Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 theo công văn 405
Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 theo công văn 405 là mẫu giáo án theo Công văn 405/BGDĐT-GDTH năm 2021 thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021
Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 mới nhất
Môn: Lịch sử và Địa lý
STT | Nội dung cần điều chỉnh | Mức độ/Yêu cầu cần đạt | Hướng dẫn |
1 | Văn minh Ai Cập | - Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. - Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,... | - Giáo viên sử dụng/tham khảo thông tin trong Phụ lục để giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất của mạch nội dung, trên cơ sở yêu cầu cần đạt. - Theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở tiểu học, bài 21 “Một số nước ở châu Âu” và bài 24 “Châu Phi (tiếp theo)” của môn Lịch sử và Địa lý (lớp 5) là các bài tự chọn. Việc giới thiệu các nội dung văn minh Ai Cập và văn minh Hy Lạp được thực hiện như sau: + Trường hợp tổ chức dạy các bài 21 và 24, nội dung văn minh Hy Lạp được lồng ghép vào bài 21 (thêm mục 3. Hy Lạp); nội dung văn minh Ai Cập được lồng ghép vào bài 24 (thêm mục 5. Ai Cập). + Trường hợp không tổ chức dạy các bài học này, nội dung văn minh Ai Cập và văn minh Hy Lạp được kết hợp thành 1 bài học và giới thiệu trong 1 tiết. |
2 | Văn minh Hy Lạp | - Xác định được vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. - Kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Olympic. | |
3 | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). | Dạy lồng ghép vào bài 18. Châu Á (tiếp theo) mục 5. Khu vực Đông Nam Á. |
ĐỊA LÍ
CHÂU Á (TT).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:
+ Có số dân đông nhất.
+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
- Nêu một số đắc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
-Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á:
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
- Nội dung điều chỉnh: Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuấtcủa người dân châu Á.
- Hs bồi dưỡng năng khiếu:
+ Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.
+ Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: đo đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp.
+ Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
3. Thái độ: Yêu thích tìm tòi, khám phá các nước trên thế giới.
* MTBĐ:
- Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí quan trọng.
- Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở châu Á: đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
*TKNL:
- Biết cách khai thác dầu khí ở một số quốc gia để TKNL có hiệu quả.
* BVMT:
- Biết giữ gìn MT sạch sẽ để thích nghi với MT sống.
4. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ các nước Châu Á, bản đồ tự nhiên Châu Á.
+ HS: Tranh ảnh về dân cư, kinh tế Châu Á.
III. Các hoạt động:
TG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1’ 3’ 1’ 34’ 15’ 15’ 4’ 1’ | 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Châu Á”. - Nhận xét, đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: “Châu Á (tt)”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tìm hiểu người dân ở Châu Á. Mục tiêu: Giúp HS so sánh đặc điểmvề dân cư Châu Á với các châu lục khác Phương pháp: Quan sát, đàm thoại. + Nhận xét về dân Châu Á ở từng khu vực khác nhau? ® Đa số thuộc chủng tộc da vàng (chủng tộc Mông-gô-lô-ít), sống tập trung ở các đồng bằng châu thổ, nơi có đất phù sa màu mỡ, thuận tiện cho hoạt động nông nghiệp. Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế ở Châu Á. Mục tiêu: Giúp HS nắm tên một số cac hoạt động kinh tế của người dân Châu Á Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ. + Tổ chức cho học sinh thảo luận. - Giáo viên bổ sung thêm 1 số hoạt động sản xuất khác mà học sinh chưa nêu. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Phương pháp: Quan sát, đàm thoại - GV cho HS xem lược đồ các quốc gia Đông Nam Á - Yêu cầu HS kể tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á - GV cho HS xem lá cờ biểu tượng của ASEAN và giải thích ý nghĩa biểu tượng cho HS GV kết luận: Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được mô tả chi tiết trong Hiến chương ASEAN. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự phồn vinh. 10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 thành viên ASEAN. Màu sắc lá cờ - xanh dương, đỏ, trắng, vàng - đều là các màu chủ đạo trên quốc kỳ 10 nước thành viên ASEAN. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng cốc - Thái Lan. Khi mới thành lập, ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Đông Timo đã gửi đơn xin gia nhập Asean năm 2011 và đến nay Đông Timo là nước duy nhất chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức này. - GV cho Hs xem hình ảnh Việt Nam gia nhập ASEAN và hỏi: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? GV chốt: - Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 28/7/1995. - Việc gia nhập ASEAN đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị - an ninh, kinh tế. - Gia nhập ASEAN năm 1995 của Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng trong việc gắn kết các nước trong khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác; tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn. 5. Tổng kết - dặn dò: - Dặn dò: Ôn bài. - Chuẩn bị: “Khu vực Đông Nam Á”. - Nhận xét tiết học. | + Hát - Đọc ghi nhớ và TLCH/ SGK.101. Hoạt động cá nhân, lớp. + Quan sát hình. + Nhận xét. - Người Nhật, có nước da sáng, tóc đen. - Người Xri-Lan-ca: nước da đen hơn. - Nêu khu vực sinh sống chủ yếu. - Nhắc lại. Hoạt động nhóm, lớp. + Quan sát hình 5. + Thảo luận để nhận biết các hoạt động kinh tế cùng công dụng của chúng. + Lần lượt mô tả các tranh, ảnh trong hình và nêu công dụng. + Hoạt động nhóm nhỏ để tìm vùng phân bố của các hoạt động kính tế. Hoạt động lớp, nhóm. - HS lắng nghe - HS quan sát và trả lời - Hs lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 theo công văn 405 nhé.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 theo công văn 405 PDF
735,8 KB 26/03/2021 4:38:21 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tổng hợp 35 bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non theo Thông tư 12
-
(Dạy cuốn chiếu, song song) Phân phối chương trình Khoa học tự nhiên 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức
-
Giáo án powerpoint tiền tiểu học 2024 mới nhất
-
Mẫu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Toán
-
Phân phối chương trình môn Kinh tế pháp luật 12 KNTT năm 2024
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Khoa học 4 Cánh diều
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 10 Kết nối tri thức miễn phí
-
Lời dẫn khai giảng trường mầm non 2024
-
Hồ sơ lựa chọn SGK mới lớp 12 môn Giáo dục quốc phòng an ninh
-
Tài liệu tập huấn SGK Toán 8 bộ Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
Mẫu đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt 1, 2, 3 theo khung năng lực (PPT)
(Chủ đề 1-6) Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kiên Giang
Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Công nghệ 9 2024
Giáo án lớp 11 Chân trời sáng tạo tất cả các môn
Đáp án Module 9 THCS Hoạt động 3