Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật học sinh, sinh viên Cao Bằng 2024

Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên Cao Bằng 2024 - Cuộc thi được tổ chức từ ngày 1/5/2024 đến ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, với mục đích nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho đối tượng học sinh, sinh viên. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết về đáp án chi tiết cũng như thể lệ cuộc thi.

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2024

1. Gợi ý đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật Cao Bằng 2024

Dưới đây là đáp án 65 câu hỏi của cuộc thi trực tuyến về "Tìm hiểu pháp luật" tỉnh Cao Bằng năm 2024 do Hoatieu cung cấp, mời bạn đọc tham khảo và ôn thi để có kết quả thật tốt.

1.1. Nhóm 23 câu hỏi về Luật Phòng, chống ma túy năm 2021Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Câu 1: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; “chất ma túy” được hiểu như thế nào?

A. Chất ma túy là chất gây nghiện

B. Chất ma túy là chất hướng thần

C. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án: C

Câu 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; “phòng, chống ma túy” được hiểu như thế nào?

A. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm về ma túy

B. Phòng, chống ma túy là kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy

C. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy

D. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

=> Đáp án: D

Câu 3: Tệ nạn ma túy là gì?

A. Là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

B. Là việc mua bán trái phép chất ma túy

C. Là việc điều chế, sản xuất chất ma túy

D. Là việc tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy

=> Đáp án: A

Câu 4: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; cây nào sau đây là cây có chứa chất ma túy?

A. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định

B. Cây thuốc phiện, cây côca, cây khác

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: A

Câu 5: Nội dung nào sau đây là chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy?

A. Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy

B. Bảo đảm kinh phí cai nghiện ma túy bắt buộc

C. Khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma túy

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy

B. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

C. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

D. Cả A, B, C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 7: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy

B. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy

C. Quảng cáo, tiếp thị chất ma túy

D. Cả A, B, C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 8: Nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy?

A. Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy

B. Quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 9: Nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma túy?

A. Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên

B. Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma túy?

A. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy

B. Lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

C. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy

D. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy

=> Đáp án: B

Câu 11: Nội dung nào sau đây là nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy?

A. Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy

B. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể

C. Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội

D. Tất cả các nội dung trên

=> Đáp án: D

Câu 12: Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

A. Là biện pháp ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy

B. Là biện pháp xử phạt người sử dụng trái phép chất ma túy

C. Là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án: C

Câu 13: Gia đình người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm gì?

A. Ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

B. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể

C. Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội

D. Tất cả các đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 14: Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm?

A. Cai nghiện ma túy tự nguyện

B. Cai nghiện ma túy bắt buộc

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 15: Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại đâu?

A. Gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở y tế

B. Gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở giáo dục

C. Gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy

D. Gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cách ly

=> Đáp án: C

Câu 16: Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại đâu?

A. Cơ sở y tế công lập

B. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập

C. Cơ sở giáo dục công lập

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án: B

Câu 17: Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định như thế nào?

A. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng

B. 24 tháng

C. 36 tháng

D. Không quy định thời hạn

=> Đáp án: A

Câu 18: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp nào?

A. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện

B. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy

C. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện

D. Cả A, B, C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 19: Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp nào?

A. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện

B. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 20: Cộng đồng nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm gì?

A. Động viên, giúp đỡ người nghiện ma túy

B. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 21: Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; mức phạt tiền đối với hành vi “trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy” là bao nhiêu?

A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

C. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

D. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

=> Đáp án: C

Câu 22: Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; mức phạt tiền đối với hành vi “Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là bao nhiêu?

A. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

B. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

C. Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

D. Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

=> Đáp án: A

Câu 23: Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; mức phạt tiền đối với hành vi “Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy” là bao nhiêu?

A. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

B. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

C. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

D. Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

=> Đáp án: D

1.2. Nhóm 20 câu hỏi về luật An ninh mạng năm 2018

Câu 1: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, “an ninh mạng” được hiểu như thế nào?

A. Là sự bảo đảm an toàn cho hệ thống máy tính, hệ thống mạng Internet

B. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

C. Là việc sử dụng các biện pháp để bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa hoặc bị truy cập trái phép

D. Là việc sử dụng các công cụ an ninh mạng để bảo đảm hoạt động của con người trên không gian mạng

=> Đáp án: B

Câu 2: “Bảo vệ an ninh mạng” là gì?

A. Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

B. Là bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng

C. Là bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

D. Là bảo vệ hệ thống mạng Internet

=> Đáp án: A

Câu 3: “Tấn công mạng” là gì?

A. Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính…

B. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính…

C. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố

D. Là hành vi sử dụng không gian mạng để đăng tải thông tin trái pháp luật

=> Đáp án: B

Câu 4: Nội dung nào sau đây là nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng?

A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh

C. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

D. Cả 3 đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 5: “Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng” là gì?

A. Là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi phát tán thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

C. Là tình huống xảy ra trên không gian mạng gây nguy hiểm cho hệ thống thông tin, mạng Internet

D. Là tình huống xảy ra trên không gian mạng gây nguy hiểm cho hệ thống thông tin, mạng viễn thông, mạng máy tính

=> Đáp án: A

Câu 6: Hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

A. Sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người

B. Sử dụng không gian mạng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ

C. Sử dụng không gian mạng để quảng cáo, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ

D. Không có đáp án nào đúng

=> Đáp án: A

Câu 7: Hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

A. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng

B. Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác

C. A và B đúng

D. A và B sai

=> Đáp án: C

Câu 8: Hành vi nào sau đây là hành vi xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng?

A. Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật

B. Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 9: Hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

A. Sử dụng không gian mạng để xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội

B. Sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội

C. Sử dụng không gian mạng để xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

D. Cả A, B và C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 10: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

B. Chỉ bị xử lý vi phạm hành chính

C. Chỉ bị xử lý kỷ luật

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án: A

Câu 11: Thông tin nào sau đây là thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân

B. Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước

C. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc

D. Tất cả các thông tin trên

=> Đáp án: D

Câu 12: Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm những thông tin nào?

A. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác

B. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 13: Hành vi nào sau đây là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội?

A. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân

B. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật

C. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

D. Tất cả các hành vi trên

=> Đáp án: D

Câu 14: Hành vi nào sau đây là hành vi tấn công mạng?

A. Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet

B. Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet

C. Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet

D. Tất cả các hành vi trên

=> Đáp án: D

Câu 15: Trẻ em có quyền gì khi tham gia trên không gian mạng?

A. Được tự do sử dụng không gian mạng theo ý muốn

B. Được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng

C. Được chia sẻ thông tin có nội dung xâm phạm đến trẻ em

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án: B

Câu 16: Người nào có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng?

A. Cha mẹ

B. Giáo viên

C. Người chăm sóc trẻ em

D. Cả A, B, C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 17: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại cơ quan nào?

A. Bộ Công an

B. Bộ Quốc phòng

C. Bộ Thông tin và Truyền thông

D. Cả A và B

=> Đáp án: D

Câu 18: Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng?

A. Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng

B. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng

C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

D. Cả 3 đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 19: Luật An ninh mạng năm 2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào?

A. 01/01/2018

B. 01/7/2018

C. 01/01/2019

D. 01/7/2019

=> Đáp án: C

Câu 20: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm?

A. 7 chương 50 điều

B. 7 chương 40 điều

C. 7 chương 43 điều

D. 7 chương 53 điều

=> Đáp án: C

1.3. Nhóm 22 câu hỏi về luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Câu 1: Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; “thuốc lá” được hiểu như thế nào?

A. Là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu

B. Là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng xì gà

C. Là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lào

D. Là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác

=> Đáp án: D

Câu 2: Sử dụng thuốc lá được hiểu như thế nào?

A. Là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá

B. Là hành vi hút thuốc lá

C. Là hành vi mua, bán thuốc lá

D. Là hành vi ngửi thuốc lá

=> Đáp án: A

Câu 3: Tác hại của thuốc lá được hiểu như thế nào?

A. Là ảnh hưởng có hại của việc sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người

B. Là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội

C. Là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người

D. Là ảnh hưởng có hại của việc sử dụng thuốc lá gây ra cho môi trường

=> Đáp án: B

Câu 4: Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong phòng, chống tác hại của thuốc lá?

A. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá

B. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá

C. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá

D. Tất cả các đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 5: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá

B. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá

C. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi

D. Tất cả các hành vi trên

=> Đáp án: D

Câu 6: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá

B. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

=> Đáp án: C

Câu 7: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm

B. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng thuốc lá

C. Người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá

D. Tất cả các hành vi trên

=> Đáp án: D

Câu 8: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá

B. Người chưa đủ 19 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá

C. Người chưa đủ 20 tuổi sử dụng, mua bán thuốc lá

D. Không có đáp án nào đúng

=> Đáp án: A

Câu 9: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 gồm bao nhiêu điều?

A. 35 điều

B. 40 điều

C. 45 điều

D. 50 điều

=> Đáp án: A

Câu 10: Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục?

A. Bộ Y tế

B. Bộ Công an

C. Bộ Giáo dục và Đào tạo

D. Bộ Khoa học và Công nghệ

=> Đáp án: C

Câu 11: Địa điểm nào sau đây là địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên?

A. Cơ sở y tế

B. Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em

C. Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao

D. Tất cả các địa điểm trên

=> Đáp án: D

Câu 12: Phương tiện giao thông công cộng nào sau đây bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

A. Ô tô

B. Tàu bay

C. Tàu điện

D. Cả 3 phương tiện trên

=> Đáp án: D

Câu 13: Địa điểm nào sau đây là địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà?

A. Nơi làm việc

B. Khu du lịch

C. Bến xe khách công cộng

D. Không có đáp án nào đúng

=> Đáp án: A

Câu 14: Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm những địa điểm nào?

A. Khu vực cách ly của sân bay; cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là ô tô, tàu bay

B. Khu vực cách ly của sân bay; cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa

C. Cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu bay, tàu điện

D. Nơi làm việc; khu vực cách ly của sân bay

=> Đáp án: B

Câu 15: Người hút thuốc lá có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá

B. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi

C. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá

D. Tất cả các đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 16: Trường hợp nào không được hút thuốc lá trong nhà?

A. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em

B. Không hút thuốc lá trong nhà khi có phụ nữ mang thai

C. Không hút thuốc lá trong nhà khi có người cao tuổi

D. Tất cả các trường hợp trên

=> Đáp án: D

Câu 17: Việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

B. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

C. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật và phạt tiền

D. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền và bồi thường thiệt hại

=> Đáp án: A

Câu 18: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?

A. 01/01/2012

B. 01/01/2013

C. 01/5/2013

D. 01/4/2014

=> Đáp án: C

Câu 19: Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; mức phạt tiền đối với hành vi “Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” là bao nhiêu?

A. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

B. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

C. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

D. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

=> Đáp án: B

Câu 20: Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; mức phạt tiền đối với hành vi “Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá” là bao nhiêu ?

A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

B. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

D. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

=> Đáp án: A

Câu 21: Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; mức phạt tiền đối với hành vi “Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá” là bao nhiêu?

A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

C. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

D. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

=> Đáp án: B

Câu 22: Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng

D. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

=> Đáp án: A

Lưu ý: Đáp án trắc nghiệm thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên Cao Bằng năm 2024 được cập nhật mới nhất trên HoaTieu.vn, đây không phải đáp án chính thức do BTC cuộc thi công bố, bạn đọc chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo.

Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên” Cao Bằng năm 2024 hiện đang được Hoatieu.vn tiếp tục cập nhật.

2. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cao Bằng 2024

Thể lệ thi Tìm hiểu pháp luật dành cho đối tượng học sinh, sinh viên Cao Bằng được ban hành kèm theo Kế hoạch số 438/KH-HĐPH ngày 29/3/2024 của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cao Bằng, tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên” theo hình thức trực tuyến trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Thời gian

Thời gian tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2024 diễn ra: Từ 8h00 ngày 1/5/2024 đến 18h00 ngày 31/5/2024.

2. Đối tượng dự thi

Học sinh, học viên, sinh viên các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3. Nội dung thi

Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; an ninh mạng; phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản liên quan.

- Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; Nghị định số 144/2021/NĐCP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Luật An ninh mạng năm 2018.

- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

4. Hình thức thi

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thí sinh cần truy cập các trang mạng sau để có thể làm bài dự thi:

- Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cao Bằng (pbgdpl.caobang.gov.vn)

- Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp (sotuphap.caobang.gov.vn).

Người dự thi tham gia thi trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh…) và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo bộ đề câu hỏi ngẫu nhiên được thiết kế sẵn.

Mỗi bộ đề gồm 15 câu hỏi kiến thức và 01 câu hỏi phụ dự đoán số người tham gia dự thi. Mỗi câu trắc nghiệm có 04 phương án, người dự thi chọn 01 đáp án mình cho là đúng.

5. Cơ cấu giải thưởng

Tổng giải thưởng cuộc Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên Cao Bằng năm 2024 gồm 36 giải cá nhân và 19 giải tập thể, cụ thể như sau:

Đối với Cá nhân:

- 01 Giải Nhất: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng);

- 05 Giải Nhì: 1.500.000 đồng/giải (Một triệu năm trăm nghìn đồng/giải);

- 10 Giải Ba: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải);

- 20 Giải Khuyến khích: 500.000 đồng/ giải (Năm trăm nghìn đồng/giải).

Đối với tập thể:

- 01 Giải Nhất: 5.000.000 đồng/giải (Năm triệu đồng);

- 03 Giải Nhì: 3.500.000 đồng/giải (Ba triệu năm trăm nghìn đồng/giải);

- 05 Giải Ba: 2.500.000 đồng/giải (Hai triệu năm trăm nghìn đồng/giải);

- 10 Giải Khuyến khích: 1.500.000 đồng/giải ( Một triệu năm trăm nghìn đồng/giải ).

Các trường học/cơ sở giáo dục có tỷ lệ thí sinh dự thi và kết quả thi cao theo tiêu chí xếp hạng của Ban Tổ chức cuộc thi.

Trên đây là gợi ý đáp án thi Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh, sinh viên Cao Bằng năm 2024 được cập nhật nhanh, chính xác nhất. Bạn đọc có thắc mắc, xin để lại ý kiến tại phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với HoaTieu.vn để được giúp đỡ và giải đáp nhanh nhất có thể.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
9 144
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi