Hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 2024

Hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch giảng dạy trong nhà trường ở các cấp bậc. Mời bạn đọc xem chi tiết kế hoạch hoạt động sau giờ học chính khóa cả năm và tải bản word đầy đủ trong bài viết của Hoatieu.vn.

1. Hoạt động sau giờ học chính khóa là gì?

Hoạt động sau thời gian học chính khóa trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích, hứng thú của học sinh trong khoảng thời gian sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón học sinh về nhà nhưng chưa hướng dẫn nội dung tổ chức các hoạt động một cách cụ thể.

Thúc đẩy hoạt động ngoại khóa trong nhà trường giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, các năng lực một cách bền vững, bớt áp lực cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh yên tâm lao động sản xuất.

2. Hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tuần 1 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống câu hỏi thông minh 

Thứ hai,  ngày ... tháng .... năm 20...

Giáo dục kĩ năng sống

CÂU HỎI THÔNG MINH (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Thấy rõ tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi.

- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi có hiệu quả.

- Giúp HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Vở thực hành kĩ năng sống.

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Yêu cầu cả lớp hát một bài.

2. Luyện tập, thực hành

- YC học sinh mở vở thực hành kĩ năng sống trang 3.

*Hoạt động 1: Tầm quan trọng của câu hỏi.

a. Trong học tập:

- YC HS đọc câu chuyên Câu hỏi hay nhất.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

1. Vì sao Bi được cô giáo khen?

2. Các em học được gì từ Bi?

- GV: Em muốn học giỏi thì phải hỏi nhiều, hỏi ngay những gì em chưa hiểu.

- Yêu cầu HS nhắc lại phần bài học trong sách.

b. Trong cuộc sống:

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách.

Câu hỏi: Câu hỏi giúp gì cho em trong cuộc sống (Đánh dấu x vào ô trống trước đáp án em chọn)

+ Mượn đồ. + Quan tâm.

+ Ăn ngon. + Giải đáp thắc mắc.

+ Hiểu biết. + Cao lớn.

- Yêu cầu HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS nhóm khác nhận xét. GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc bài: Vì sao lại thế.

3. Vận dụng

- GV cho các tình huống để HS vận dụng

- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức tốt trong giờ học.

- Cả lớp hát.

- HS mở vở.

- HS đọc chuyện.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS đọc bài.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- HS đọc bài.

- HS vận dụng

Thứ năm ngày ... tháng .... năm 20.....

Giáo dục kĩ năng sống

CÂU HỎI THÔNG MINH (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Thấy rõ tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi.

- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi có hiệu quả.

- Giúp HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị :

- Vở thực hành kĩ năng sống.

III. Tiến trình dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- YC cả lớp hát bài.

2. Luyện tập, thực hành

*Hoạt động 2: Cách đặt câu hỏi.

- YC học sinh mở vở thực hành kĩ năng sống bài 1.

a. Câu hỏi trong trường hợp nào?

- YC HS đọc câu hỏi và thảo luận theo nhóm 2.

+ Em đặt câu hỏi trong trường hợp nào?

+ Có những câu hỏi cơ bản nào?

- Yêu cầu HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS dưới lớp nhận xét.

- GV nhận xét.

* Bài tập:

- YC HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đặt câu hỏi trong phần bài tập.

- GV nhận xét.

- Tương tự yêu cầu HS đặt câu hỏi theo từng chủ đề của bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV: Trước khi mượn bất kì đồ gì của ai hoặc thắc mắc một điều gì đó em cần đặt câu hỏi để hỏi.....

Bài học:

- YC HS đọc phần bài học.

* Thực hành:

- GV yêu cầu HS thực hành trước lớp hỏi bạn để mượn những đồ vật như: quyển sách, cái thức, cái kéo,...

b. Hỏi như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận:

+ Hỏi bạn và hỏi người lớn tuổi có gì khác nhau?

+ Sau khi nhận được câu trả lời em cần làm gì?

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét:

* Bài tập:

- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi trong bài tập.

- GV: Khi hỏi, em cần:

+ Nói với giọng nhẹ nhàng, cử chỉ lễ phép.

+ Có thưa gửi và luôn kèm theo: Dạ,...a. với người lớn.

+ Sau khi nhận được câu trả lời cần lễ phép cảm ơn.

- Yêu cầu HS đọc phần bài học.

* Thực hành:

- Yêu cầu HS làm phần thực hành.

- Yêu cầu 2 HS thực hành hỏi đáp câu hỏi trong phần thực hành.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc: câu hỏi thông minh.

3. Vận dụng

- Khi hỏi em cần nói với giọng như thế nào?

- Sau khi nhận được câu trả lời từ người khác em cần làm gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Hát lớp tập thể.

- HS mở vở thực hành.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS nhận xét.

- HS làm bài.

- HS đọc bài làm của mình.

- HS nhận xét.

- HS đọc phần bài học.

- HS nối tiếp nhau thực hành trước lớp.

- HS thảo luận.

- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS làm bài.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- HS đọc phần bài học.

- HS làm bài.

- HS thực hành trước lớp.

- HS đọc bài.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

Tuần 2 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống phạt vi cảnh

Thứ hai ngày ..... tháng ..... năm 20....

Giáo dục kĩ năng sống

PHẠT VI CẢNH

I. Mục tiêu:

- Thông qua tiểu phẩm “phạt vi cảnh”HS hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người.

- Giáo dục HS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.

II. Chuẩn bị:

- Kịch bản, tranh ảnh về tình trạng giao thông…

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Cho HS hát

2. Các hoạt động

*Hoạt động 1: Chuẩn bị

- Học trước một tuần, các tổ nhận kịch bản để tiến hành phân vai tập diễn.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm

- HS hiểu được nội dung tiểu phẩm

- Thi đọc trước lớp

- Chọn giọng đọc hay

* Hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm:

- Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dừng xe? (Cho rằng mình chạy đúng luật…. .)

* Hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát:

- Ôn tồn giảng giải. Kiên trì thuyết phục. Vui vẻ khi người mắc lỗi đã nhận ra…

* Theo bạn nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì?

3. Vận dụng

- Yêu cầu HS nhắc lại các kĩ năng được học.

- Nhận xét giờ

- Nhắc HS thực hiện đúng các hành vi.

- HS hát

- Giao nhiệm vụ

- Cá nhân - nhóm

- HS trả lời.

- HS nêu

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ năm ngày .... tháng .... năm 20....

Giáo dục kĩ năng sống

HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được những việc cần làm để làm sạch trường lớp.

- Rèn kĩ năng thực hiện: chung tay bảo vệ môi trường, hát những bài hát về môi trường.

- GD học sinh biết bảo vệ môi trường, yêu trường, yêu lớp.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về môi trường.

- Một số chổi vệ sinh, hót rác, thùng đựng rác

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Học sinh hát bài: Những tiến hát môi trường vài lần

2. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Phân công giao việc cho các (Nhóm)

- GV nêu các nhiệm vụ cần làm giao cho từng nhóm học sinh thực hiện.

- Nhóm 1 Quét trong lớp

- Nhóm 2 Quét hành lang dãy nhà A, B.

- Nhóm 3 Quét màng nhện hành lang

- Nhóm 4 Vệ sinh chỗ ngủ rèn thêm gấp chăn màn

- Các nhóm báo cáo kết quả.

*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhận xét kết quả công việc (Nhóm)

- Vì sao ta phải bảo vệ môi trường làm sạch trường lớp?

- Vệ sinh có lợi cho sức khoẻ, giúp các em có môi trường sống lành mạnh học tập tốt hơn, thể hiện lòng yêu quý trường lớp, có tinh thần trách nhiệm.

- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp chúng ta nên trực nhật hàng ngày không bôi bẩn vễ bậy lên bàn, không vút rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

* Vui văn nghệ: Tổ chức cho học sinh thi những bài hát về môi trường.

3. Vận dụng

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa của việc làm sạch đẹp trường lớp.

- Cả lớp hát

- Các nhóm thực hiện

- Các nhóm báo cáo kết quả

- HS trả lời

- HS thi hát

- HS nêu

Tuần 3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống người khách lịch sự

Thứ hai ngày .... tháng .... năm 20....

Giáo dục kĩ năng sống

NGƯỜI KHÁCH LỊCH SỰ (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Thấy rõ lợi ích khi là một người khách lịch sự.

- Thực hiện thành thạo phép lịch sự khi là một người khách.

- Giáo dục HS luôn lễ phép, kính trọng mọi người.

II. Chuẩn bị:

- Câu chuyên: Người khách lịc sự.

- Vở thực hành kĩ năng sống.

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Yêu cầu cả lớp hát tập thể một bài.

2. Các hoạt động

- Yêu cầu HS mở vở thực hành kĩ năng sống.

* Hoạt động: Phép lịch sự.

a. Chào hỏi:

Bài tập:

- YC HS đọc bài.

- YC HS làm bài vào vở.

1) khi đến nhà người khác em có cần chào hỏi không?

2) Em chào hỏi như thế nào?

- GV: Khi đến nhà người khác em cần phải chào hỏi lễ phép, giọng nói to, rõ ràng. Chủ nhà mời vào thì mới vào.

* Bài học:

- YC HS đọc phần bài học.

b. Xin phép:

- YC HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau: Khi đến nhà người khác, vì sao em cần xin phép trước khi làm bất cứ việc gì?

- YC HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

* Bài tập.

- YC HS làm bài trong vở bài tập.

- Đến nhà người khác em cần xin phép khi nào?

- GV nhận xét.

- YC HS đọc bài học trong vở.

c. Giữ trật tự:

- YC HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi: Vì sao em cần giữ trật tự khi đến nhà người khác?

- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- YC HS làm bài tập.

- Khi đến nhà người khác, em cần giữ trật tự trong trường hợp nào?

- Giữ trật tự là gì?

- GV: Đến nhà người khác phải giữ trật tự, ăn nói lịch sự và cư xử nhẹ nhàng.

d. Lắng nghe: câu chuyện: Vị khách đáng yêu.

- Yêu cầu HS đọc câu chuyện.

- Vì sao Bốp được mẹ Bin khen và chào đón?

- Vì sao đến nhà người khác em cần chú ý lắng nghe chủ nhà căn dặn?

- GV: Lắng nghe có hiệu quả là: Mắt nhìn, tai nghe, miệng nhắc, gật đầu, tay viết.

3. Vận dụng

- GV đưa ra một số tình huống để HS vận dụng

- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp hát một bài.

- HS mở vở.

- HS đọc bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS trả lời.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trả lời .

- HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS đại diện nhóm trả lời.

- HS làm bài.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- HS đọc chuyện.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- HS chia sẻ.

3. Tải bản đầy đủ Hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tài liệu hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được cập nhật đầy đủ trên trang Hoatieu. Các thầy cô giáo xem chi tiết và tải về bản file word Hoạt động sau giờ học chính khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại mục Tải về trong bài viết nhé.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Giáo dục - Đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu và mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu. 

Đánh giá bài viết
2 1.712
0 Bình luận
Sắp xếp theo