Cúng chúng sinh trước hay cúng gia tiên trước?

Cúng Rằm tháng 7 tại nhà bao gồm các lễ cúng như lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn và cúng phóng sinh. Vậy thứ tự các lễ cúng trong ngày Rằm tháng 7 được thực hiện như thế nào? Cúng chúng sinh trước hay cúng gia tiên trước? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về nghi thức cúng Rằm tháng 7 nhé.

Trong ngày Rằm tháng 7, ngoài việc chuẩn bị lễ cúng thần linh, gia tiên thì lễ cúng cô hồn cũng được rất nhiều gia đình coi trọng. Sau đây là một số gợi ý chuẩn bị đồ lễ cúng chúng sinh Rằm tháng 7 cũng như thực hiện cúng chúng sinh vào giờ nào các gia đình nên biết để thực hiện lễ cúng sao cho đúng.

1. Đồ lễ cúng chúng sinh Rằm tháng 7

- Muối gạo (1 dĩa)

- Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt

- 12 cục đường thẻ .

- Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15cm )

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân, si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.

Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.

2. Thời gian cúng cô hồn

Theo thông lệ, các gia đình thường cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 14/7 âm lịch.

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được.

3. Làm lễ cúng cô hồn trước hay cúng gia tiên trước

Theo các nghi thức truyền thống trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng thần linh gia tiên trước vào ban ngày. Lễ cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối.

Theo một vị Đại đức - người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.284
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm