Giáo án Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm

Giáo án Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống -  Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức đầy đủ được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ mẫu giáo án môn Toán lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo để biên soạn giáo án bài giảng môn Toán lớp 3 tốt hơn.

Sau đây là nội dung chi tiết trọn bộ giáo án Toán 3 Kết nối tri thức với cuộc sống file doc full 35 tuần. Mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Toán lớp 3 theo chương trình mới

TUẦN 1

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (T1) – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ mở đầu: (3-5p)

- 1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. HĐ luyện tập: (33-35p)

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số. (5-7p)

? Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.

- Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.

- - GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

? Khi đọc số 245 em cần lưu ý gì?

? Khi đọc số có chữ số đơn vị là 1 em đọc như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách đọc số, viết số có 3 chữ số

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) (4-6p)

? Bài yêu cầu gì?

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

? Vì sao em điền được số 750 vào dấu ? ở con thỏ số 1?

? Số gồm 5 trăm, 0 chục, 4 đơn vị được viết ntn?

? Để làm được bài này em làm ntn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách viết số có 3 chữ số khi biết đọc số

Bài 3a: (Làm việc cá nhân) (3-5p)

? Đọc thầm, nêu yêu cầu?

- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu: Số 437

? Số 437 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

Tương tự mẫu, hãy thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm đôi, hoàn thành vào PBT

GV cho HS làm bài tập vào PBT.

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- - Gọi hs chia sẻ bài

? Hãy phân tích số 305?

? Vì sao bạn điền 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị...?

? Vận dụng kiến thức gì để làm được bài tập này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3b. (Làm việc cá nhân) (6-8p)

Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.

- ? Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn làm VD:

? Phân tích số 385 thành tổng các trăm, chục, đơn vị?

(385 = 300 + 80 + 5)

- Tương tự, hãy thực hiện cá nhân vào vở

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Gọi HS soi bài, chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

? Vì sao số 307 bạn lại viết là 307 = 300 + 7?

? Khi viết số 640 thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta cần lưu ý gì?

? Khi trình bày em cần lưu ý gì?

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số? (5-7p)

? Nêu yêu cầu?

- Yêu cầu HS quan sát bảng, nhận xét mẫu

? Nêu số đã cho?

? Muốn tìm số liền trước của số 42 ta làm ntn?

? Số liền sau của số 42 là số nào? Giải thích cách làm?

? Muốn tìm số liền trước hoặc liền sau của một số ta làm ntn?

- Dựa vào mẫu, hãy thực hiện cá nhân vào PBT, sau đó trao đổi nhóm đôi, nêu cách làm

- Mời đại diện nhóm chia sẻ

? Vì sao bạn điền được số 36, 37 vào chỗ trống?

? Để điền được số 324, 325 vào chỗ trống bạn làm ntn?

? Bài tập này đã củng cố kiến thức gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số? (5-7p)

? Bài yêu cầu gì?

GV cho HS đọc tia số.

? Em có nhận xét gì về các số trên tia số này?

? Các số 14, 15, 16 trong khung xám có đặc điểm gì?

- GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.

- Yêu cầu HS quan sát tia số, nêu:

+ Số liền trước của 19 là?

+ Số liền sau của 19 là?

+ 18, 19, ? là ba số liên tiếp.

+ 20, 19, ? là ba số liên tiếp.

? Vậy em hiểu thế nào là ba số liên tiếp?

GV chốt: Ba số liên tiếp là 3 số nối tiếp nhau, hơn kém nhau 1 đơn vị.

Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- Bài 5b. Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- GV cho HS làm cá nhân, chia sẻ cách làm.

- Mời 1-2 HS soi bài, chia sẻ

210

211

?

210

?

208

? Vì sao em điền được số 212 sau số 211?

? Nêu cách điền được số 209?

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Chốt KT: Ba số liên tiếp, cách tìm ba số liên tiếp

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).

- HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:

+ Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.

+ Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.

+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.

- Chữ số 5 ở cột đơn vị đọc là “lăm”

- Đọc là “mốt”

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm.

+ Con thỏ số 1: 750.

+ Con thỏ số 2: 999.

+ Con thỏ số 4: 504.



- HS làm vào vở.

- HS giải thích cách làm

- HS nêu cách viết số

- HS nêu cách làm

- HS nhận xét, lắng nghe

+ 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị.

+ 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.

+ 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị.

+ 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị.

+ 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- Số 437 gồm 4 trăm, 3 chục, 7 đơn vị

- HS làm vào vở.

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7)

+ 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40)

HS soi bài, chia sẻ

- Số 305 gồm: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị

- Vì tớ thấy số 620 là tổng của 6 trăm, 2 chục và 0 đơn vị...

- Vận dụng KT phân tích số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- HS nhận xét, lắng nghe

- Phân tích các số đã cho thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- HS nêu: 385 gồm 3 trăm, 8 chục, 5 đơn vị; viết là: 385 = 300 +80 +5

- HS làm vào vở.

- HS soi bài, chia sẻ

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 7

+ 640 = 600 + 40

- HS giải thích cách làm

- Chữ số 0 ở đơn vị khi viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta không viết + 0

- Chữ số 0 ở chục hoặc ở đơn vị ta không viết vào tổng.

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS quan sát, nhận xét

- Số 42

- Lấy số 42 trừ đi 1 đơn vị

- Là số 43. Lấy số 42 cộng thêm 1 đơn vị

- HS nêu

- 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm 2.

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

425

426

427

879

880

881

998

999

1 000

35

36

37

324

325

326

- Đại diện nhóm soi bài, chia sẻ

- HS nêu

- HS nêu

- Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

- HS nhận xét, lắng nghe

- Điền số

- HS đọc tia số.

- HS quan sát, nhận xét

- HS nêu nhận xét

- HS quan sát, lắng nghe

- HS quan sát, nêu:

+ Số liền trước của 19 là 18

+ Số liền sau của 19 là 20

+ 18, 19, 20 là ba số liên tiếp.

+ 20, 19, 18 là ba số liên tiếp.

- HS nêu theo ý hiểu

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS làm cá nhân, nêu kết quả

- HS soi bài, chia sẻ

210

211

212

210

209

208

- HS nhận xét lẫn nhau.

- Vì số liền sau số 211 là số: 211+1= 212, nên em điền số 212.

- Số 210 bớt đi 1 đơn vị ta được số 209, số 209 bớt đi 1 đơn vị ta có số 208. Vậy số 209 là số đứng giữa 210 và 208. (hay: 210, 209, 208 là ba số liên tiếp)

- HS nhận xét, lắng nghe

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (2-3p)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liều sau, đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS tả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000-LUYỆN TẬP (T2) – Trang 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

-Chẳng hạn: 400 + 70 + 5 = 475;

a) 505 ⍰ 550

399 ⍰ 401

100 ⍰ 90 + 9

b) 400 + 70 + 5 ⍰ 475

738 ⍰ 700 + 30 + 7

50 + 1 ⍰ 50 – 1

- Câu a học sinh làm bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV hướng dẫn cho học sinh cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Sắp xếp các số 531, 513, 315, 351 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: Ba con lợn có cân nặng lần lượt là 99 kg, 110 kg và 101 kg. Biết lợn trắng nặng nhất và lợn đen nhẹ hơn lợn khoang.

Con lợn trắng cân nặng ? kg.

Con lợn đen cân nặng ? kg.

Con lợn khoang cân nặng ? kg.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”.

- HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

505 < 550

399 < 401

100 > 90 + 9

- HS làm việc theo nhóm.

-HS xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị.

a)310;311;312;313;314;315;316;317;318;319.

b)1000; 999;998;997;996;995;994;993;992;

991.



- HS làm vào vở.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 315, 351, 513, 531

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 531, 513, 351, 315

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài

Ta có 99 kg < 101 kg < 110 kg

Biết lợn trắng nặng nhất nên:

Con lợn trắng cân nặng 110 kg.

Lợn đen nhẹ hơn lợn khoang nên lợn đen nặng nên:

Con lợn đen cân nặng 99 kg.

Con lợn khoang cân nặng 101 kg.

- HS nêu kết quả:

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 02: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (T1) – Trang 9

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng,trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (ôn tập).

- Biết đặt tính rồi tính các phép tính các phép tính dạng 100 trừ đi một số hoặc có tổng là 100. Chẳng hạn: 100 – 84 ; 84 + 16 (bổ sung)

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về tính nhẩm đặt tính rồi tính phép cộng và phép trừ.

+ Được làm quen dạng tính có tổng là 100 và dạng tính 100 trừ đi một số (Kiến thức bổ sung ).

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết được phép cộng, trừ với số tròn chục, tròn trăm.

a) 50 + 40 b) 500 +400 d) 300 +700

90 – 50 900 – 500 1000 - 300

90 – 40 900 – 400 1000 - 700

- Câu a, b, d học sinh làm bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu học sinh tính được phép cộng, trừ dạng 84 + 16 ;100 – 37 (theo mẫu).

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

a) 35 + 48 146 + 29 77 – 59 394 – 158

b) 84 + 16 75 + 25 100 – 37 100 – 45

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

?

?

?

?

Kết quả:

Số hạng

30

18

66

59

130

Số hạng

16

25

28

13

80

Tổng

46

43

94

72

210

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg. Hỏi:

a)Con trâu và con nghé cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

b) Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki – lô – gam?

-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1 HS nêu cách nhẩm số

- Chẳng hạn: 500 + 400

Nhẩm: 5 trăm cộng 4 trăm = 9 trăm.

500 + 400 = 900

900 – 500

Nhẩm: 9 trăm trừ 5 trăm = 4 trăm.

900 - 500 = 400

- HS lần lượt làm bảng con.

- HS làm việc theo nhóm.

- các nhóm nêu kết quả.

- HS làm vào vở.

- HS tính được tổng khi biết số hạng của tổng.

- HS viết kết quả của phép tính cộng vào ô có dấu ? trong bảng.

-nhận xét bài làm của bạn

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải:

a) Con trâu và con nghé cân nặng là:

650 + 150 = 800 (kg)

b) Con trâu nặng hơn con nghé là:

650 – 150 = 500 (kg)

Đáp số:a) 800 kg; b) 500 kg

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết cách cộng, trừ các số trong phạm vi 1000, đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 02: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (T2) – Trang 10

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng,trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (ôn tập).

- Biết đặt tính rồi tính các phép tính các phép tính dạng 100 trừ đi một số hoặc có tổng là 100. Chẳng hạn: 100 – 84 ; 84 + 16 (bổ sung)

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về các tính phép cộng , trừ (cả trường hợp có hai dấu phép tính)

+ Liên hệ tìm số lớn nhất, số bé nhất .

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế. (một bước tính)

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số:

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết được hiệu khi biết số bị trừ và số trừ tương ứng với số tròn trăm, tròn nghìn.

Số bị trừ

1000

563

210

100

216

Số trừ

200

137

60

26

132

Hiệu

800

?

?

?

?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số:

- GV yêu cầu học sinh tính được phép tính từ trái sang phải (nhẩm kết quả) rồi (viết)

số thích hợp vào ô có dấu (?)

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân)

a)Những chum nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150?

b)Những chum nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

Ở một trường học, khối lớp Ba có 142 học sinh, khối lớp Bốn có ít hơn khối lớp Ba 18 học sinh. Hỏi:

a)Khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh?

b) Cả hai khối có bao nhiêu học sinh?

-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS viết được kết quả của phép tính thích hợp ở ô có dấu (?) trong bảng.

-HS nêu kết quả

563

210

100

137

60

26

426

140

74

- HS làm việc theo nhóm.

- các nhóm nêu kết quả.

- HS làm vào vở.

- HS tính được tổng của các phép tính ghi trên chum.

- HS viết kết quả của phép tính vào vở.

-Nêu kết quả

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Tóm tắt:

Khối Ba: 142 học sinh

Khối Bốn: ít hơn 18 học sinh

Khối Bốn:...học sinh?

Cả hai khối: ...học sinh?

Bài giải:

a) Số học sinh của khối Bốn là:

142 - 18 = 124 (học sinh)

b) Cả hai khối lớp có tất cả số học sinh là:

142 + 124 = 266 (học sinh)266 học sinh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết các phép tính cộng, trừ, đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 03: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (1T) – Trang 11

TIẾT 1: TÌM SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách tìm được số hạng chưa biết trong một tổng số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

-Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan

- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến tìm phép cộng, phép trừ.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được số hạng chưa biết, số hạng đã biết và tổng đã cho, từ đó biết cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng (bằng cách lấy tổng trừ đi số hạng đã biết)

+ Vận dụng vào giải bài tập,bài toán thực tế có liên quan.

- Cách tiến hành:

Khám phá: GV hướng dẫn HS cách tiếp cận

-Từ bài toán thực tế (SGK), GV giúp HS phát hiện ra phép tính 10 + = 14 (trong đó

là số hạng cần tìm).

-Từ cách tìm số táo đỏ: 14 – 10 = 4, GV giúp HS nêu ra quy tắc “Muốn tìm một số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”.

GV lấy thêm ví dụ để củng cố thêm cho học sinh “quy tắc” tìm số hạng trong một tổng.

Hoạt động:

Bài 1. (Làm việc nhóm 2) Tìm số hạng (theo mẫu).

GV hướng dẫn cho HS tìm được số hạng. (theo mẫu)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Số:

- GV yêu cầu học sinh tìm được số hạng trong một tổng (chỉ cần nếu, viết số hạng thích hợp ở ô có dấu (?) trong bảng)

-GV hỏi HS vì sao em tìm được số hạng đó?

- GV cho HS làm việc cá nhân.

Số hạng

18

?

21

?

60

Số hạng

12

16

?

18

?

Tổng

30

38

54

40

170

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân). Bài toán:

Hai bên có tất cả 65 thuyền để chở khách đi tham quan, trong đó bến thứ nhất có 40 thuyền. Hỏi bến thứ hai có bao nhiêu thuyền?

-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

-GV lưu ý cho học sinh số thuyền của bến thứ hai = số thuyền của hai bến đò - số thuyền của bến thứ nhất.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

-Nêu được quy tắc “Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”

- HS tìm số hạng chưa biết.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

-Nêu được quy tắc “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia” ”.

- HS làm việc theo nhóm.

- các nhóm nêu kết quả.

- HS làm vào vở.

- HS học sinh tìm được số hạng trong một tổng.

- Nêu cách tìm số hạng chưa biết.

- HS viết kết quả của phép tính vào vở.

-Nêu kết quả

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải:

Bến thứ hai có số thuyền là:

65 - 40 = 25 (thuyền)

Đáp số: 25 thuyền.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết quy tắc tìm thành phần chưa biết. đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Do nội dung Giáo án Toán lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khá lớn nên mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung 35 tuần kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 hoặc các bạn có thể tải về Tại đây.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
15 42.286
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mediterranean sea
    Mediterranean sea

    Giáo án đầy đủ rất chi tiết, cảm ơn bạn đã chia sẻ

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Hạt đậu nhỏ
      Hạt đậu nhỏ

      Có đủ cả kì không bạn ơi?

      Thích Phản hồi 08/06/22
      • Bùi Linh
        Bùi Linh

        Tài liệu cập nhật nên bạn cứ tải về dùng dần nhé

        Thích Phản hồi 08/06/22
    • Nguyễn Thị Thảo Vy
      Nguyễn Thị Thảo Vy

      tải kiểu gì vậy ạ sao mình không tải được nhỉ :(


      Thích Phản hồi 18/08/22
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn

        Bạn tải theo link này nhé: https://hoatieu.vn/download/giao-an-toan-lop-3-bo-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-214920

        Thích Phản hồi 19/08/22
    • Thư Ngọc
      Thư Ngọc

      hình như thiếu bài 45 á bạn



      Thích Phản hồi 28/12/22
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn

        Vâng ad sẽ kiểm tra và cập nhật lại file ạ.

        Thích Phản hồi 29/12/22
    • Anh Kim
      Anh Kim

      sao em tải mà nó kêu thư mục rỗng ạ


      Thích Phản hồi 19:59 13/10
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn

        Mình kiểm tra thì vẫn đúng file, không bị lỗi, bạn thử tải lại nhé.

        Thích Phản hồi 05:09 14/10