Giáo án Âm nhạc lớp 3 bộ Kết nối tri thức cả năm

Tải về

Giáo án Kết nối tri thức với cuộc sống Âm nhạc 3

Giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án được biên soạn tỉ mỉ và cẩn thận được định dạng file word sẽ giúp các thầy cô dễ dàng thao tác và chỉnh sửa, tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án bài giảng cho năm học mới 2023.

Để xem toàn bộ nội dung chi tiết file word giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn sử dụng file tải về.

Giáo án Âm nhạc 3 file word

CHỦ ĐỀ 1: LỄ HỘI ÂM THANH

YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHUNG CẢ CHỦ ĐỀ

* Năng lực âm nhạc

– HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Múa lân, biết hát với nhạc đệm và vận động cơ thể.

– Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1. Biết kết hợp kí hiệu bàn tay, gõ đệm và
vận động cơ thể.

– Biểu diễn bài hát đúng tính chất vui tươi, rộn ràng. Có ý tưởng sáng tạo của cá nhân, nhóm.

– Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ đã học khi nghe hoặc xem biểu diễn.

* Năng lực chung

– Biết chia sẻ ý kiến cá nhân khi tham gia hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc ở lớp, ở trường.

* Phẩm chất

Biết yêu quý và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

TIẾT 1

HỌC HÁT BÀI: MÚA LÂN

Nhạc và Lời: Y Vân- Phùng Sửu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

– Nhớ được tên bài hát, tên tác giả.

– Hát được giai điệu và lời ca của bài hát Múa lân.

– Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.

2. Năng lực:

+ Năng lực đặc thù

- Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Múa Lân

- Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)

- Biết hát kết hợp hình thức vỗ tay theo nhịp, gõ đệm theo phách, vận động cơ thể theo ý thich

- Đọc chuẩn tiết tấu trong phần khởi động

+ Năng lực chung

- Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ, cá nhân.

3. Phẩm chất:

– Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi, rộn ràng của bài Múa Lân

- Qua bài hát giáo dục học sinh nhân ái, chia sẻ, trách nhiệm, hỗ trợ, chủ động, tự tin, cùng tham gia tích cực vào các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội trăng rằm (ở lớp, ở nhà, ở khu phố). Có ý thức dọn dẹp sạch sẽ, giữ gìn môi trường, quang cảnh sạch đẹp sau khi chơi tết trung thu song.

- Yêu thích môn âm nhạc

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…

- Giáo án word soạn rõ chi tiết

- Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin)

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

- Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV

Hoạt động học tập của HS

Hoạt động mở đầu(5’)

- Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

Cùng đọc và vỗ tay theo tiết tấu
– GV và HS vận động theo nhịp điệu bài hát tạo không khí vui tươi. Khởi động đầu tiết học giúp. HS được rèn phản xạ với tiết tấu âm nhạc chủ đạo của bài hát Múa lân của tác giả Y Vân- Phùng Sửu sắp học, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi với âm thanh của lễ hội trăng rằm.
– HS quan sát GV thực hiện 2 mẫu tiết tấu (SGK trang 5) và làm theo.

- Trật tự, chuẩn bị sách vở, lớp trưởng báo cáo

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện

Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’)

- GV nêu câu hỏi sau đó giới thiệu vào bài Múa Lân:
+ Các em đã được tham gia đêm rằm Trung thu chưa? Theo em, quang cảnh đêm Trung thu
như thế nào?

+ Trường, lớp đã tổ chức những hoạt động gì trong ngày Trung thu cho các em?

- Bài hát Múa Lân có sắc thái Vui tươi, rộn ràng nói về cảnh Múa Lân của rộn ràng vào ngày rằm tháng tám

- Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội, các ca khúc của ông như 60 năm cuộc đời, thỏ và rùa...

- Hát mẫu song GV đặt câu hỏi sau khi HS nghe hát mẫu: Bài hát “Múa lân” thường được biểu diễn vào dịp nào trong năm?

- Giới thiệu Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát: Bài hát có 6 câu hát có chung 1 âm hình tiết tấu

+ Câu hát 1: Còn gì vui … rằm tháng Tám.
+ Câu hát 2: Còn gì hay … múa lân.
+ Câu hát 3: Em đánh phèng … đánh trống.
+ Câu hát 4: Em ông Địa … múa lân.
+ Câu hát 5: Em rước đèn … múa rối.
+ Câu hát 6: Vui lên nào… sáng trăng.

+ Dạy từng câu nối tiếp

- Câu hát 1 GV đàn giai điệu hát mẫu : Còn gì

vui … rằm tháng Tám.

- Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 1

- Câu hát 2 GV đàn giai điệu song đàn lại 1 HS hát theo giai điệu: Còn gì hay … múa lân.

- Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 2

- Đàn câu 1+2 cả lớp hát nhẩm sau đó hát đồng thanh

- Tổ 1 hát lại câu 1+2

- Câu 3,4,5,6 dạy như câu 1, 2 khi hát nối câu 3+4 tổ 2 hát, câu 5+6 tổ 3 hát

- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về câu hát 3, 4 và câu hát 5, 6 trong bài hát?

- GV cho HS hát nhiều lần cho các em thuộc bài hát. Sửa những lỗi sai cho HS.(chú ý dấu quay lại, khung thay đổi, những chỗ ngắt nghỉ, nhắc HS lấy hơi trước các câu, hát rõ lời).

- Lắng nghe, trả lời câu hỏi

+ 1 HS Trả lời: (ánh trăng, mâm cỗ Trung thu, các bạn nhỏ vui chơi rước đèn,…)
- 1 HS trả lời theo kiến thức

- Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ

- Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ

- Lắng nghe sau đó 1 HS trả lời (tết Trung thu)

- Đọc lời ca theo hướng dẫn, của GV, ghi nhớ .

-Lắng nghe.

- Lớp hát lại câu 1.

- Lớp lắng nghe, 1 HS hát mẫu.

- Lớp hát lại câu 2.

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

-Tổ 1 thực hiện

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

- 1 HS trả lời: (Về tiết
điệu: câu hát 3 giống câu hát 5, câu hát 4 giống câu hát 6.)

- Lắng nghe những chú ý hát thêm với các hình thức.

Hoạt động luyện tập (15’)

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, gõ đệm theo phách, vận động cơ thể

- HS hoạt động theo nhóm: nhóm A hát lời ca; nhóm B vỗ tay.

- GV chọn 1 tốp HS lên biểu diễn trước lớp sau khi đã được luyện tập: 6 HS nhóm A và
6 HS nhóm B. Các HS khác quan sát và nhận xét.
– GV cho HS hát kết hợp vận động cơ thể theo ý thích, tạo không khí vui tươi trong lớp học.
- GV hỏi Nhịp điệu bài hát “Múa lân” nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì?

– GV khen ngợi, động viên HS những nội dung thực hiện tốt và nhắc nhở HS những nội dung cần tập luyện thêm. Khuyến khích HS về nhà hát người thân nghe.

- Hỏi lại HS tên bài hát vừa học? Tác giả? Và Bài hát giúp chúng ta nhớ lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ cùng không khí rộn ràng, trải dài khắp các miền quê với điệu múa lân, sư tử,… Đặc biệt là tiếng trống “Tùng rinh rinh cắc tùng rinh rinh” đủ để diễn tả niềm hân hoan, vui sướng của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm.

- Gv nhận xét tiết học nêu giáo dục (khen+nhắc nhở).

- Dặn HS về ôn lại bài vừa học, chuẩn bị bài mới, làm bài trong VBT.

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

- 2 nhóm thực hiện

- Thực hiện

- Thực hiện

- 1 HS trả lời theo cảm nhận

-Vỗ tay, ghi nhớ

- Trả lời HỌC HÁT BÀI: Múa Lân. Nhạc và lời Y Phụng- Phùng Sửu

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

..................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
9 18.257
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm