Cách nấu chè cúng rằm tháng 7 2024 thơm ngon, đơn giản
Thông thường ngày rằm tháng 7 các gia đình Việt thường nấu món xôi chè để mâm cỗ cúng rằm thêm phần đầy đủ màu sắc và hương vị. HoaTieu.vn sẽ gợi ý cho mọi người một vài cách nấu xôi, chè đơn giản, dễ làm, thơm ngon cho mâm cỗ ngày rằm tháng 7.
Các món chè này như là món lễ vật ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng thành của gia chủ dang lên tổ tiên, trời đất vào ngày rằm tháng 7. Vậy rằm tháng 7 cúng chè gì? Cùng tìm hiểu cách nấu xôi chè cúng rằm tháng 7 tại bài viết sau.
Các loại chè cúng rằm tháng 7
1. Ý nghĩa mâm chè cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Vu Lan là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên thường có đôi chút khác nhau ở các vùng miền, nhưng dù ở vùng miền nào, bát chè cũng không thể thiếu.
Đối với mỗi mâm cúng, quan niệm về dùng xôi chè cúng rằm tháng 7 trong cách cúng cũng khác biệt. Ví dụ: đối với Chư Phật thì cúng đồ hoàn toàn chay, xôi chè vì thế cũng được nấu theo cách chay hoàn toàn. Ông bà và thần linh có thể lựa chọn chay mặn đều được. Thì xôi chè dựa vào đó mà lựa chọn. Còn đối với chúng sinh thì nên cúng chay hoàn toàn. Kiêng kị toàn bộ đồ mặn. Vì theo quan niệm dân gian, đồ mặn sẽ khơi gợi lên lòng sân si, tham lam, nóng giận không chỉ vong linh mà cả tinh thần đối với những người cúng nữa.
Có rất nhiều loại chè ngon và dễ làm mà bạn có thể chuẩn bị cho mâm lễ cúng rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính với bậc bề trên. HoaTieu.vn đã sưu tầm rất nhiều cách nấu chè cực ngon mà rất dễ dàng để các bạn có thể thực hiện cho mùa lễ rằm tháng 7 cũng là lễ Vu lan báo hiếu này. Các bạn cùng tham khảo và làm theo nhé!
2. Các loại xôi, chè cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 cúng chè gì?
Các loại xôi chè chúng rằm tháng 7 được làm từ những nguyên liệu chay, để tránh phạm phải nghiệp sát sanh trong những ngày quan trọng này. Những món xôi, chè truyền thống, đơn giản, thơm ngon, dễ làm để cúng rằm tháng 7 là: chè trôi nước, chè đậu trắng, chè đậu xanh, chè khoai lang, chè khoai dẻo, chè khoai lang, chè hoa cau, xôi tam sắc, xôi ngũ sắc, xôi đậu đen...
Mỗi cùng miền sẽ có món xôi, chè cúng rằm tháng 7 đặc trưng riêng như:
- Ở miền Bắc, hai loại chè truyền thống là chè con ong và chè cốm. Chè con ong có vị ngọt của đường cùng mùi thơm, hơi cay của gừng, mang ý nghĩa xua đi âm khí, đem lại những điều may mắn. Chè cốm là đặc trưng của Hà Nội khi vào thu nên vào tháng 7 âm, người miền Bắc thường cúng loại chè này dâng lên ông bà, tổ tiên, như dịp để hồi ức lại những gì đẹp đẽ trong quá khứ.
- Ở miền Trung, một loại chè nổi tiếng là chè long nhãn hạt sen. Đây là món ăn trong cung đình xưa nên đến nay, người miền Trung hay cúng ông bà tổ tiên Rằm tháng 7 bằng loại chè này. Ngoài ra, người miền Trung cũng hay cúng các loại chè khác như chè đậu xanh, chè đậu đen.
- Ở miền Nam, món chè đặc trưng là chè trôi nước. Chè trôi nước có chút ngọt ngào của đường, ấm nồng của gừng, tất cả hòa quyện vào tượng trưng cho tình cảm của gia đình. Chè trôi nước có lớp vỏ mềm dai, nhân đậu xanh bùi béo, thơm ngon.
3. Cách nấu chè cúng rằm tháng 7
Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7
Nguyên liệu làm phần vỏ trôi nước:
- 300g bột nếp
- 200ml nước đun sôi
- 1 xíu xiu muối
Nguyên liệu làm phần nhân chè:
- 150g đậu xanh không vỏ
- 1/4 tsp muối
Nguyên liệu nước dùng kèm chè trôi nước
- 300g đường
- 200ml nước
- 1 nhánh gừng đã sơ chế
- 300ml nước cốt dừa
- 1 tsp bột năng
- 2 lá dứa tươi
- 1/2 tsp đường, 1 xíu xiu muối
Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7
Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước
- Cho bột nếp vào âu lớn, đổ từ từ phần nước đã chuẩn bị vào. Lưu ý: bạn hãy dùng phới lồng để khuấy đều bột và nước để tránh bột bị vón cục nhé.
- Nhồi bột khoảng 5 phút để bột tạo thành khối dẻo, mịn. Sau khi bột đạt yêu cầu, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột lại và ủ khoảng 30 phút cho bột nở nhé.
- Bột sau khi ủ đem ra nhồi thêm 1 lần nữa để bột được dẻo mịn nhất. Chia bột thành từng viên nhỏ để chuẩn bị bọc nhân nhé.
Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước
- Đậu xanh vo sạch đem hấp chín. Nếu bạn có thời gian, hãy ngâm đậu trước khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh chín và được ngon hơn nhé.
- Đậu sau khi được hấp chín, đem xay nhuyễn cùng 1/4 tsp muối. Đậu sau khi xay đem sên trên bếp với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút để phần nhân được thơm ngon. Mẹo để nhân thơm ngon hơn là chuẩn bị một ít hành phi cho vào khi sên nhé, bảo đảm nhân bát chè cúng rằm của bạn sẽ rất tuyệt đó.
- Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.
Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước
- Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.
- Nước dừa: Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước cốt dừa + 3 tsp đường + lá dứa đến khi sôi. Hòa bột năng cùng với nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp nước dừa, nhớ khuấy đều tay và để lửa nhỏ thôi nhé. Hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sôi lăn tăn trở lại là được.
Bước 4: Hoàn thiện cách nấu chè trôi nước
- Vê tròn viên bột và ấn dẹt, cho nhân đã vo viên vào rồi bọc lại thật kín. Bước này bạn đừng ấn bột mỏng quá nếu không nhân sẽ bị dư ra ngoài khiến bánh lúc đem luộc sẽ bị vỡ, mất đẹp, đây là bí quyết của cách làm chè trôi nước nhà Bee đó. Làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu nhé.
- Viên chè sau khi hoàn thiện đem luộc với nước sôi. Sau khi viên chè nổi lên, bạn để thêm tầm 2 phút là chè đã chín rồi đó. Nhớ chuẩn bị sẵn một tô nước lạnh để thả chè vào giúp viên chè trắng, dẻo và không bị dính nhé. Sau khi luộc hết chè, bạn vớt chè cho vào nước đường đã nấu là hoàn thành cách nấu chè rồi.
- Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.
Cách nấu chè đậu xanh đánh cúng rằm tháng 7
Nguyên liệu làm chè đậu xanh
- 300g đậu xanh không vỏ
- 200ml nước
- 100g đường
- 2 ống tinh chất vani
Cách nấu chè cúng rằm
- Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong. Ngâm đậu khoảng 2 tiếng để giúp đậu nở và ngon hơn.
- Bước 2: Đậu sau khi ngâm đem hấp đến khi đậu chín mềm. Xay nhuyễn đậu bằng máy xay, nếu không có máy xay bạn có thể dùng phới, đũa, muỗng, ... tán đậu đến khi mịn là được.
- Bước 3: Đậu sau khi nhuyễn đem khuấy trên bếp lửa nhỏ cùng 200ml nước và 100g đường. Khuấy với lửa thật nhỏ đến khi đường tan hết và thấy đậu sôi lăn tăn là đã hoàn thành. Đừng quên cho vani vào để chè được thơm ngon hơn nhé. Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách nấu chè đậu xanh đánh rồi.
Cách nấu chè đậu trắng
Nguyên liệu:
- 200g đậu trắng (đậu mắt cua)
- 1/2 bát con gạo nếp
- 200ml nước cốt dừa đóng hộp
- 1 thìa nhỏ bột năng, nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng.
- Muối, đường
Cách nấu:
- Bước 1: Gạo nếp bạn tiến hành đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo vào âu nước lạnh có pha một ít muối và ngâm qua đêm.
- Bước 2: Tiếp theo bạn tiến hành sơ chế đậu trắng bằng cách rửa sạch, lặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đậu qua đêm từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Sau thời gian ngâm bạn rửa đậu lại cho thật sạch, đổ đậu vào nồi, thêm nước lạnh, ninh đến khi đậu mềm. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể ninh đậu bằng nồi áp suất. Khi đậu chín, đổ nước luộc đậu đi, đổ đậu ra rổ cho ráo nước.
- Bước 3: Tiếp theo bạn tiến hành nấu nước cốt dừa bằng cách hòa tan bột năng với một ít nước lọc. Cho nước cốt dừa, bột năng đã hòa nước, muối, đường vào nồi nhỏ, bắc lên bếp, đun sôi đến khi phần nước cốt dừa sánh đặc thì tắt bếp.
- Bước 4: Phần gạo nếp sau khi ngâm, để ráo, đổ gạo nếp vào nồi, thêm vào khoảng hai đốt tay nước lạnh, đun sôi. Thỉnh thoảng bạn dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hạt gạo không bị dính vào đáy nồi, đun đến khi hạt gạo nở bung ra thì thêm đường cát trắng vào nồi, liều lượng đường tùy theo sở thích của bạn ngọt nhiều hay ít.
- Bước 5: Để tiếp tục cách nấu chè đậu trắng, bạn cho đậu vào đun cùng, vừa đun vừa khuấy, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường, đun tiếp khoảng từ 15 đến 20 phút, nêm nếm lại đường tùy theo khẩu vị của bạn, đun đến khi phần gạo nếp hơi sánh đặc thì tắt bếp.
Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành chè đậu trắng thôi nôi rồi. Để thưởng thức bạn để nguội cho phần chè đậu sẽ đặc lại, múc ra bát, bên trên chan nước cốt dừa là có thể bắt đầu thưởng thức món ăn hấp dẫn này rồi.
Cách nấu chè kê đậu xanh nước cốt dừa
- Nguyên liệu:
- Hạt kê: 2 lạng (ngâm nước nửa tiếng, rửa sạch, vớt ráo)
- Đỗ xanh đã cà vỏ: 300 gram (ngâm nước 2 giờ, xả nước lạnh, vớt ra rổ)
- Đường phèn: 200 gram
- Bột sắn dây (hoặc bột năng): 30 gram
- 100 ml nước lọc
- 50 ml nước cốt dừa nguyên chất
- Cách nấu chè kê đậu xanh với nước cốt dừa ngon nhất tại nhà:
- Hòa tan nước lọc với bột sắn dây trong chén vừa, khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.
- Pha bột sắn dây giúp nấu nước chè kê có độ đặc sánh đẹp và ngon hơn. Ảnh: Internet
- Bắc nồi vừa lên bếp, cho 200 ml nước lọc vào cùng với hạt kê đun sôi. Trong lúc đó, bạn cho đỗ xanh vào nồi hấp 20 – 30 phút cho chín mềm. Kế đến, dùng mặt sau muỗng tán nhuyễn đỗ xanh.
- Nước kê sôi và nở mềm, bạn cho phần đậu xanh hấp chín và nghiền nhuyễn vào, khuấy nhẹ.
Nêm đường phèn vào nồi chè, điều chỉnh tỷ lệ cho vừa miệng. - Chế phần bột sắn dây pha loãng với nước cốt dừa vào nồi chè, nêm lại hương vị với muối, đường sao cho hợp sở thích là được.
