Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 5

Tải về

Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 5 được HoaTieu.vn xin chia sẻ trong bài viết này là Mẫu Thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng Học thông qua chơi tất cả các môn học lớp 5: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Đạo đức, Khoa học. Đây là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo khi biên soạn Giáo án áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi khối 5 theo chương trình mới. Mời bạn đọc xem trọn bộ nội dung tại file tải miễn phí Giáo án lớp 5 dạy học thông qua chơi trong bài viết.

Kế hoạch bài dạy lồng ghép Học thông qua chơi lớp 5

Giáo án dạy lồng ghép Học thông qua các môn học lớp 5
Giáo án dạy lồng ghép Học thông qua chơi các môn học lớp 5

1. Giáo án dạy học thông qua chơi Toán lớp 5

GIÁO ÁN SOẠN HTQC MÔN TOÁN

Ngày soạn: Ngày .../.../20...

Ngày giảng: Ngày .../.../20...

Người thực hiện:

Đơn vị: Trường Tiểu học

Toán

TIẾT 134: THỜI GIAN

I. Yêu cầu cần đạt

- HS tính được thời gian của một chuyển động đều.

- Kỹ năng: Rèn KN quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, KN tư duy, tính toán

- Tạo cơ hội hình thành cho HS các NL- PC: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: SGK. Bảng phụ.

HS: SGK, nháp., vở.

III. Các hoạt động dạy học:

Giáo án dạy học thông qua chơi Toán lớp 5

..................

2. Giáo án dạy học thông qua chơi Tiếng Việt lớp 5 (2 mẫu)

Giáo án dạy học thông qua chơi Tiếng Việt lớp 5 mẫu 1

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS tìm được một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (Trao lại, để lại cho đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt).

- HS Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ

- Kĩ năng nhận biết, phân tích, thực hành dùng từ đúng nghĩa. Rèn KN quan sát, lắng nghe, tương tác, chia sẻ, tư duy, …..

- Tạo cơ hội hình thành cho HS các NL- PC: Tự quản, hợp tác, tự giải quyết vấn đề; phẩm chất chăm học, chăm làm, tự tin, đoàn kết, yêu thương

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng nhóm, bút dạ, Máy chiếu hoặc ti vi kết nối máy tính có chuẩn bị sẵn trò chơi “Ô chữ”

- 3 chiếc chuông(hoặc thẻ)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động học tập của học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

1. khởi động: HS chơi trò chơiSóng biển”

Các thành viên làm theo: Yêu cầu các thành viên khoác vai nhau, nói và thực hiện theo quản trò.

Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tăng cường khả năng lắng nghe và vận động cho người chơi, tăng cường sự đoàn kết.

Kết nối: Kể một số truyền thống của gia đình, dòng họ,....

2. Thực hành:

Bài tập 1 (90): HS đọc yêu cầu

Chơi trò chơi: “Tiếp sức”

- HS nối tiếp nhau ghi kết quả và bảng nhóm

- Ghi kết quả thảo luận vào phiếu trong khoảng thời gian 5 -7 phút.

- Các thành viên trong lớp cùng đánh giá nhận xét và bổ sung:

a. Đội 1: Yêu nước

- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai,
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian.
- Chúng ta chỉ có câu này :
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao!

- Yêu nước thương nòi.

- Dân ta nhớ một chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

- Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Đội 2: Lao động cần cù

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

- Nghé ơi ta bảo nghé này,
Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Bài tập 2 (90):

TRÒ CHƠI: Ô CHỮ BÍ ẨN

-HS đọc yêu cầu

- Nghe GV phổ biến luật chơi

- Mỗi tổ là 1 đội chơi- Cử 1 đội trưởng

- HS đọc các gợi ý sách giáo khoa

- Lần lượt từ đội 1 chọn các ô chữ hàng ngang cho mình đến đội 2, đội 3....

- Đọc ô chữ hình chữ S

 Giáo án dạy học thông qua chơi Tiếng Việt lớp 5

- HS lần lượt giải nghĩa các câu thành ngữ tục ngữ vừa hoàn chình.

3. HĐ 3: Vận dụng.

- HS nghe về tim hiều cùng cha mẹ và người thân.

- Các từ ngữ vừa học nói về chủ đề gì?

Quản trò quy định động tác: Sóng nhấp nhô: đứng lên ngồi xuống. Sóng nghiêng: nghiêng người sang trái, sang phải. Sóng ngã: ngã về trước hay ngả người về phía sau. Cả nhóm xếp thành một vòng tròn.

Quản trò chạy và bắt: Sau một động tác vừa hô, người quản trò chạy xung quanh vòng tròn và đưa tay ra trước về phía người chơi, rà về phía người chơi, nếu người chơi nào bị trúng vào tay quản trò thì người chơi đó bị thua và rời khỏi vòng tròn để chịu phạt.

Thua: Ai bị ngã và thực hiện không đúng theo quy định là phạm quy. Yêu cầu không được xô đẩy mọi người khi chơi.

- Qua trò chơi các em rút ra bài học gì:

Đoàn kết cũng là một trong những truyền thống quý báu của đân tộc ta,..

GTB: MRVT. Truyền thống

Chơi trò chơi: “Tiếp sức”

GV chia lớp thành 4 đội chơi

Mỗi đội một bảng nhóm

Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao.

a) Yêu nước : (Đội 1)

b) Lao động cần cù : (Đội 2)

c) Đoàn kết : (Đội 3)

d) Nhân ái : (Đội 4)

Đội 3: Đoàn kết

- Giỏi một người không được, chăm một người không xong.

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Đội 4: Nhân ái

- Lá lành đùm lá rách.

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh.

- Chị ngã, em nâng.

- Thương người như thể thương thân.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

TRÒ CHƠI: Ô CHỮ BÍ ẨN

Luật chơi: chia lớp thành 3 đội (đội Xanh, đội Đỏ, đội Vàng). Có 16 câu hỏi tương ứng với 16 hàng ngang, mỗi đội lần lượt chọn 1 câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời là 10 giây. Mở được hàng ngang sẽ tìm được một chữ cái trong từ khóa. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai nhường quyền trả lời cho các đội còn lại, đúng được 5 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

- Gv gọi ý thêm nếu HS trả lời chưa đúng

Lời giải:

1) cầu kiều 9) lạch nào

2) khác giống 10) vững như cây

3) núi ngồi 11) nhớ thương

4) xe nghiêng 12) thì nên

5) thương nhau 13) ăn gạo

6) cá ươn 14) uốn cây

7) Nhớ kẻ cho 15) cơ đồ

8 ) nước còn 16) nhà có nóc

Ô chữ hình chữ S màu xanh là Uống nước nhớ nguồn

Đó chính là những truyền thống quý báu của dân tộc ta, Ông cha ta đã được đúc rút từ xưa đến nay và truyền từ đời này qua đời khác bẵng nhữn câu thành ngữ,ca dao.

- Tìm hiểu qua sách, Intenet về truyền thống của dân tộc, tìm hiểu về truyền thống của gia đình, làng xã,….

- GV hệ thống bài

- Nhận xét giờ học

..................

3. Giáo án dạy học thông qua chơi Lịch sử lớp 5

SOẠN THEO HỌC THÔNG QUA CHƠI

Bài 23

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhớ được vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.

- KN: Rèn kĩ năng trình bày trước nhóm, lớp; hợp tác.

- Tạo cơ hội hình thành cho HS các NL- PC: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nănglực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu, giáo án PowerPoint, Tranh, ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

- HS: Tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân 1968

Giáo án dạy học thông qua chơi Lịch sử lớp 5

..................

4. Giáo án dạy học thông qua chơi Đạo đức lớp 5

GIÁO ÁN MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5

(Áp dụng học thông qua chơi)

Bài 8

HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH.(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

+ Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

+ Thực hiện các hành vi hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả trong công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với nguời.

+ Vận dụng hành vi hợp tác với bạn bè, làng xóm....

2. Kĩ năng: Kĩ năng hợp tác với bạn bè trong hoạt động ở lớp, ở trường

3. Góp phần hình thành và phát triển các NL, PC : Tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, thực hành; chia sẻ, tự tin, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh minh họa tình huống SGK, tr 25

- Bảng phụ thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh

- HS: Vở ghi, bút dạ; kiến thức về môn học

Giáo án dạy học thông qua chơi Đạo đức lớp 5

..................

5. Giáo án dạy học thông qua chơi Khoa học lớp 5

GIÁO ÁN SOẠN HTQC MÔN KHOA HỌC

Ngày soạn: Ngày .../.../20...

Ngày giảng: Ngày .../.../20...

Người thực hiện: ............................

Đơn vị: Trường Tiểu học ............................

Lớp 5: Khoa học

CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS Quan sát và mô tả được cấu tạo của hạt. Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.

- Vận dụng kiến thức đã học để trồng cây từ hạt.

- Kĩ năng quan sát, lắng nghe, tương tác, tư duy, tổng hợp, chia sẻ ý kiến. Nhận xét, đánh giá.

- Tạo cơ hội hình thành và phát triển các NL- PC: Mạnh dạn, chăm chỉ, hợp tác, tự tin trách nhiệm và trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Que chỉ, SGK, bảng phụ, 1 số các loại hạt. Vi deo hạt cây nảy mầm…

- HS: bút, vở sách BT1; số các loại hạt…

Giáo án dạy học thông qua chơi Khoa học lớp 5

..................

Tải file Giáo án áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi khối 5 để xem đầy đủ nội dung

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm Giáo án PPT STEM lớp 5 các chủ đề trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 1.069
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm