Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Mẫu kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối file Word giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án, bài dạy môn tiếng Việt lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau đây là nội dung chi tiết trọn bộ giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức theo CV 2345 đầy đủ từ tuần 1 đến tuần 35 được chia sẻ miễn phí. Các thầy cô có thể tải về và lưu làm tài liệu sử dụng.
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 theo chương trình mới
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? + Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều. + Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ. + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,… - Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn? + Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè? + Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn. + Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em. a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè. b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè. c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. | - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều. + Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều. + HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. + Hoặc có thể nêu ý kiến khác... - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại |
3. Nói và nghe: Mùa hè của em - Mục tiêu: + Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình. + Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em + Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua - HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè. - HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè. - 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái. - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê. + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi? + Việc làm đó có vui không? Có an toàn không? - Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,... - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c. + Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: cá chép + Trả lời: quả khế - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè. - GV đọc toàn bài thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. - GV gợi mở thêm: - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe. - HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,... - Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS lắng nghe để lựa chọn. - Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 02: VỀ THĂM QUÊ (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật.
- Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Ngày gặp lại” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Ngày gặp lại” và nêu nội dung bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi: Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”. + Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. + Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. + Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà - cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ thơ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến em vào ngõ. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến Luôn vất vả. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến về ra hái. + Khổ 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: Mỗi năm, luôn vất vả, chẳng mấy lúc, nhễ nhại, quạt liền tay,… - Luyện đọc ngắt nhịp thơ: Nghỉ hè/ em thích nhất Được theo mẹ về quê/ - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm. - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè? + Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ? Bà em cũng mùng ghê Bà mỗi năm một gầy Khi thấy em vào ngõ. Chắc bà luôn vất vả. + Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu. + Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê? - GV mời HS nêu nội dung bài thơ. - GV chốt: Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2). - GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. | - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu thơ. - HS đọc giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Bạn nhỏ thích về thăm quê. + 2 câu đầu: Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con cháu. + 2 câu sau: Bạn nhỏ quan tâm tới sức khoẻ của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều. + Vườn bà có nhiều quả...cho cháu về ra hái: Thể hiện bà luôn nghĩ đến con cháu, muốn dành hết cho con cháu. Em mồ hôi... quạt liền tay: thể hiện bà yêu thương cháu, chăm sóc từng li, từng tí. Thoáng nghe...chập chờn: Bà kể chuyện...điều mà các cháu nhỏ thích. + Được bà chăm sóc, yêu thương; có nhiều trái cây ngon; được bà kể chuyện,... - HS nêu theo hiểu biết của mình. - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ. - HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Đông Anh là một huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15km. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao giới thiệu về một miền quê có di tích gắn liền với câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A, Đ, G L, T, V. Lưu ý cách viết thơ lục bát. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. | - HS quan sát video. - HS quan sát. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở chữ hoa A, Ă, Â. - HS đọc tên riêng: Đông Anh. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng Đông Anh vào vở. - 1 HS đọc yêu câu: Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương - HS lắng nghe. - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam. + GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê? - Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn. - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3,4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Dựa vào tranh minh hoạ, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.
- Biết viết tin nhắn trên điện thoại.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc 2 khổ thơ đầu bài “Về thăm quê” trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè? + Câu 2: Đọc 2 khổ thơ cuối bài “Về thăm quê” trả lời câu hỏi: Nội dung của bài thơ nói gì? - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia chơi: - 1 HS đọc bài và trả lời: + Bạn nhỏ thích về thăm quê. - 1 HS đọc bài và trả lời: + Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu. | ||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào tranh minh hoạ, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động. + Biết viết tin nhắn trên điện thoại. + Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ. + Đọc mở rộng theo yêu cầu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |||||||
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm) a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Bài 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. (Làm việc nhóm 2) - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: b. Đặt câu giới thiệu và câu nêu hoạt động Bài 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu giới thiệu và câu nêu hoạt động. (làm việc cá nhân) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, đặt câu trong vở nháp. - Mời HS đọc câu đã đặt. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài 3: Ghép từ ngữ để tạo câu (làm việc nhóm) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, ghép các từ ngữ để tạo thành câu:
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án + Chim chóc đua nhau hót trong vòm cây. + Bầy ong bay đi tìm hoa. + Đàn cá bơi dưới hồ nước. 2.2. Hoạt động 2: Luyện viết tin nhắn. a. Nhận biết các cách viết tin nhắn. (làm việc chung cả lớp) Bài tập 1: So sách để tìm diểm khác nhau giữa hai tin nhắn. a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn. b. Nội dung tin nhắn. c. Phương tiện thực hiện. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời từng câu a, b, c - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án. b. Thực hành viết tin nhắn. (làm việc cá nhân) Bài tập 2: Em hãy viết tin nhắn theo một trong các tình huống sau: a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập. b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện. - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết tin nhắn vào vở. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài tập 3: Đọc lại tin nhắn của em, phát hiện lỗi và sửa lỗi. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọc tin mình viết, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. | - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, đặt câu vào vở nháp. - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn. - HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét ché nhau. - Theo dõi bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS nhận xét trình bày của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài 2. - HS thực hành viết tin nhắn vào vở. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, điều chỉnh. | ||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |||||||
