Bộ câu hỏi và Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông Nghệ An 2024

Câu hỏi và Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet Nghệ An năm 2024

Bộ câu hỏi và Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông Nghệ An 2024. Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo Tài liệu bộ câu hỏi và đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet Nghệ An năm 2024. Đây là tài liệu ôn tập bao gồm 802 câu hỏi đáp án thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông Nghệ An được Ban tổ chức cuộc thi công bố đầy đủ, giúp các bạn đưa ra lựa chọn đáp án chính xác nhất. Mời bạn đọc tải file bộ câu hỏi về máy để theo dõi chi tiết và đầy đủ.

Ngoài ra, để nhận được đáp án cập nhật mới nhất theo từng tuần thi, mời các bạn tham khảo bài viết sau:

1. Bộ câu hỏi cuộc thi tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông Nghệ An 2023

Câu 1: Mạng xã hội (social network) bao gồm?

  1. Trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
  2. Tạo trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, đơn vị; đăng ký tên miền.
  3. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Cổng thông tin điện tử chính phủ, Cổng dịch vụ công trực tuyến.

(Đáp án đúng: A - quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 2: Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng dịch vụ Internet ?

  1. Tạo lập nhiều hộp thư điện tử, sử dụng mật khẩu dài hơn 10 ký tự.
  2. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
  3. Phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.

(Đáp án đúng: B, quy định tại khoản 4 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 3: Hành vi nào sau đây bị cấm khi sử dụng mạng xã hội?

  1. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
  2. Chia sẻ các tin, bài của cơ quan báo chí.
  3. Trao đổi, bình luận về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa

(Đáp án đúng: A, quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Chương I Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng)

Câu 4: Đâu là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội?

  1. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật;Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
  2. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội, kể cả các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
  3. Được sử dụng mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhânmà không cần xin phép tổ chức, cá nhân đó

(Đáp án đúng: A, quy định tại Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng)

Câu 5: Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có quyền nào sau đây?

  1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
  2. Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng xã hội vì đó là quan điểm của cá nhân.
  3. Được sử dụngtất cả các dịch vụ trên mạng xã hội; có quyền yêu cầu trang mạng xã hội trang trí trang cá nhân theo sở thích của mình.

(Đáp án đúng: A, quy định tại Khoản 1,2 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 6: Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Chia sẻ hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội mỗi ngày.
  2. Tuyên truyền, xây dựng mạng xã hội ngày càng phát triển.
  3. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

(Đáp án đúng: C, quy định tại Khoản 4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 7: Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có nghĩa vụ nào sau đây?

  1. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
  2. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
  3. Cả 2 đáp án trên.

(Đáp án đúng: C - quy định tại Khoản 3,4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 8: Hành vi nào sau đây bị cấm trong cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng?

  1. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
  2. Mua bán quần áo, mỹ phẩm trực tuyến.
  3. Truyền bá các tác phẩm văn học trong Sách giáo khoa.

(Đáp án đúng: A – quy định tại Điểm d Khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 9: Những hành vi nào bị cấm trong cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng?

  1. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
  2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  3. Khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

(Đáp án đúng: A, quy định tại khoản 5 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

Câu 10: Những hành vi nào bị cấm trong cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng?

  1. Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
  2. Sử dụng Internet để phát triểnkinh tế, xã hội, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  3. Phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet.

(Đáp án đúng: A, quy định tại điểm a,b Khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng).

...........

Tải file về máy để xem trọn bộ Bộ 600 câu hỏi trắc nghiệm thi tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông Nghệ An 2023. File tải hoàn toàn miễn phí.

2. Bộ câu hỏi cuộc thi tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông Nghệ An 2022

Câu 1: Luật Giao thông đường bộ được áp dụng với những đối tượng nào?

  1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Công dân Việt Nam.
  3. Công dân người nước ngoài.

(Đáp án A: Điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 2: Khái niệm "đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ.
  2. Gồm bến phà đường bộ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 3: Khái niệm "công trình đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.
  2. Gồm rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng tải xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 4: Khái niệm "phần đường xe chạy" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  2. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
  3. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đát dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

(Đáp án A: Khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 5: Khái niệm "làn đường" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
  2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án B: Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 6: Khái niệm "khổ giới hạn của đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hành hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
  2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
  3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

(Đáp án A: Khoản 8 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 7: Khái niệm "đường phố" được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
  2. Là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án A: Khoản 9 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 8: Khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
  2. Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
  3. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không cho phép.

(Đáp án A: Khoản 10 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 9: Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
  2. Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.
  3. Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác.

(Đáp án A: Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 10: Khái niệm “đường chính” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu vực.
  2. Là đường quốc lộ đặt tên, số hiệu do cơ quan có thẩm quyền phân loại và quyết định.
  3. Là đường trong đô thị hoặc đường tỉnh.

(Đáp án A: Khoản 13 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 11: Khái niệm “đường ưu tiên” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi đi qua nơi đường giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
  2. Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu trên đường ưu tiên.
  3. Là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

(Đáp án B: Khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 12: “Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

  1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
  2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án A: Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 13: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
  2. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
  3. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

(Đáp án B: Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 14: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
  2. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
  3. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

(Đáp án A: Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 15: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những phương tiện nào sau đây?

  1. Phương tiện giao thông đường bộ.
  2. Xe máy chuyên dùng.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 16: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào sau đây?

  1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 17: “Người điều khiển phương tiện” gồm những đối tượng nào sau đây?

  1. Người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ.
  2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 18: "Người điều khiển giao thông” gồm những người nào sau đây?

  1. Cảnh sát giao thông.
  2. Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 19: Hành khách được hiểu như thế nào là đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ?

  1. Là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
  2. Là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, không trả tiền.
  3. Là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ,

(Đáp án A: Khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 20: “Hàng nguy hiểm” được hiểu như thế nào là đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ?

  1. Là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người.
  2. Là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
  3. Là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường.

(Đáp án B: Khoản 29 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 21: Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm những nguyên tắc gì theo quy định của Luật giao thông đường bộ?

  1. Phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
  2. Phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
  3. Phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

(Đáp án A: Khoản 1 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 22: Người tham gia giao thông phải làm gì để thực hiện đúng quy định của Luật giao thông đường bộ?

  1. Phải đi đúng làn đường, phần đường quy định.
  2. Phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
  3. Phải chấp hành đúng tốc độ quy định.

(Đáp án B: Khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 23: Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý như thê nào là đúng quy định của Luật giao thông đường bộ?

  1. Phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  2. Phải được phát hiện, ngăn chặn ngay.
  3. Phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

(Đáp án C: Khoản 6 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 24: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

  1. Trách nhiệm của Cảnh sát giao thông.
  2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  3. Trách nhiệm của Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông.

(Đáp án B: Khoản 4 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 25: Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định chủ thể nào sau đây có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố?

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
  3. Nhà nước.

(Đáp án C: Khoản 2 Điều 5 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 26: Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ bao gồm những nội dung gì?

  1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ
  2. Quy hoạch hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
  3. Quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ.

(Đáp án A: Khoản 1 Điều 6 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 27: Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?

  1. Thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân
  2. 1 tháng 1 lần
  3. 1 năm 1 lần

(Đáp án A: Khoản 1 Điều 7 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 28: Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ?

  1. Đưa vào chương trình giảng dạy trong bậc tiểu học.
  2. Đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
  3. Đưa vào chương trình giảng dạy trong bậc tiểu học và trung học cơ sở.

(Đáp án B: Khoản 3 Điều 7 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 29: Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ?

  1. Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ
  2. Không cần phải tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở vì trách nhiệm này thuộc về xã hội.
  3. Không cần phải tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở vì trách nhiệm này thuộc về nhà trường và xã hội.

(Đáp án A: Khoản 5 Điều 7 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 30: Các hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

  1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ.Phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách.
  2. Phá hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 1 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 31: Hành vi đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép có bị pháp luật nghiêm cấm?

  1. Không cấm đối với trường hợp xe đạp điện và xe máy điện.
  2. Không nghiêm cấm.
  3. Nghiêm cấm trong mọi trường hợp.

(Đáp án C: Khoản 6 điều 8 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 32: Hành vi lạng lách, đánh võng có bị pháp luật nghiêm cấm?

  1. Nghiêm cấm trong mọi trường hợp.
  2. Không nghiêm cấm.
  3. Không cấm đối với trường hợp xe đạp điện và xe máy điện.

(Đáp án A: Khoản 6 điều 8 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 33: Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Không bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm.
  3. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường.

(Đáp án B: Khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 34: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có được sử dụng chất ma túy hay không?

  1. Được.
  2. Không được.
  3. Tùy vào thể trạng sức khỏe của từng người.

(Đáp án B: Khoản 7 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 35: Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt?

  1. Chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồnlà bị phạt.
  2. Trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  3. Trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40miligam/1 lít khí thở.

(Đáp án A: Khoản 6 Điều 5 và khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tái hại của rượu, bia năm 2019, điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)

Câu 36: Người điều khiển xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị xử phạt?

A. Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu.

B. Nồng độ cồn vượt quá 100 miligam/100 mililit máu.

C. Chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồnlà bị phạt.

(Đáp án C: Khoản 6 Điều 5 và khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tái hại của rượu, bia năm 2019, điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)

Câu 37: Sau khi dự buổi liên hoan cơ quan về, hai người bạn tranh luận với nhau về quy định cấm người điều khiển xe ô tô uống rượu, bia. Một người nói: Luật chỉ cấm người điều khiển xe ô tô mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Theo bạn, nội dung này đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Đúng tùy từng trường hợp.

(Đáp án B: Khoản 6 Điều 5 và khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tái hại của rượu, bia năm 2019)

Câu 38: Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Không bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm.
  3. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp.

(Đáp án B: Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 39: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định giành đường, vượt ẩu có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
  3. Không bị nghiêm cấm

(Đáp án A: Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 40: Hành vi bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ theo quy định có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
  3. Không bị nghiêm cấm.

(Đáp án A: Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 41: Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
  3. Không bị nghiêm cấm.

(Đáp án A: Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 42: Hành vi vận chuyển hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm.
  2. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
  3. Không bị nghiêm cấm

(Đáp án A: Khoản 14 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 43: Một bác nông dân mua vé xe khách chạy tuyến cố định Vinh - Hà Nội (vé xe không bao gồm tiền ăn) để đưa con đi thi đại học. Trên đường đi, xe ghé ăn cơm tại nhà hàng mà nhà xe đã đặt trước. Bác nông dân không vào nhà hàng, đưa cơm nắm ra ăn nhưng nhà xe vẫn yêu cầu bác vào nhà hàng ăn cơm mà nhà xe đã đặt trước. Hành vi của nhà xe đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.
  3. Đúng tùy từng trường hợp.

(Đáp án B: Khoản 15 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 44: Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Không bị nghiêm cấm.
  2. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể.
  3. Bị nghiêm cấm.

(Đáp án C: Theo khoản 17, khoản 18 điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định các hành vi trên bị nghiêm cấm).

Câu 45: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?

  1. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn và người gây tai nạn giao thông.
  2. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Theo khoản 19, khoản 20 điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định các hành vi bị nghiêm cấm).

Câu 46: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

  1. Sản xuất, sử dụng trái phép biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
  2. mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 47: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Đi bên phải theo chiều đi của mình.
  2. Đi đúng phần đường, làn đườngquy định.Chấp hành hệ thống báo hiệu đèn bộ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 48: Khi đến đường giao nhau, thấy Cảnh sát giao thông đưa hai tay dang ngang, đó là hiệu lệnh gì?

  1. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải rẽ về 2 phía khác nhau.
  2. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi".
  3. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.

(Đáp án B: Khoản 2 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 49: Tín hiệu đèn giao thông màu vàng được quy định như thế nào trong Luật giao thông đường bộ?

  1. Được đi.
  2. Cấm đi.
  3. Phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

(Đáp án C: Điểm c, khoản 3, điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) .

Câu 50: Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào sau đây?

  1. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn và Biển phụ.
  2. Biển báo cấm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn và Biển phụ.
  3. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh và Biển chỉ dẫn.

(Đáp án A: Khoản 4, điều 10 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 51: “Vạch kẻ đường” được hiểu thế nào là đúng?

  1. Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
  2. Là vạch chỉ phân biệt vị trí dừng đỗ trên đường.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án A: Khoản 5 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 52: Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

  1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  2. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
  3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

(Đáp án A: Khoản 2, điều 11 Luật Giao thông đường bộ GTĐB năm 2008).

Câu 53: Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu nào?

  1. Biển báo hiệu cố định.
  2. Biển báo hiệu tạm thời.
  3. Biển báo khác.

(Đáp án B: Khoản 3 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 54: Khi tham gia giao thông, gặp nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, 2 người tranh luận, theo bạn ý nào đúng quy tắc giao thông đường bộ?

  1. Người đi bộ phải nhường đường cho người điều khiển phương tiện giao thông.
  2. Người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
  3. Vạch kẻ này là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

(Đáp án B: Khoản 4 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 55: Ai có thẩm quyền quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ?

  1. Bộ trưởng Bộ Công an.
  2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  3. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố.

(Đáp án B: Khoản 2, điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 56: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe điều khiển xe như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào.
  2. Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào, khi chuyển làn phải có đèn tín hiệu báo trước, phải bảo đảm an toàn.
  3. Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

(Đáp án C: Khoản 1, điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 57: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên nào?

  1. Về bên trái.
  2. Về bên phải.
  3. Đi giữa đường.

(Đáp án B: Khoản 3 điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 58. Người điều khiển xe mô tô đi trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ, nếu muốn vượt xe thì sử dụng tín hiệu nào (trừ các xe ưu tiên theo quy định)?

  1. Tín hiệu còi
  2. Tín hiệu đèn
  3. Bấm còi và nháy đèn liên tục để xin vượt

(Đáp án B, căn cứ khoản 1, Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Câu 59: Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người điều khiển phương tiện phải làm gì?

  1. Giảm tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt. Không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
  2. Cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Cấm xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.
  3. Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

(Đáp án C: Khoản 3, điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 60: Trường hợp nào sau đây các xe được phép vượt bên phải?

  1. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
  2. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 4 điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 61: Khi xe đang chạy trên đường vòng, đầu dốc người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?

  1. Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt.
  2. Không được vượt.
  3. Nháy đèn pha cho xe trước biết để xe mình vượt.

(Đáp án B: Điểm c, Khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 62: Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào sau đây?

  1. Trên cầu hẹp có một làn xe, nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  2. Điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 63: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông?

  1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  2. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  3. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay.

(Đáp án B: Khoản 1 điều 15 Luật Giao thông đường bộ).

Câu 64: Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe quay đầu xe?

  1. Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  2. Ở nơi có đường rộng để cho các loại xe chạy hai chiều.
  3. Ở bất cứ nơi nào.

(Đáp án A: Khoản 3 điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Câu 65: Ở những nơi nào sau đây không được quay đầu xe?

  1. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  2. Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. Đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
  3. Tất cả các phương án trên.

(Đáp án C: Khoản 4 điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

.........

Do nội dung câu hỏi và đáp án quá dài, mời bạn đọc tải file về máy để tham khảo đầy đủ. 

Bộ câu hỏi cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông Nghệ An 2023 do BTC cuộc thi đăng tải. Vì vậy đây sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn ôn thi hiệu quả và đạt kết quả cao. Lưu ý các câu hỏi theo tuần trong bài thi của từng thí sinh có thể thay đổi nội dung hoặc số thứ tự. Vì vậy việc tra cứu đáp án tại bộ câu hỏi do BTC cung cấp sẽ rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức, giúp thí sinh nhanh chóng đưa ra đáp án chính xác nhất.

Mời các bạn tham khảo Tài liệu có liên quan tại mục Bài thu hoạch, bài dự thi của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 8.668
0 Bình luận
Sắp xếp theo