- Hạ lửa nhỏ nhất, nấu chè cho sánh đặc lại thì tắt bếp.
- Múc chè kê đậu xanh nước cốt dừa ra chén, ăn kèm với bánh tráng nướng giòn ngon.
Cách nấu chè khoai lang
Các món chè cúng rằm tháng 7 không thể thiếu chè khoai lang. Đây là món ăn vừa dễ làm vừa thanh đạm mà lại vừa hợp khẩu vị gia đình. Hơn nữa khi trình bày trên mâm cỗ sẽ làm cho mâm cỗ thêm phần hấp dẫn, đầy đủ màu sắc hơn. Vậy để thực hiện món chè này bạn chỉ cần làm đúng 3 bước chính sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang 2 củ
- Nước cốt dừa 100 ml
- Bột khoai 5 muỗng canh
- Bột báng 5 muỗng canh
- Bột bắp 3 muỗng canh
- Đường cát 165 gr
- Muối 1/3 muỗng cà phê
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu hiện
- Khoai lang mua về bạn gọt sạch vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch với nước rồi cắt khoai lang thành khối vuông nhỏ vừa ăn.
- Bột khoai, bột báng cho vào 2 tô riêng, ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho bột nở mềm.
- 3 muỗng canh bột bắp pha loãng với 230ml nước, khuấy đều tay trong khoảng 5 phút cho bột hòa tan hoàn toàn nhé!
Bước 3: Hấp khoai lang
- Cho khoai lang đã cắt vào xửng hấp.
- Sau đó cho 1 lít nước vào nồi, đặt xửng hấp vào nồi, đậy nắp lại rồi bắc nồi lên bếp, mở lửa vừa tiến hành hấp khoai khoảng 20 phút là khoai lang chín.
- Bạn tắt bếp, lấy xửng khoai lang ra và để nguội bớt.
Bước 5: Nghiền khoai lang
- Bạn lấy 1 nửa phần khoai lang, dùng muỗng tán nhuyễn khoai.
Bước 5: Ướp khoai lang
- Phần khoai lang còn lại, bạn cho 50gr đường vào, xóc đều để khoai lang áo đều lớp đường bên ngoài và để khoai lang ướp trong 10 phút.
Bước 7: Nấu chè
- Cho 800ml nước vào nồi, sau đó cho phần khoai lang tán nhuyễn vào, thêm 100gr đường rồi khuấy đều rồi đặt nồi lên bếp, bật bếp đun với lửa vừa.
- Sau đó, bạn cho thêm bột khoai, bột báng vào khuấy đều khoảng 10 phút rồi đun để chè sôi lên.
- Tiếp đó cho 200ml hỗn hợp bột bắp hòa tan vào khuấy nhẹ cho hỗn hợp tan đều. Sau đó bạn cho tiếp phần khoai lang đã ướp đường vào.
- Mở lửa lớn, đun cho chè sôi lại trong khoảng 10 phút, nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp.
Bước 8: Nấu nước cốt dừa
- Cho 100ml nước cốt dừa vào 1 cái nồi nhỏ, bắc nồi lên bếp, bật bếp đun sôi nước cốt dừa.
- Sau đó bạn cho 15gr đường, 1/3 muỗng cà phê muối vào khuấy tan rồi cho 30ml hỗn hợp bột bắp hòa tan vào khuấy đều cho nước cốt dừa sệt sệt lại là được.
Bước 9: Thành phẩm
- Bạn múc chè ra chén, chan thêm ít nước cốt dừa lên trên và thưởng thức nhé!
Chè khoai lang bùi bùi ngọt dịu, bột khoai, bột báng dẻo dẻo dai dai hòa quyện cùng nước cốt dừa beo béo rất thơm ngon và hấp dẫn.
Cách nấu chè hoa cau
Cách nấu chè hoa cau với bột sắn dây
- Nguyên liệu:
- 30g đậu xanh
- 150g-200g đường (tùy vào sở thích ngọt)
- Tinh dầu hoa bưởi hoặc ống vani
- 100-150g bột sắn dây (hoặc bột đao/bột năng)
- 1 lít nước
- Muối hạt
- Nước cốt dừa
- Cách làm:
- Sơ chế đậu: Đậu xanh ngâm tầm 8 tiếng (vào mùa hè) và hơn 8 tiếng (vào mùa đông). Trong lúc ngâm, bạn nhớ thay nước 2-3 lần để đậu không bị chua. Nếu không có thời gian, bạn có thể ngâm đậu với nước ấm ít nhất 2-3 tiếng.
- Đậu ngâm xong vớt ra cho ráo nước. Sau đó cho vào xửng để đồ/hấp. Lượng nước các bạn chú ý cao tầm 1/3 từ đáy nồi đến xửng hấp. Lúc hấp đậu, bạn cho 1 ít muối vào để đậu được đậm thơm và không chua.
- Thời gian hấp đậu chín rơi vào khoảng 20 phút. Trong lúc hấp, bạn nên đậy kín nắp nồi và không mở vung nhiều lần hay dùng đũa để đảo xới, tránh làm hạt đậu bị nát.
- Đậu đồ chín bạn vớt nhẹ nhàng ra bát riêng.
- Cho 1 lít nước vào nồi, hòa tan 150g đường. Nếu ăn ngọt hơn, bạn có thể tăng lượng đường lên 200 hoặc 250g.
- Hòa bột sắn dây với nước lã ra 1 bát riêng.
- Khi nước đường sôi, bạn rưới từ từ vào nồi, vừa rưới vừa khuấy đều.
- Độ sánh của nước chè tùy sở thích mà bạn điều chỉnh lượng bột sắn cho hợp lý. Nếu thích ăn chè sánh đặc, bạn cho khoảng 150g bột sắn dây (hoặc bột năng). Còn nếu muốn chè sánh nhẹ, bạn cho tầm 100g bột sắn là được.
- Khi nấu chè hoa cau hay chè đường, nếu muốn hạt đậu trôi lững lờ mà không bị chìm thì nên dùng bột sắn dây thay vì bột năng. Ngoài ra, bột sắn dây thơm và ăn mát hơn bột năng tuy nhiên giá bột sắn dây cũng cao hơn bột năng.
- Sau khi cho bột sắn vào, nấu thêm khoảng 2 phút, đến khi thấy nước chè từ đục chuyển sang trong là được.
- Tắt bếp, cho đậu xanh và 1 ống vani vào, khuấy đều rồi múc ra bát.
Nếu có tinh dầu hoa bưởi là ngon nhất, vì nó mang đến hương thơm thoảng dịu, gần sát với cái tên chè hoa cau. Tuy nhiên nếu không có tinh dầu hoa bưởi, bạn có thể dùng vani để thay thế trong việc tạo mùi hương.
Khi thưởng thức, để tăng thêm độ thơm ngon cho bát chè hoa cau, bạn nên rưới thêm 1 ít nước cốt dừa lên trên cùng. Độ thanh của nước đường và đậu xanh quyện với độ bùi ngậy của nước cốt dừa tạo thành hương vị vô cùng rất hấp dẫn.
Ngoài món chè đậu chè đậu xanh truyền thống, bạn cũng có thể thử thêm một số cách nấu chè như chè thưng, chè khoai tím, chè ngô bung dẻo, chè bắp nếp ... để mâm cỗ cúng thêm phần đa dạng và lạ miệng hơn nhé.
Cách nấu chè con ong
Nguyên liệu nấu chè con ong:
- Gạo nếp 300 gr
- Gừng 2 củ (nhỏ)
- Mè rang 1 muỗng canh
- Đường thốt nốt 100 gr
- Lá dứa 1 ít
- Dầu ăn 1 ít
- Muối 1 ít
Bước 1: Nấu xôi
- Gạo nếp bạn tiến hành vo sạch rồi ngâm gạo cùng với nước. Ngâm ít nhất 6 tiếng hoặc tốt nhất qua đêm cho món chè ngon hơn.
- Tiếp theo, rửa lại với nước sạch rồi để ráo gạo, rồi cho thêm 1 muỗng muối vào, trộn đều lên.
- Sau đó, bạn cho gạo vào nồi nấu xôi. Nấu đến khi xôi chín thì bạn xới đều và rưới 2 muỗng dầu mè lên xôi, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Làm như thế xôi sẽ bóng đẹp hơn, khi nguội xôi không khô mà mềm dẻo.
- Ngoài ra với món chè con ong này, bạn có thể sử dụng xôi cũ. Nếu xôi còn mềm bạn tiến hành bước tiếp theo. Hoặc nếu xôi bỏ vào tủ lạnh, bị cứng, bạn nên hấp xôi lại cho mềm và thực hiện công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Nấu nước đường
- Gừng bạn đem bóc vỏ, giã thật nhuyễn, mịn, không nên băm vì giã sẽ giúp gừng tiết ra nhiều mùi hương hơn.
- Tiếp theo, bạn cho đường thốt nốt cùng 400ml nước vào nồi, rồi đun sôi cho đường tan chảy. Hạ nhỏ lửa rồi nấu tiếp 10 phút cho đường sánh, có màu nâu vàng đẹp mắt. Hoặc bạn có thể làm chè con ong bằng mật mía, đường vàng thay vì đường thốt nốt. Nấu đến khi nước đường sánh, đặc, bạn cho 1/2 số gừng giã nhuyễn vào nấu cùng.
- Đem mè trắng rang vàng cho dậy mùi thơ, rồi cho ra chén.
Bước 3: Trộn xôi với nước đường
- Khi nước đường sôi lại, bạn cho phần xôi vừa nấu vào rồi đảo đều cho xôi hòa quyện với nước đường dẻo, bóng, còn ươn ướt.
- Cho phần gừng còn lại vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Để có một đĩa xôi chè đẹp, bạn có thể cho mè rang xuống đáy đĩa hoặc khuôn ép xôi, sau đó cho chè lên trên. Úp ngược khuôn lại để chè tách ra, trên mặt chè sẽ có mè trắng thơm vàng. Hoặc nếu không rắc mè rang xuống đáy trước, khi hoàn thành bạn có thể rắc mè rang lên trên mặt chè đều được.
Chè con ong sau khi hoàn thành sẽ có hương vị dẻo thơm, ấm nồng vị gừng, hạt nếp vàng óng, dẻo dai, rất thích hợp bày lên mâm cúng rằm tháng 7.
3. Cách nấu xôi cúng Rằm tháng 7
Cách nấu xôi ngũ sắc
Nguyên liệu làm Xôi ngũ sắc
- Gạo nếp 1 kg Nước cốt dừa 200 ml
- Nước cốt lá dứa 2 muỗng canh
- Nước cốt dành dành 2 muỗng canh(hoặc nước cốt nghệ tươi)
- Nước cốt lá cẩm 2 muỗng canh
- Cơm gấc 2 muỗng canh
- Rượu trắng 1 muỗng canh
- Muối mè 1 ít(ăn kèm)
- Đường 3 muỗng canh
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Dụng cụ thực hiện: Xửng hấp, bếp, tô, khăn khô, giấy nến,...
Cách chế biến Xôi ngũ sắc
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Vo sạch gạo nếp 2 - 3 lần nước, rồi ngâm trong 6 tiếng hoặc qua đêm cho gạo nếp nở ra, tiếp đó vớt gạo ra để ráo.
Bước 2. Ngâm nếp
- Để nếp lên màu đẹp, bạn lấy cơm gấc trộn đều với 1 muỗng canh rượu trắng.
- Chia phần gạo nếp đã ngâm làm 5 phần bằng nhau.
- Cho lần lượt mỗi phần ngâm riêng với 2 muỗng canh nước cốt lá cẩm, 2 muỗng canh nước cốt lá dứa, 2 muỗng canh nước cốt dành dành, 2 muỗng canh cơm gấc.
- Còn 1 phần ngâm với nước lạnh để thu màu tự nhiên của nếp, ngâm trong khoảng 2 giờ.
Bước 3. Hấp xôi ngũ sắc
- Bạn cho vào tô 200ml nước cốt dừa, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều.
- Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào xửng hấp, chia ranh giới giữa các màu bằng giấy nến.
- Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 lít nước nấu sôi, cho xửng hấp lên, đậy nắp và hấp 30 - 40 phút, cứ sau mỗi 10 phút bạn mở nắp, dùng khăn khô lau hơi nước trên nắp.
- Tiếp đó bạn mở nắp chan đều hỗn hợp nước cốt dừa lên mặt xôi, xới đều lên, hấp thêm 1 - 2 phút nữa là được.
Bước 4. Thành phẩm
- Xôi ngũ sắc rất bắt mắt và hấp dẫn, xôi mềm dẻo, thấm vị beo béo của cốt dừa rất ngon.
- Bạn có thể ăn kèm xôi ngũ sắc ăn với muối mè đường hoặc muối đậu phộng rất là tuyệt vời đấy.
Cách nấu xôi tam sắc
Nguyên Liệu
- 250g nếp
- 125g gấc
- 5 lá dứa tươi
- 2 muỗng cà phê rượu trắng
- 200g đậu xanh
- Nước cốt dừa
- Gia vị: Đường
Cách làm xôi tam sắc:
Bước 1: 250gr gạo nếp vo sạch, ngâm ít nhất 2 tiếng hoặc qua đêm rồi chắt hết nước. Chia gạo nếp ra làm 2 tô khác nhau. Thịt gấc bạn cho vào tô, hòa 125gr thịt gấc với 2 muỗng cà phê rượu, mang bao tay vào nhồi và chà xát cho thịt gấc được tách rời khỏi hạt, bỏ bớt hạt gấc và chừa lại ít để trang trí. Cho phần gạo nếp thứ 1 vào trộn đều với phần thịt gấc.
Bước 2: Cho phần gạo nếp thứ 2 vào ngâm với nước cốt lá dứa từ 3- 4 tiếng, chắt bỏ nước rồi đem hấp riêng từng phần. Đặt dụng cụ hấp vào nồi và trải giấy nến hoặc lá chuối cho nếp không bị đổ xuống, khi hấp bạn nhớ chừa 1 lỗ ở giữa cho hơi nước xông đều.
Bước 3: Xôi vàng: Đậu xanh không vỏ ngâm nở trong 2 tiếng, chắt bỏ nước rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn với đường. Ta đã có xôi lá dứa cho màu xanh, xôi gấc cho màu cam và phần đậu xanh nghiền màu vàng cho phần giữa. Múc lần lượt xôi gấc, đậu xanh, xôi lá dứa vào, ép khuôn tạo thành 3 lớp 3 màu.
Bước 4: Thành phẩm: Món xôi tam sắc vô cùng độc đáo, nổi bật vừa dẻo vừa thơm, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt béo của nước cốt dừa, hương thơm của nếp, gấc và đậu xanh. Đây là món xôi mà bạn không nên bỏ qua như một tấm lòng dâng đấng thần linh.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Cách nấu chè cúng rằm tháng 7 gồm các món: Chè đậu xanh, chè trôi nước, chè khoai.... rất đơn giản, dễ làm, chỉ qua vài bước đơn giản bạn đã có thể có một bát chè đầy đủ màu sắc, ngon miệng để đặt vào mâm cỗ cúng thêm phần trang trọng và bắt mắt.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giựt cô hồn là gì và những lưu ý khi giựt cô hồn
Top 4 mẫu Bài cúng chúng sinh rằm tháng bảy 2024 ngoài trời
Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng 7 2023
Những điều kiêng kỵ, cấm kỵ trong tháng cô hồn 2023
Tết Trung thu 2024 vào ngày nào?
Lễ thất tịch là ngày mấy?
Stt chào tháng 7 âm lịch
Cúng Rằm tháng 7 giờ nào tốt?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27