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Đi tàu Thống nhất” trong SGK. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS đọc bài mở rộng. - HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. | ||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 2
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 03: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý các loài vật, cảnh vật thiên nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện, Bản đồ Việt Nam.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận + Câu 1: Tranh vẽ cảnh ở đâu ? + Câu 2: Em thích hình ảnh nào trong tranh minh họa bài đọc ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc hôm nay có tên Cánh rừng trong nắng, các em hãy tập trung nghe đọc để thấy cánh rừng nói đến trong bài có giống cánh rừng các em đã từng được đặt chân tới hay được thấy trên phim ảnh, sách truyện hoặc trong tưởng tượng của các em. | - HS thảo luận - HS đưa ra đáp án: Tranh vẽ cảnh ở trong rừng. - HS trả lời: cây cối, con vật, ánh nắng, dòng suối, hình ảnh mấy ông cháu,...). - Lắng nghe |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu nội dung bài: C ác bạn nhỏ v ẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để c ác em dễ hình dung. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc nhân vật. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nhìn ngơ ngác + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, róc rách. - Luyện đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mất chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiên lành/ rủ nhau r a suối,/ những vợt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo? Câu 2: Vào rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì ? Câu 3: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào ? + Cây cối được tả như thế nào ? + Con vật trong rừng được tả như thế nào ? + Câu 4: Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đã kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó? + Câu 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao ? - GV chốt: Giờ đây, những cánh rừng như thế này hầu như không còn do con người khai thác gỗ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong cảu chuyện các em vừa đọc, rất cần chúng ta bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,... 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. | - Hs lắng nghe. - Quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Ông cho đi thảm rừng. Ồng đưa cho mỗi cháu một tàu lá cọ để che nắng. + Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rỏ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo. + Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. + Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi tháy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. + Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vé những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiéu muông thú, cảnh vật rẩt đ ẹp mắt: đó là những bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiển lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,... Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kể, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy. + HS làm việc cá nhân. Nhiều em phát biểu ý kiến trước lớp. - HS đọc |
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện - Mục tiêu: + Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ, kể lại được từng đoạn cùa câu chuyện dựa theo tr anh và lời gợi ý . + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 3: Đoán nội dung từng tranh. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - Gv cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi gợi ý. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Nghe kể chuyện - GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành. - GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các loài hoa. - GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi về sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,... giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng hơn. 3.3 . Hoạt động 5: Kể lại từng đoạn câu chuyện - GV hướng dẫn cách thực hiện: + Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh. + Bước 2: HS làm việc cá nhân, tập kể từng đoạn của câu chuyện. + Bước 3: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm - GV mời 2 HS kể nổi tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS. + Vì sao xương rồng nở hoa rực rỡ vào mùa hè? - GV tổng kết: Cây xương rồng dang tay cứu các loài hoa trong vườn, không hề để bụng chuyện các loài hoa chế giễu, chê bai mình. Hành động đó đã làm cho bà tiên cây cảm động, biến ước mơ cùa cây xương rồng thành hiện thực. Đó là cách giải thích về sự tích cây xương rồng - loài cây nở hoa vào mùa hạ. | - 1 HS đọc to chủ đề: Sự tích loài hoa mùa hạ. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 đoán nội dung từng tranh: + Tranh 1: Cảnh vườn cây có nhiếu cây đã nở hoa rực rỡ: hướng dương, hoa hóng, thạch thảo,... Ở góc v ườn có 1 cây xương ròng đáy gai v à không có hoa. Chắc nó rất buổn. + Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ lửa, các cây hoa tro ng vườn héo rũ, riêng cây xương rông thân mập mạp (cảng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây xương rổng như đang ái ngại, lo lắng cho các loài hoa. + Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó đ ang truyén nước cho các cây hoa khô héo. Các cây hoa như tươi dán lại. + Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp rực rỡ. Nỏ đang cườ i vui vì sự thay đổi ki diệu. - Đại diện các nhóm phát biếu ý kiến trước lớp. - Lắng nghe - HS lắng nghe GV kể kết hợp với quan sát tranh. - HS lắng nghe và thực hành cùng GV. - Lắng nghe,thực hiện - HS nối tiếp kể lại câu chuyện. Cả lớp nhận xét . + HS trả lời |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video về cây xương rồng + Kể cho người thân nghe câu chuyện + Trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện. | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài “Cánh rừng trong nắng” trong khoảng 15 phút.
- Phân biệt g/gh, tìm và viết tên các từ chỉ sự vật bắt đầu bằng g/gh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
............................................
Để xem trọn bộ nội dung 35 tuần của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm, mời các bạn sử dụng file tải về trong hoặc tải Tại đây.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án môn Đạo Đức 3 Cánh Diều cả năm 2024
-
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm (bản 1, bản 2)
-
Giáo án lớp 3 sách Chân trời sáng tạo tất cả các môn 2024-2025
-
Kế hoạch bài dạy Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà lớp 3
-
Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo cả năm file word 2024
-
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 3 Cánh Diều Cả năm 2024
-
Kế hoạch bài dạy minh họa Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Tiểu học theo công văn 2345 - Đủ 5 lớp
-
Giáo án STEM địa phương (tham khảo 5 trường) Powerpoint, Word
-
Giáo án tăng cường Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều (Đủ 35 tuần)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án lớp 3
Giáo án PowerPoint Toán 3 Bình Minh
Giáo án STEM lớp 3 năm học 2024-2025 (Word, Powerpoint)
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 (Đầy đủ cả năm)
Bài giảng PowerPoint Toán 3 Cánh Diều (Đủ cả năm)
(Tải free) Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh Diều Cả năm
Powerpoint Chuyên đề sinh hoạt lớp 3 năm học 2024-2025