Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng của Người. Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng. Trong bài viết này HoaTieu xin chia sẻ đến các bạn mẫu nội dung chuẩn mực đạo đức theo phong cách Hồ Chí Minh.

Mẫu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ công chức viên chức

Những nội dung chủ yếu của chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay như sau:

1. Đối với cán bộ, đảng viên, CCVC:

a. Sống có lý tưởng, vì nước, vì nhân dân, vì xã hội

- Suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng

- Tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng

- Hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân

- Có nghị lực vượt qua khó khăn. Quyết tâm đổi mới, giữ vững định hướng XHCN.

b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trách nhiệm với công việc

- Say mê, tâm huyết, sáng tạo trong công việc

- Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng

- Tiết kiệm trong công việc và cuộc sống

- Vì lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

c. Trung thực, trong sáng, giản dị, khiêm tốn

- Có đời sống trong sạch, lành mạnh, mẫu mực để mọi người noi theo

- Sống và làm việc có nề nếp, khoa học

- Chân thành, tôn trọng, giúp đỡ mọi người

d. Tôn trọng luật pháp, kỷ cương

- Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước

- Chấp hành nghiêm điều lệ, quy định của tổ chức và địa phương

- Chấp hành các quy định, hương ước, quy ước của các tổ chức hội, đoàn…; gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”.

đ. Đoàn kết, thân ái

- Đoàn kết với đồng nghiệp, đồng chí

- Đoàn kết, thân ái với bạn bè, gia đình, người thân

- Đoàn kết với nhân dân.

e. Suốt đời phấn đấu, rèn luyện học tập

- Không ngừng phấn đấu trưởng thành tiến bộ

- Rèn luyện nâng cao sức khỏe, ý chí

- Tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt

g. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

2. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý

Thực hiện tốt các nội dung chuẩn mực đạo đức chung nêu trên, đồng thời cần chú trọng một số vấn đề cơ bản sau đây:

a. Ý thức trách nhiệm cao:

- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Thực hiện dân chủ, duy trì đoàn kết, thống nhất nội bộ, xây dựng lối sống giản dị, khiêm tốn, gần gũi quý trọng nhân dân, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Ý thức trách nhiệm cao trước công việc được giao; thực sự gương mẫu, phát huy vai trò người lãnh đạo quản lý dám làm, dám chịu trách nhiệm; lời nói đi đôi với việc làm.

b. Nâng cao trình độ kiến thức khoa học

- Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, quản lý, am hiểu xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực được phân công.

c. Tự phê bình và phê bình.

- Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thường xuyên rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình.

- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân kịp thời điều chỉnh tác phong công tác; phương pháp làm việc khoa học.

- Có giải pháp, việc làm cụ thể để khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém của bản thân và cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.191
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi