Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án môn Mỹ thuật theo chương trình mới
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những người khác nhau, nhấn mạnh đến đối tượng là học sinh trong nhà trường.
- Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học
- Bước đầu biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.
- Một số thông tin khác:
II. Phương pháp/ hình thức dạy học
Dạy học theo chủ đề, dạy học khám phá – sáng tạo và vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
III. Chuẩn bị
- Giáo viên
- Tuỳ vào cơ sở vật chất của nhà trường, GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.
- Một số sản phẩm mĩ thuật. đồ dùng học tập, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn mĩ thuật giúp học sinh quan sát trực tiếp.
- Học sinh
- Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.
- Bố trí lớp học
GV có thể chia lớp thành các nhóm (khoảng từ 5 - 6 HS/ nhóm) ở phòng học mĩ thuật, hoặc ngồi bình thường như trong các giờ học khác.
IV. Hoạt động dạy học
Tiết (Thời gian) | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Đồ dùng, phương tiện DH |
1. Sản phẩm mĩ thuật | |||
Giáo cụ trực quan tùy theo điều kiện nhà trường, khả năng của mỗi giáo viên. | Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có). | |
GV căn cứ gợi ý các hoạt động trong SGV để tổ chức. | HS trình bày hiểu biết của mình về những sản phẩm mĩ thuật có trong sách. | ||
Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV giải thích trên cơ sở phân tích trên giáo cụ trực quan/ hình minh họa trong sách. | HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu. | ||
Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS kể tên một số sản phẩm mĩ thuật mình đã làm hoặc đã thấy trong nhà trường. | HS trả lời nội dung liên quan. | ||
Chú ý | Các sản phẩm mĩ thuật giới thiệu phần này sẽ là cơ sở giúp HS chiếm lĩnh kiến thức trong các bài tiếp theo, nên chỉ giới thiệu mà không đi sâu về chất liệu, cách làm. | ||
2. Mĩ thuật do ai tạo nên | |||
Giáo cụ trực quan tùy theo điều kiện nhà trường, khả năng của mỗi giáo viên. | Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở bài tập Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có). | |
GV căn cứ hình minh họa và câu hỏi trong SGV và hỏi HS để làm rõ nội dung ở phần này. Nội dung này làm rõ: - Nghề - Lứa tuổi | HS nói những hiểu biết của mình về những ai thực hiện được các sản phẩm Mĩ thuật. | ||
GV tóm tắt lại các ý kiến HS đã nêu ở việc 1 và giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những ai và lứa tuổi nào tham gia thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống. | |||
Chú ý | GV căn cứ những ý kiến tóm tắt trên bảng, GV và HS cũng đi đến nhận xét: những ai và lứa tuổi nào tham gia vào Mĩ thuật. | ||
3. Đồ dùng trong môn học | |||
Chuẩn bị | Một số vật dụng, đồ dùng sử dụng trong môn học Mĩ thuật. | Đồ dùng học tập thiết yếu trong môn học; Một số đồ dùng học tập từ vật liệu tái sử dụng; | |
Đặt câu hỏi | GV nêu câu hỏi làm rõ học môn Mĩ thuật, cần những đồ dùng gì và cách sử dụng ra sao qua hệ thống câu hỏi gợi ý trong SGV. | ||
Thực hành | GV yêu cầu HS mở Vở bài tập Mĩ thuật lớp 1, trang 4 – 5. | ||
Chú ý | Tùy điều kiện cơ sở vật chất nhà trường mà giáo viên giới thiệu các dạng màu nước như: màu nước, màu oát, màu a cờ ry líc,… |
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS sẽ:
- Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau;
- Biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm;
- Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
- Một số thông tin khác:
II. Phương pháp/ hình thức dạy học
Dạy học theo chủ đề, dạy học khám phá – sáng tạo và vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
III. Chuẩn bị
- Giáo viên
- Một số sản phẩm mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu,...
