Kế hoạch tổ chức Đêm hội trăng Rằm 2023 mới nhất

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu cho thiếu nhi 2023 là một trong những hoạt động được ủy ban các cấp cũng như các trường, doanh nghiệp rất chú trọng để tạo ra một ngày lễ thật vui và ý nghĩa cho các em nhỏ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu kế hoạch tổ chức vui tết Trung thu 2023 với đầy đủ các nội dung chỉ đạo và hoạt động tổ chức trong đêm Trung thu để tổ chức đêm hội trăng Rằm 2023 hay và ý nghĩa nhất.

Các mẫu Kế hoạch tổ chức Đêm hội trăng Rằm bao gồm mẫu kế hoạch chỉ đạo tổ chức Tết Trung thu trường Tiểu học, kế hoạch tổ chức Tết trung thu cho trẻ mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Kịch bản Đêm hội trăng Rằm siêu hay

Loa…loa….loa…loa…

Trung thu ngày hội

Đón chị Hằng Nga

Cùng với chúng ta

Múa ca mừng hội

Loa….loa…loa…loa…

Loa….loa…loa…loa…

Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!

- Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.

- Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...

- Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga

- Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng.

- Chú cuội: Đi ra

- Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao

“Chú cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.

- Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non .... các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?

- Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!

Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):

Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ)
Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.
Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.

Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.

Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ...những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.

Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):

Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ
Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác...)
Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:

Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:

Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)
Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú Cuội)
Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)
Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)
...
Giới thiệu các tiết mục:

Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát

Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)

Lời dẫn giới thiệu bài hát

Tiết mục 1: đơn ca ''Thùng thình"

Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...

Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)

Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...

Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy

Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................của................................

Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.

Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình.
Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động.
Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.
Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa?

Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.

1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!

Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay

Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng

Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.

2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất

Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to

Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.

3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước

Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.

Phá cỗ - Tặng quà:

Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.

Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty ...., cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 20....

2. Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu trường Tiểu học

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM”

NĂM HỌC 2023-2024

I. MỤC ĐÍCH.

- Thông qua các hoạt động của: “Đêm hội trăng rằm”, mang đến cho các em không khí vui tươi; Tạo sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, phấn khởi cho các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu, động viên các em bước vào năm học mới, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

- Thông qua hoạt động vui Tết Trung thu giáo dục các em học sinh nét văn hóa dân gian truyền thống. Đồng thời, thông qua các hoạt động của “Đêm hội Trăng rằm”, có sự tham gia của Cha mẹ học sinh, giúp các em biết được tình cảm của gia đình, nhà trường và cả xã hội dành cho Thiếu niên-Nhi đồng. Từ đó, học sinh có ý thức hơn trong việc học tập và rèn luyện của bản thân.

- Nâng cao tình đoàn kết, yêu thương trong học sinh.

II. THÀNH PHẦN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:

1.Thành phần tham gia:

- Học sinh toàn trường.

- Cha mẹ học sinh.

- Toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường.

2.Thời gian:

- 14 giờ 00, ngày .../9/023 (ngày 15 tháng 8 âm lịch) tổ chức tại cơ sở Chính (HS cả 02 cơ sở tập trung về trường chính để tham gia.)

3. Địa điểm:

Tổ chức tại Trường tiểu học Thị Trấn 1(cơ sở trường chính)

III. NỘI DUNG

1. Thi “Trưng bày lồng đèn Trung thu”:

- Đối tượng tham dự: Học sinh các khối lớp 1,2, 3, 4, 5 (cả 02 cơ sở)

- Yêu cầu:

+ Mỗi lớp làm sẵn ít nhất 02 lồng đèn có kiểu dáng khác nhau để dự thi.

+ Lồng đèn đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ; chất liệu gần gũi thân thiện với môi trường; khuyến khích sự sáng tạo của các lớp.

+ Lồng đèn được trưng bày phối hợp trong mâm cỗ của mỗi lớp.

2. Thi trưng bày mâm cỗ:

- Đối tượng tham gia: Học sinh; cha mẹ học sinh, thầy cô giáo.

- Yêu cầu:

+ Mỗi lớp chuẩn bị sẵn gồm: trái cây, bánh, kẹo, đồ chơi, .... để trưng bày 01 hoặc 02 mâm cỗ.

+ Mâm cỗ trưng bày đẹp mắt; đồ dùng để trang trí thân thiện với môi trường. Khuyến khích sự sáng tạo trong trang trí, trưng bày mâm cỗ. Mâm cỗ được trưng bày phù hợp với chủ đề “Đêm hội trăng rằm”. Có tên lớp và thông điệp mà “tác giả” muốn gửi đến hội thi.

+ Thời gian hoàn thành phần trưng bày mâm cỗ và lồng đèn: 60 phút.

3. Thi múa lân.

- Thời gian: Từ 15 giờ 30 phút. Tại tiền sảnh trường TH Thị Trấn 1

- Đối tượng tham gia dự thi: Học sinh toàn trường.

- Yêu cầu:

+ Mỗi lớp chọn ít nhất 01 đội lân để dự thi; Mỗi lớp có thể tham gia thi 02 hoặc 03 đội lân.

- Hình thức thi:

+ Các đội lân dự thi theo khối lớp. Mỗi lượt thi, gồm tất cả các đội lân trong khối lên thi. Các đội lân nhảy theo nhịp trống của BTC. Mỗi khối BTC sẽ chọn 01 hoặc 02 đội lân nhảy đẹp nhất để vào vòng chung kết.

4. Nhảy phá cỗ:

- Toàn trường lựa chọn 01 đội phá cỗ chung, khoảng 30 em, gồm học sinh lớp 3,4,5. Mỗi lớp có 01 đội phá cỗ của lớp mình, gồm tất cả học sinh trong lớp.

- Đội nhảy phá cỗ của trường và của lớp sẽ nhảy phá cỗ theo tiếng nhạc. Khi có hiệu lệnh của BTC “Phá cỗ!” HS sẽ phá cỗ.

IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1/ Thi trưng bày mâm cỗ và lồng đèn:

- Giải Nhất: 01 giải, kèm giấy khen và hiện vật trị giá: 200,000 đồng

- Giải Nhì: 02 giải, kèm theo giấy khen và hiện vật trị giá: 150,000 đồng

- Giải Ba: 03 giải, kèm theo giấy khen và hiện vật trị giá: 100,000 đồng.

- Giải KK: 11 giải, kèm hiện vật trị giá 50,000 đồng.

2/ Thi múa lân:

- Giải Nhất: 01 giải, kèm giấy khen và hiện vật trị giá: 200,000 đồng

- Giải Nhì: 02 giải, kèm theo giấy khen và hiện vật trị giá: 150,000 đồng

- Giải Ba: 03 giải, kèm theo giấy khen và hiện vật trị giá: 100,000 đồng.

- Giải KK: 11 giải, kèm hiện vật trị giá 50,000 đồng.

V. KINH PHÍ

1/ Kinh phí phát thưởng: 2,700,000 đồng

2/ Kinh phí mua bánh trái cho mâm cỗ của trường: 1,000,000 đồng

3/ Kinh phí in bạt: 500,000 đồng

Tổng cộng: 4,200,000 đồng

(Bốn triệu hai trăm ngàn đồng chẵn)

Kinh phí tổ chức “Đêm hội trăng rằm” được trích từ quỹ Phụ huynh, năm học 2023-2024

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Đối với BGH

- Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện. Ban hành QĐ thành lập BTC; Ban giám khảo “Đêm hội trăng rằm”.

- PHT căn cứ kế hoạch đôn đốc các lớp và Liên đội thực hiện đạt hiệu quả.

2/ Đối với Chi đoàn TNCSHCM và Liên Đội

- Căn cứ KH, chủ động thời gian luyện tập đội nhảy phá cỗ cho học sinh (khoảng 30 em). Chi đoàn phân công các đoàn viên thanh niên quản lý các hoạt động của “Đêm hội trăng rằm”, đảm bảo các hoạt động của ngày hội diễn ra vui tươi và an toàn.

- Phân công đoàn viên mua và trưng bày mâm cỗ của trường.

3/ Đối với GVCN các lớp:

- Phối hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các em vui tươi và có ý nghĩa.

- Phối hợp với Liên đội luyện tập cho học sinh nhảy phá cỗ.

- Động viên học sinh chuẩn bị lồng đèn ông sao để tham gia nhảy phá cỗ, mỗi em 01 cái.

4/ Phân công nhiệm vụ cụ thể:

- Dẫn chương trình chung “Đêm hội trăng rằm”: Thầy Huỳnh Văn Tuyến-BTCĐ.

- Trật tự: GV nam.

- Âm thanh, loa máy: Thầy Chính, thầy Thuần.

- Chụp ảnh: Thầy Hải.

- Trang hoàng sắp xếp bàn ghế và phân chia khu vực của các lớp: sáng .../9/2023: GV nam và chi đoàn.

* Lưu ý: Sau khi phá cỗ chung toàn trường, học sinh về liên hoan tại lớp. Các lớp ở Bãi Quả về phòng ăn bán trú để liên hoan.

Trên đây là kế hoạch tổ chức: “Đêm hội Trăng rằm” cho học sinh toàn trường trong Tết Trung thu, năm 2023. Đề nghị các tổ chức và cá nhân được phân công thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ.

3. Kế hoạch tổ chức Đêm hội trăng Rằm mầm non

KẾ HOẠCH

Tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các cháu mẫu giáo nhân dịp Tết Trung thu năm 2023

Căn cứ ....................................................................................................

Căn cứ .....................................................................................................

Trường Mẫu giáo .............xây dựng kế hoạch tổ chức “Đêm hội trăng rằm”cho các cháu mẫu giáo nhân dịp Tết Trung thu năm 2023 cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

- Thu hút, tập trung tất cả các cháu tham gia các hoạt động lễ hội trong trường mầm non, góp phần tạo sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, vui tươi, phấn khởi cho các cháu nhân dịp Tết Trung thu.

- Nhằm phát huy vai trò, chức năng hoạt động của các đoàn thể.

- Huy động mọi nguồn lực, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác, chăm sóc giáo dục trẻ.

II. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: Được tổ chức từ .... đến ..... ngày ..../9/2023 (nhằm ngày 14/8 âm lịch)

- Địa điểm: Trường Mẫu giáo ...............

III. Đối tượng tham gia, khách mời:

1. Đối tượng tham gia: Các cháu mẫu giáo đang học tại trường 150 trẻ

2. Khách mời: Lãnh đạo cấp ủy, Ủy ban, HĐND và các ban ngành, đoàn thể trong xã, Ban đại diện phụ huynh học sinh.

IV. Nội dung chương trình:

- Văn nghệ chào mừng.

- Giao lưu văn nghệ, kể chuyện với chủ đề “Vui hội trăng rằm”.

- Giao lưu với các trò chơi.

- Múa lân.

- Phá cổ.

- Tặng quà bánh, lồng đèn, đèn cầy cho các cháu.

V. Hình thức tổ chức:

Đêm trăng rằm có chị Hằng, giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi dân gian, phá cỗ.

Phân công:

Phụ trách chương trình: ........................................................................

Âm thanh: .............................................................................................

Chị Hằng: ..............................................................................................

Chú Cuội: ...............................................................................................

Tiết mục văn nghệ: Mỗi lớp

Trang trí sân khấu, làm lồng đèn: ..........................................................

Chuẩn bị quà, nước (trẻ, đại biểu): ........................................................

Quản trẻ, điều động trẻ tham gia trò chơi: .............................................

Tiếp khách: .............................................................................................

Điều động xe, chuẩn bị bàn ghế: Bảo vệ

V. Tổ chức thực hiện:

Trường xây dựng kế hoạch, trình đến UBND xã ..................................

Triển khai kế hoạch đến tập thể CB-GV-NV trường và PHHS.

Huy động nguồn lực để tổ chức hoạt động.

VI. Kinh phí thực hiện:

- Vận động mạnh thường quân hỗ trợ thêm kinh phí tổ chức.

- Tham mưu Ủy ban vận động mạnh thường quân phát quà bánh cho trẻ.

Trên đây là kế hoạch tổ chức "Đêm hội trăng rằm" cho các cháu Trường Mẫu giáo .......... năm 2023.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 5.846
0 Bình luận
Sắp xếp theo