Mâm cỗ cúng Thần Tài chuẩn nhất

Ngày vía Thần Tài là một ngày khá đặc biệt trong dịp đầu năm mới và được rất nhiều người trong giới kinh doanh mong chờ. Vậy Mâm cỗ cúng Thần Tài gồm những gì? Lễ vật cúng Thần tài  ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Vào ngày Thần Tài thì nhiều gia chủ thường chuẩn bị một mâm lễ tươm tất để mong cầu một năm có nhiều tài lộc đến với gia đình. Nhưng để chuẩn bị mâm cúng Thần Tài một cách đúng nhất thì không hẳn ai cũng biết. Cùng với đó chúng ta cúng thấy rằng vào ngày Thần Tài đầu năm thì người người đi mua vàng để lấy vía Thần Tài mong một năm suôn sẻ.

1. Cách chuẩn bị đồ cúng Thần Tài

Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ đổ nước sạch pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ.

Trong ngày vía Thần Tài chúng ta nên cúng mặn. Đồ cúng thường là các món ăn ngon như lợn quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày.. Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món lợn quay và chuối chín vàng. Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài khác nhau.

Riêng hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa vải hay hoa giấy, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng nên mua quả tươi ngon, và các loại quả hay được mua để cúng Thần Tài như táo, lê, chuối, cam, quýt.

Mâm cỗ cúng Thần Tài chuẩn nhất

2. Mâm cỗ cúng Thần Tài chuẩn nhất

Người ta thường thấy mâm cỗ Tam sên gồm 3 món: thịt heo (có thể luộc hoặc quay), trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và tôm hoặc cua luộc.

  • Lợn quay: 300g
  • Trứng luộc: 3 quả
  • Tôm luộc: 100g
  • Hoa cúc, rượu, vàng giấy…

Bên cạnh bộ Tam sên, có người còn thường cúng Thần Tài bằng cá lóc nướng. Cá lóc này phải để nguyên con, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyển cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.

Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

3. Lưu ý khi cúng vía Thần Tài

Dân gian quan niệm, bàn thờ Thần Tài không được đặt sát nhà tắm, nếu không sẽ mất không khí tôn nghiêm. Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài cũng là một trong những việc rất quan trọng, để thỉnh Thần Tài về. Mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài để cầu mọi việc được hanh thông.

Bên cạnh đó cần lưu ý lau dọn bàn thờ Thần Tài thật kỹ càng trước khi cúng và sắp lễ để thần tài đem lại cho bạn nhiều tài lộc. Tuyệt đối không được quên tắm rửa cho tượng Thần Tài, ông Địa.

Ngoài ra cần lưu ý thêm một số điều vào ngày cúng vía Thần Tài như sau:

  • Khi thắp hương thần tài không dùng bóng đèn, bóng điện thay cho nến, đèn dầu. Vì đèn điện không phù hợp với ban thờ linh thiêng.
  • Không được thỉnh thần nhập tượng hoặc thần cốt bát hương;
  • Không nên làm thiếu nghi thức tiếp nhận thần tài;
  • Trang phục cúng cần nghiêm túc, chỉnh tề;
  • Không nói tục chửi bậy, đánh nhau khi cúng lễ vía thần Tài;
  • Tán lộc thật đúng cách, theo quan niệm xưa thì việc tán lộc chỉ được thực hiện với người thân trong gia đình, không nên tán lộc cho người không cùng huyết thống vì sẽ để lộc chảy ra ngoài.

Như vậy, thông qua bài viết mình chia sẽ ở trên, bạn có thể dễ dàng chuẩn bị một mâm cỗ Tam sên đầy đủ trong trong ngày vía Thần Tài để cầu mong sự may mắn, tài lộc cho gia đình mỗi dịp đầu năm. Chúc cho gia đình bạn một năm mới tài lộc đầy nhà, tiền tài đong đầy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.284
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm