến Quảng Nam