Giựt cô hồn là gì và những lưu ý khi giựt cô hồn
Tìm hiểu về tục lệ giựt cô hồn
Trong Rằm tháng 7 nhiều gia đình thường kết hợp làm lễ cúng cô hồn và giựt cô hồn là công việc cuối cùng trong việc cúng cô hồn trong lễ xá tội vong nhân. Vậy giựt cô hồn là gì và giựt cô hồn có xui không? Mời các bạn cùng theo dõi trong nội dung sau đây.
1 - Giựt cô hồn là gì?
Tháng 7 âm lịch hàng năm còn có tên gọi là tháng cô hồn. Bởi trong khoảng thời gian này thì cánh cổng địa ngục được mở ra, những cô hồn, những con quỷ đói sẽ được tự do đi lại trên trần thế. Để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu, cũng như phát tâm công đức tạo phước thì các gia đình người Việt chúng ta thường tiến hành lễ xá tội vong nhân.
Qua buổi lễ này, thì những cô hồn sẽ nhận được thức ăn, tiền bạc đi đường để thực hiện công việc của mình với mong cầu được siêu thoát và đầu thai làm người. Trước khi kết thúc buổi lễ, chúng ta thường thấy gia chủ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng những linh hồn đang chịu đói, sau khi cúng sẽ được chia ra. Quá trình tranh cướp đồ ăn này chính là tục lệ giật cô hồn. Người đời quan niệm rằng càng có nhiều người đến giựt thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.
2. Ngày cô hồn là ngày mấy
Những gia đình làm kinh doanh thường cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
3. Giật cô hồn diễn ra khi nào?
Ngày giật cô hồn 2020 chính là ngày mà các gia đình tiến hành lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ này thường được các gia đình tiến hành vào chiều ngày rằm tháng 7, tức là ngày 15/7 âm lịch. Ngày nay thì có các kiểu giật khác nhau gồm cả việc thực hiện online, tuy nhiên kiểu truyền thống của nước ta vẫn là sau khi cúng xong thì sẽ mang mâm lễ ra để ở trước nhà để mọi người “tranh cướp”. Tuy nhiên, những năm gần đây thì cũng có nhiều kiểu “biến tấu” tục lệ này, điều này làm mất đi vẻ đẹp cũng như thuần phong mỹ tục của lễ này. Có một điều cần lưu ý khi các bạn tiến hành tục lệ này: đó là khi người khác đã lấy được đồ thì mình không được cướp lại. Và nếu đồ của mình mà bị người khác giật thì không nên kháng cự lại. Bởi đó rất có thể là một con quỷ đói đang đòi lại đồ của mình, chúng ta không nên giành giật với nó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công