Đền Mẫu Đồng Đăng ở đâu?

Lạng Sơn được biết đến như là một nơi danh lam thắng cảnh với nhiều đền chùa nổi tiếng từ xưa. Tuy nhiên, quảng bá du lịch ở địa phương này chưa nhiều nên du khách các nơi còn chưa hiểu rõ về nơi này. Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Đền Mẫu Đồng Đăng ở đâu? để bạn hiểu rõ hơn nhé.

1. Kinh nghiệm đi đền Mẫu Lạng Sơn

Nếu bạn là du khách ở xa, nên chuẩn bị đi từ sớm vì đền Mẫu Đồng Đăng khá đông. Bạn có thể bắt xe four lên Đồng Đăng - Lạng Sơn hoặc liên hệ đặt tour đi lễ chùa.

Ban quản lý đền đã ra quy định nghiêm cấm thắp hương nhang dâng lễ trong đền. Do đó việc đốt vàng mã cũng bị cấm. Du khách đến đây chỉ nên mua chút hoa hoặc quà bánh, hay chỉ cần lòng thành và tiền công ích rồi khấn cầu là được.

Nhiều du khách lựa chọn đi đền trước hoặc sau ngày mùng 10 để tránh đông. Thậm chí ngay từ sáng sớm mùng 9 đền đã đông nghịt người.

2. Đền Mẫu Sơn Lạng Sơn thờ ai?

Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh - 2 vị thần quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh ở Việt Nam. Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên khác là Đồng Đăng linh tự - theo ghi chép là một ngôi chùa cổ nằm sát chân núi. Sau này do có quá đông người hành hương mà chùa được chuyển từ chân núi tới thung lũng Đồng Đăng để tiện cho việc hành lễ của du khách thập phương. Lý giải về việc đền Mẫu Đồng Đăng nổi tiếng đến vậy có thể kể đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong "Tứ bất tử" của người Việt được thờ cúng tại đây.

Tương truyền Mẫu Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng tên là Quỳnh Hoa. Bà xuống trần gian giúp đỡ con người vào thời Hậu Lê và được triều đình sắc phong làm công chúa Liễu Hạnh, còn là Thượng đẳng Phúc thần. Một lần khi bà đến Lạng Sơn thì thấy một ngôi chùa bỏ hoang có tượng Phật nhưng lại không có ai hương khói. Khi đó bà gặp Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan lúc ông vừa đi sứ Trung Quốc về, bà nhắc khéo ông tu sửa ngôi chùa. Phùng Khắc Khoan liền nghe theo và từ đó ngôi đền Mẫu Đồng Đăng thờ cả Phật và Mẫu Liễu Hạnh. Người dân đến với đền vừa cầu bình an nơi cửa Phật, vừa cầu lộc tài cho công việc, kinh doanh và học tập ở ban thờ Mẫu, hy vọng Phúc thần sẽ phù hộ cho mình có may mắn và phát triển công danh.

Bên trong đền Mẫu Đồng Đăng có 5 gian thờ: trong cùng là Tam bảo nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm, gian kế tiếp ngoài thờ Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ. Bên ngoài là gian thờ Sơn trang gồm Mẫu Thượng Ngàn ở giữa, hai bên thờ Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín. Gian giữa ngoài cùng chính điện thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục. Ngoài ra cũng như một số nơi khác, đền còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, thánh cô, thánh cậu… Phía sau đền còn có một bảo tháp với các tầng cung cấm nhưng lối này chỉ được mở vào các ngày lễ hội.

3. Đền Mẫu Lạng Sơn cầu gì?

Du khách đến đây để cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần...

4. Văn khấn đền Mẫu Đồng Đăng

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

  • Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
  • Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
  • Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
  • Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………….

Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……

Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).

5. Lễ đền Mẫu Đồng Đăng

Du khách đến đây chỉ nên mua chút hoa hoặc quà bánh, hay chỉ cần lòng thành và tiền công ích rồi khấn cầu là được.

Lễ đền Mẫu Đồng Đăng cũng giống như những nơi khác, nên bạn không cần lo lắng quá về khoản này nhé, dưới đây là một vài thứ mà bạn có thể tham khảo:

  • Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
5 1.638
0 Bình luận
Sắp xếp theo