Cách nấu nước chanh sả gừng tăng đề kháng
Cách nấu nước chanh sả gừng tăng đề kháng. Những nguyên liệu trong tự nhiên đôi khi lại đem lại những tác dụng không ngờ đến, bên cạnh công dụng làm đẹp, giảm cân, nước chanh sả gừng còn giúp mọi người tăng sức đề kháng. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cách làm nước chanh sả gừng nhé.
Cách làm nước chanh sả gừng
1. Cách nấu nước chanh sả gừng tăng đề kháng
1.1 Nguyên liệu nấu nước chanh sả gừng
Nguyên liệu làm nước chanh sả gừng gồm:
- 3 cây sả
- 1 củ gừng (củ vừa phải, to quá sẽ không thơm)
- 2 quả chanh tươi
- Đường phèn hoặc 30 ml mật ong
- 2 lít nước
1.2 Cách nấu nước chanh sả gừng
Các bạn làm nước chanh sả gừng theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch sả, tách bỏ vỏ ngoài, thái mỏng hoặc đập dập rồi cắt khúc (sả rửa sạch và bảo quản trong ngăn đá, có thể lấy ra dừng từng chút khi cần). Gừng rửa sạch, đập dập hoặc thái lát mỏng.
Bước 2: Cho 300 gr đường phèn vào 2 lít nước, bắc lên bếp đun sôi. Nước sôi thì cho sả vào và đun trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Nước sả sôi kĩ thì cho gừng vào đun trong 1 phút thì tắt bếp. Cho ra cốc và để nguội, vắt nước cốt chanh vào và khuấy đều. Có thể cho thêm vỏ chanh bào vào để uống ngon hơn.
Các bạn có thể nấu nhiều và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 7 ngày, khi sử dụng có thể thêm mật ong, siro để mùi vị dễ uống hơn.
Video hướng dẫn làm nước chanh sả gừng:
2. Công dụng của nước chanh sả gừng
Gừng tươi là một vị thuốc trong đông y để ôn ấm tỳ vị, được chỉ định dùng trong viêm loét dạ dày - tá tràng. Có thể dùng hàng ngày, tuy nhiên nên dùng vào buổi sáng, vì theo y học cổ truyền thì dùng gừng vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ nhưng dùng buổi tối đôi khi có hại cho sức khoẻ như thuốc độc.
Sả cũng là vị thuốc trong đông y có tác dụng chủ yếu trên tỳ vị và cũng có tính ôn ấm. Một số tác giả cũng cho rằng sả có tác dụng giải độc cơ thể, tác dụng này có lẽ có được do tăng cường khả năng tiết mật và tăng thải độc qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiết niệu, nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng.
Chanh thì chia tác dụng khác nhau cho từng bộ phận của cây. Trong y học cổ truyền thường dùng vỏ quả chanh, còn lá chanh ít có đề cập.
Khi kết hợp các nguyên liệu này ta có các công dụng của nước chanh sả gừng như sau:
- Hỗ trợ giảm cân:
Tác dụng đầu tiên của loại nước này, đó chính là hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Trong nước sả gừng có chứa hàm lượng calo cao nên rất tốt cho quá trình giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học thì mới nhanh chóng có được kết quả mong muốn.
- Cải thiện tình trạng huyết áp thấp:
Sả có khả năng tuần hoàn máu tốt, vậy nên nếu bạn đang gặp vấn đề về huyết áp cao thì có thể uống một cốc nước sả gừng để huyết áp được ổn định
- Hỗ trợ thanh lọc cơ thể:
Nhiều người sử dụng nước gừng sả bởi họ tin rằng loại nước này có khả năng thanh lọc cơ thể. Đúng vậy, sả có thể giúp bạn loại bỏ axit uric, giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang... Bên cạnh đó, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể qua việc tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu. Vì thế, uống nước gừng sả hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Làm đẹp da:
Nước sả gừng cũng được biết đến với tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Sả có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, giúp làm giảm mụn trứng cá, làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể, giúp mang tới làn da mịn màng, sạch mụn.
Như vậy, nhìn chung thì nước chanh sả gừng có những giá trị nhất định cho sức khỏe, cho sự làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều người vì thấy nước chanh sả gừng tốt mà lạm dụng uống hàng ngày, uống thay nước lọc trong một thời gian dài thì không được. Nước chanh sả gừng phải được sử dụng đúng đối tượng, hàm lượng thì mới cho ra kết quả tốt, còn nếu không, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Để biết cụ thể những đối tượng không nên dùng nước chanh sả gừng, mời các bạn tham khảo bài: Có nên uống nước sả gừng mỗi ngày?
Trên đây là Cách nấu nước chanh sả gừng tăng đề kháng.
Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Nam Nguyễn
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Có thể bạn chưa biết?
Có được vừa xét tuyển học bạ, vừa đăng ký nguyện vọng cùng một trường?
Tên quận Gò Vấp (Tp.HCM) là cách đọc trại đi của địa danh gốc nào?
Bộ đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2024 Bộ GDĐT (15 môn)
Top trung tâm dạy kế toán chất lượng
Những quan điểm kiêng kị dân gian ngày thi cử
Đề thi công chức môn chuyên ngành địa chính - xây dựng - đô thị