Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại

Từ xa xưa Ấn Độ đã là một quốc gia có nền văn hóa phát triển vượt bậc. Đặc biệt trong văn học nghệ thuật, Ấn Độ đã có những bộ sử thi đồ sộ mang giá trị văn hóa to lớn được cả thế giới biết đến và được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin bổ ích về hai bộ sử thi tiêu biểu của ấn Độ thời cổ đại, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Hai bộ sử thi cổ đại nổi tiếng nhất của Ấn Độ

Trong kho tàng văn học dân gian Ấn Độ có hai bộ sử thi đồ sộ nổi tiếng thế giới là Ramayana và Mahabharata với từ 2 - 4 vạn khổ thơ mỗi bộ. Nếu như bộ Ramayana là câu chuyện về tình yêu, gia đình thì bộ Mahabharata kể về những cuộc chiến vương quyền gay gắt. Nhưng hơn thế, như tục ngữ Ấn Độ từng có câu: “Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ”.

2. Sử thi Mahabharata

Mahabharata hay Ma-ha-bà-la-đa là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là La-ma-diên-na. Nội dung của tác phẩm nói về cuộc chiến giữa hai nhóm anh em họ trong cuộc chiến tranh Câu Lư (22 tháng 11, 3067 TCN—10 tháng 12, 3067 TCN (kết thúc 18 ngày) và số phận của các hoàng tử Kaurava và Pāṇḍava cùng những hậu nhân của họ.

Mahabharata được sáng tác dần dà trong khoảng 1.000 năm. Người đầu tiên kể câu chuyện này là hiền giả Vyasa. Các hiền giả và thi sĩ cổ đại thường là không dùng chữ mà chỉ truyền khẩu, cho nên tương truyền Vyasa đã đọc sử thi Mahabharata cho Ganesha chép thành văn bản. Ganesha đầu voi mình người là thần Trí Tuệ và Thịnh Vượng, vị thần được người Ấn Độ thờ để làm giàu của cải và giàu kiến thức cho con cháu.

Theo thời gian, Mahabharata trở thành công trình của nhiều đời thi sĩ và triết gia, mỗi đời thêm thắt ít nhiều. Trên thực tế, câu chuyện được truyền khẩu trong dân gian đời này sang đời khác, cuối cùng được tập hợp lại thành văn bản vào khoảng thế kỷ IV.

3. Sử thi Ramayana

Ramayana (Kỳ tích của Hoàng tử Rama) là bộ sử thi lớn thứ hai, sau Mahabharata của Ấn Độ cổ đại và cũng trở thành Thánh Kinh đối với người Ấn Độ từ ngàn xưa.

Cùng với Mahabharata, sử thi Ramayana ngót ba nghìn năm nay đã đi vào tâm hồn người Ấn Độ như nguồn tri thức bất tận, như nền tảng của Đạo lý của dân tộc Ấn Độ.

Ramayana về khối lượng với chỉ bằng ¼ số trang so với Mahabharata và khác xa Mahabharata về phong cách và nội dung. Trong Ramayana tuy cũng có nhiều đoạn ghép nối, nhưng ngắn hơn nhiều và chủ yếu mang tính chất luận lý. Rõ ràng, phần chính của Ramayana là tác phẩm của một tác giả và gần với phong cách thơ ca cổ điển bằng tiếng Phạn của Ấn Độ sau đó.

Ramayana chứa đựng ít yếu tố cổ hơn so với Mahabharata và gây ấn tượng như một tác phẩm ra đời muộn hơn; trong khi đó Mahabharata có những tình tiết như câu chuyện về Nala lại chứng tỏ tác giả- người hoàn thiện cuối cùng của Mahabharata biết khá rõ về Ramayana. Do đó các nhà nghiên cứu cho rằng bản Mahabharata hiện được biết ra đời muộn hơn so với Ramayana, nhưng nội dung của Mahabharata là nói về một thời kỳ cổ xưa hơn so với nội dung của Ramayana.

Các truyền thuyết cho rằng tác giả của Ramayana là nhà hiền triết Valmiki sống vào khoảng thế kỷ VI-V trước C.N. Văn bản học hiện nay của Ramayana, trừ phần đầu và phần cuối xét về nhiều mặt, đã được hoàn thiện vào thế kỷ I tr.C.N. Không gian trung tâm của toàn bộ sử thi Ramayana là Agôdhia, thủ đô của quốc gia cổ Kôsala ở phía Bắc sông Hằng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 5.377
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm