Cách chuẩn bị mâm cỗ tam sên cúng vía Thần Tài 2024

Ngày vía Thần tài cúng gì cho đúng? Cúng vía Thần tài là một trong những phong tục truyền thống của người Việt vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Vậy Cách chuẩn bị mâm cỗ tam sên cúng vía Thần Tài 2024 như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Bộ tam sên là một trong những lễ vật quan trọng, không thể nào thiếu trong lễ cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng của người Việt, thể hiện lòng thành đến các vị Thần Tài - Thổ Địa, nhằm cầu mong một năm làm ăn buôn bán phát đạt. Tuy nhiên Bộ tam sên gồm những gì trong lễ cúng Thần Tài thì không phải ai cũng nắm được. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để biết được cách chuẩn bị bộ Tam Sên để cúng thần Tài, mâm lễ cúng ngày vía Thần tài đúng chuẩn nhé.

1. Bộ tam sên là gì?

Trong mâm cúng ở các lễ thờ cúng các vị Thánh, Thần hằng năm tại nơi cư ngụ luôn có 1 bộ tam sên. Đây là một tên gọi dân gian của các ông bà ngày xưa, nó đại diện 3 loài sinh vật sống ở các điều kiện khác nhau: trên trời, trên mặt đất và sống dưới nước.

Bộ Tam sên vì thế mà cũng thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là: Thiên, Thủy và Thổ. Đây là các yếu tố tạo nên sự sống muôn loài trên trái đất. Không những thế, 3 thứ này là phải 3 sinh vật ở hình thái: Thai Sinh, Noãn Sinh và cuối cùng là Thấp Sinh mới được coi là bộ Tam sên đúng nghĩa.

Cách chuẩn bị mâm cỗ tam sên cúng vía Thần Tài 2021

2. Ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Ngày xía Thần Tài không chỉ là dịp để những người làm ăn, buôn bán bày tỏ lòng thành kính vì Thần đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong "đổi vía", "lấy vía", tức là xin cái may mắn của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.

Theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, người người nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật cúng Thần Tài để xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới. Ngoài ra, việc mua vàng cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày này, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý. Người ta tin rằng nếu mua vàng trong ngày vía Thần Tài rồi cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm đó.

Cứ đến ngày mùng 10 Tết hàng năm mọi nhà, công ty, doanh nghiệp,.. thờ Thần Tài, Thổ Địa đều chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài, Thổ Địa cho một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.

Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.

Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Cúng vía thần tài 2024 sẽ được tiến hành vào ngày mồng 10 Tết đầu năm. Cúng ngày vía thần tài 2024 như thế nào cho đúng chuẩn? Giờ đẹp cúng vía thần tài 2024? Cúng vía thần tài lúc mấy giờ năm 2024? và Bài cúng ngày vía thần tài 2024 theo văn khấn cổ truyền đã được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

3. Cách chuẩn bị mâm cỗ tam sên cúng vía Thần Tài

Bộ tam sên gồm những gì trong lễ cúng Thần Tài?

Cúng vía Thần Tài cần những gì?

  • Lợn quay: 300g
  • Trứng: 3 quả
  • Tôm: 1 lạng
  • Hoa cúc, rượu, vàng giấy...
  • Tôm luộc, trứng luộc
  • Thịt heo quay
  • Hoa cúc

Ngoài ra, cúng Thần tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

4. Mâm lễ cúng vía thần Tài 2024 đầy đủ, chuẩn nhất

Đối với những người kinh doanh, để buôn may bán đắt cả năm, ngoài mua vàng thì họ còn chuẩn bị mâm lễ cúng vía thần Tài đầy đủ:

  • Bộ tam sên với 3 món: 300 gr thịt lợn (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.
  • Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung thần Tài với ông Thổ địa và họ còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ. Cá lóc được để nguyên trạng để nhắc nhớ rằng ông cha mình từng rất thiếu thốn, khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện để cá nguyên vảy, cả con.
  • Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu..., một lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly...)
  • Một bộ giấy tiền, vàng mã.
  • Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra)
  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng thần Tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm, được đặt từ đầu năm tới cuối năm mới đem thay.

Ngoài ra, trong mâm cúng ngày vía thần Tài còn phải có khay vàng giấy, hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Mâm cúng ngày thường là đồ chay và hoa quả. Còn trong ngày vía thần Tài thì mâm cúng có đồ mặn gồm một miếng thịt, một con tôm, một quả trứng luộc...

5. Giờ đẹp cúng vía thần tài 2024?

Theo chuyên gia về phong thủy, trong năm 2024 (Giáp Thìn), thì giờ đẹp để làm lễ cúng vía Thần Tài rơi vào giờ Thìn (từ 7 - 9 giờ) và giờ Ngọ (từ 11 - 13 giờ).

6. Bài cúng ngày vía thần tài 2024

Con lạy chín phương trời, mười phương đất.

Kính lạy Quan đương niên Hành khiển, Tề vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần.

Kính lạy các Ngài Thành Hoàng bản cảnh chư vị đại vương.

Kính lạy Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là.......

Năm sinh.......

Cửa hàng tại địa chỉ.......

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần

Tín chủ con thành tâm sắm sửa , hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án

Trước bàn thờ chư vị Tôn Thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho tâm lành khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này.

Hôm nay tân niên xuân tiết, nhân cát nhật cát nguyệt cát niên .Tín chủ con có chút lòng thành dâng lên chư vị.

Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tấu trình.

Xin chư vị khai ân cho chúng con được khai phúc khai lộc, khai vận khai hoa cho cả năm mưa thuận gió hoà, công việc ổn thoả. Lòng người yên ả, nô bộc thuận hoà.

Cho con buôn may bán đắt, nức tiếng gần xa, hữu xạ tự nhiên hương mà vô hạn tai ương tán.

Không dám mơ những cao xa vọng tưởng. Chỉ mong công sức được ra thành quả. Cố gắng được ra thành tựu. Chăm chỉ được tới hồi thành công. Thêm chút vận may mà có thêm lộc rơi lộc rụng.

Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các Ngài bỏ qua đại xá cho chúng con

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

7. Cách thỉnh Thần Tài

Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa "Chú nguyện nhập Thần", và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài (kể cả ông Địa cũng vậy). Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

Khi thỉnh Thần Tài cũng có Thần Tài hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý. Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Sự tích Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc. Ai muốn thờ Thần Tài đều phải thực hiện như trên, Thần Tài mới có linh khí, nếu không thì cũng chỉ như bức tượng bình thường.

Lưu ý cần biết:

- Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.

- Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.

- Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

- Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.

- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

8. Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ Lễ cúng Thần Tài

- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.

- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.

- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.

- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 4.913
0 Bình luận
Sắp xếp theo