- Một số dụng cụ học tập môn học này như sáp màu dầu, màu acylic (hoặc màu Oát, màu bột đã pha sẵn), giấy trắng, tăm bông, que gỗ tròn nhỏ,…
- Tùy vào cơ sở vật chất nhà trường, giáo viên có thể chuẩn bị một số loại hạt phổ biến, thông dụng ở địa phương, một số tờ bìa cứng khổ 15 x 10 cm theo sĩ số học sinh trong lớp, và keo sữa cho phần thực hành gắn hạt tạo hình một sản phẩm mĩ thuật đơn giản.
- Học sinh
Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học.
Hạt, vật liệu từ tự nhiên có dạng chấm.
- Bố trí lớp học
GV có thể chia lớp thành các nhóm (khoảng từ 5 - 6 HS/ nhóm) ở phòng học mĩ thuật, hoặc ngồi bình thường như trong các giờ học khác.
IV. Hoạt động dạy học
Tiết (Thời gian) | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Đồ dùng, phương tiện DH |
1 | Hoạt động 1. Quan sát (chấm màu trong tự nhiên) | ||
GV đặt câu hỏi giúp HS quan sát và nhận biết sự xuất hiện của chấm trong tự nhiên. | HS trình bày hiểu biết của mình về sự xuất hiện của chấm trong tự nhiên. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có); Một số hình ảnh về chấm xuất hiện trong cuộc sống gần gũi với HS địa phương. | |
Căn cứ ý kiến của HS, GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về sự xuất hiện của chấm màu trong tự nhiên có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. | HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu. | ||
Hoạt động 2. Thể hiện (tạo chấm từ hạt, vật liệu trong tự nhiên) | |||
GV yêu cầu HS thực hành cách tạo chấm bằng hạt theo các cách khác nhau. | HS thực hành theo vật liệu đã chuẩn bị để tạo chấm. | Vật liệu dạng chấm từ tự nhiên; Miếng bìa nhỏ hoặc giấy A4. | |
Mức độ cần đạt (tham khảo) | a. Bắt buộc: HS tạo được một vài chấm từ vật liệu có trong tự nhiên. b. Khuyến khích: HS xếp chấm tạo được một mảng/ hình. c. Tùy ý: HS sử dụng chấm tạo nên một sản phẩm mĩ thuật cụ thể. | ||
2 | Hoạt động 1. Quan sát (chấm màu trong mĩ thuật) | ||
- GV căn cứ theo hình minh họa trong sách, hoặc giáo cụ trực quan đặt câu hỏi giúp học sinh nhận biết yếu tố chấm trong sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. - GV tham khảo gợi ý hoạt động trong SGV. | HS trình bày hiểu biết của mình về sự xuất hiện của chấm trong sản phẩm mĩ thuật. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có); Một số hình ảnh về chấm xuất hiện trong sản phẩm mĩ thuật do GV chuẩn bị. | |
Căn cứ ý kiến của HS, GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về chấm màu trong sản phẩm mĩ thuật. | HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu. | ||
Hoạt động 2. Thể hiện (tạo chấm từ màu (sáp/ chì/ nước,…) | |||
GV yêu cầu HS tạo chấm từ một số loại họa phẩm. | HS thực hành tạo chấm từ họa phẩm. | Đồ dùng học tập thiết yếu trong môn học; Màu dạng nước; Giấy trắng, tăm bông, que gỗ tròn nhỏ,… | |
Mức độ cần đạt (tham khảo) | a. Bắt buộc: HS tạo được một vài chấm từ màu theo cách tự chọn. b. Khuyến khích: HS xếp chấm màu tạo được một mảng/ hình. c. Tùy ý: HS sử dụng chấm màu tạo nên một sản phẩm mĩ thuật cụ thể. | ||
3 | Hoạt động 3. Thảo luận | ||
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi trong SGV. | HS trình bày hiểu biết của mình về việc sắp xếp các chấm màu trong sản phẩm mình đã thực hiện. HS thảo luận theo nhóm và phát biểu, tùy điều kiện sĩ số trong lớp học. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có); Sản phẩm mĩ thuật từ tiết 1, 2. | |
GV yêu cầu HS mở sách Mĩ thuật 1, xem hình minh họa trang 15 và nêu câu hỏi trong sách cho HS thảo luận. | |||
GV giải thích cho HS hiểu rõ về cách sắp xếp chấm để tạo nên các hình thức liên tiếp, xen kẽ. | HS lắng nghe và đặt câu hỏi khi chưa hiểu. | ||
Hoạt động 4. Vận dụng | |||
GV cho HS xem và phân tích các bước dùng chấm màu trang trí một chiếc lọ thủy tinh, sách Mĩ thuật 1, trang 15, từ từng chấm tạo hình đơn lẻ cho đến hoàn thiện sản phẩm. | HS quan sát và đặt câu hỏi khi chưa hiểu và các bước thực hiện trang trí một sản phẩm mĩ thuật từ chấm màu. | Máy chiếu (giá treo giấy A0), bút trình chiếu (nếu có); | |
4 | - Trong trường hợp HS không chuẩn bị một đồ vật để trang trí bằng chấm màu. | ||
GV tổ chức cho HS xem và đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời về những đồ vật khác trong cuộc sống cũng được trang trí bằng hình thức chấm màu. | HS trả lời về đồ vật nào thì vẽ đồ vật đó ra Vở bài tập Mĩ thuật 1, trang 9 (hoặc giấy A4) và sử dụng chấm màu để trang trí, trong đó sử dụng cách sắp xếp theo ý thích. | Sách học sinh; Vở bài tập; Màu, đồ dùng tạo chấm. | |
- Trong trường hợp HS chuẩn bị một đồ vật và sử dụng chấm màu để trang trí. | |||
GV cho HS sử dụng chấm màu trang trí một món đồ, trong đó sử dụng cách sắp xếp theo ý thích. | HS sử dụng chấm màu để trang trí đồ vật. | Đồ vật do HS chuẩn bị ở nhà. Cốc, đĩa giấy hay các vỏ hộp trắng do GV chuẩn bị. | |
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề | |||
GV treo, bày một số sản phẩm mĩ thuật của học sinh trên bảng, bục/ kệ (nếu có) | HS bày sản phẩm của mình lên trước mặt. | Sản phẩm mĩ thuật ở HĐ Vận dụng | |
GV mời HS giới thiệu về sản phẩm mĩ thuật của mình. theo các gợi ý sau: | HS giới thiệu sản phẩm của mình theo các câu hỏi gợi ý mà GV đưa ra. | ||
Mức độ cần đạt (tham khảo) | a. Bắt buộc: HS sử dụng chấm màu tạo được một hình trang trí đơn giản. b. Khuyến khích: HS sắp xếp chấm màu trang trí có chủ đích theo một cách sắp xếp đơn giản. c. Tùy ý: HS sử dụng nhiều cách tạo chấm màu trang trí đồ vật/ sản phẩm khác nhau có ý thức rõ ràng. |
Để xem toàn bộ nội dung giáo án Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Giáo án Word
- Giáo án lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án lớp 1 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tự nhiên - Xã hội lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
- Giáo án Toán lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án TNXH lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án HĐTN lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Mĩ thuật 1 Cùng học để phát triển năng
- Giáo án lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Powerpoint
- Giáo án PowerPoint Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 1 sách Cánh diều
- Giáo án PowerPoint Toán lớp 1 sách Cánh diều
- Giáo án PowerPoint Đạo Đức lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Đạo đức lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Mĩ thuật lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 1
Bài viết hay Học tập
SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3
Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế? KTPL 10
(Ngắn gọn) Soạn Bài mở đầu Ngữ văn 7 Cánh Diều
Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa (9 mẫu)
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5
Phân tích bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân