Giáo án Toán lớp 5 theo công văn 405

Giáo án Toán lớp 5 theo công văn 405 là mẫu giáo án theo Công văn 405/BGDĐT-GDTH năm 2021 thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021

Giáo án Toán lớp 5 mới nhất

MÔN TOÁN TUẦN 24

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm đượccác công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- HS làm bài 1, bài 2 (cột 1). HSNK làm thêm bài 3

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 6 hình lập phương có cạnh 1cm

- Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Khởi động: (5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với câu hỏi:

+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ).

V = a x b x c

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh

V = a x a x a

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Luyện tập thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- HS làm bài 1, bài 2 (cột 1).

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV kết luận

Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài

- Ô trống cần điền là gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV kết luận

- HS đọc

- HS nêu

- Cả lớp làm bài

- HS lên chữa bài rồi chia sẻ

Bài giải:

Diện tích một mặt hình lập phương là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)

Diện tích toàn phần hình lập phương là:

6,25 x 6 = 37,5 (cm2)

Thể tích hình lập phương là:

6,25 x 2,5 = 15,625 (cm2)

Đáp số: S 1 mặt: 6,25 cm2

Stp: 37,5 cm2

V: 15,625 cm3

- Viết số đo thích hợp vào ô trống

- Diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ kết quả

Hình hộp chữ nhật

Chiều dài

11 cm

Chiều rộng

10 cm

Chiều cao

6 cm

Diện tích mặt đáy

110 cm2

Diện tích xung quanh

252 cm2

Thể tích

660 cm3

Bài 3 (Bài tập chờ): HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và tự làm bài

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh

- HS đọc bài và tự làm bài, báo cáo kết quả cho GV

Bài giải

Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:

9 x 6 x 5 = 270 (cm3)

Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm3)

Thể tích gỗ còn lại là :

270 - 64 = 206 (cm3)

Đáp số: 206 cm3

3. Vận dụng: (2 phút)

- Chia sẻ quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật với mọi người

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tìm cách tính thể của một viên gạch hoặc một viên đá.

- HS nghe và thực hiện

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương.

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.

- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.

- HS làm bài 1, bài 2. Học sinh năng khiếu làm thêm bài tập 3

2. Năng lực:

Năng lực chung

Năng lực đặc thù

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm.

- Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Luyện tập thực hành: (28 phút)

* Mục tiêu:

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.

- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.

- HS làm bài 1, bài 2.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cặp đôi

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp đôi

- Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi:

+ Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?

+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?

+ Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 3 (Bài tập chờ): HĐ cá nhân

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài cho HS

- HS đọc

- HS nêu cách tính nhẩm

- HS chia sẻ kết quả

a) 10% của 240 là 24

5 % của 240 là 12

2,5% của 240 là 6

17,5% của 240 là :

24 + 12 +6 = 42

b) 10% của 520 là 52

5 % của 520 là 26

20% của 520 là 104

35% của 520 là :

52 + 26 +104 = 182

- Cả lớp theo dõi

- HS thảo luận

- HS hỏi nhau:

+ Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3

+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2

+ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là

- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả

Giải

- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là

3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)

b)Thể tích hình lập phương lớn là:

64 x 150% = 96 ( m3 )

hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 )

Đáp số : 150%; 96 m3

- HS làm bài cá nhân

Bài giải

a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)

b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:

2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:

24 × 3 = 72(cm2).

Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:

2 × 2 × 4 = 16 (cm2).

Diện tích cần sơn của hình đã cho là:

72 – 16 = 56 (cm2).

3. Vận dụng: (3 phút)

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS nêu

- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Giáo án Toán lớp 5 theo công văn 405 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 11.501
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi