Bão mặt trời là gì?

Các nhà khoa học đang cảnh báo rằng một sự bùng nổ của các cơn bão mặt trời có thể phá hủy nhiều thứ và tác động mạnh mẽ đến Trái đất bất cứ lúc nào. Vậy bão mặt trời là gì? Bão mặt trời xảy ra khi nào? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, thắc mắc, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Hoatieu.vn dưới đây.

1. Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời hay còn có tên gọi khác là gió mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng. Chúng không thể được phát hiện bằng mắt thường từ bề mặt Trái đất nhưng có thể quan sát được qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt.

Lượng năng lượng được giải phóng bởi một cơn bão mặt trời có thể tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc – lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng giải phóng do một vụ phun trào núi lửa.

Thường chỉ kéo dài trong vài phút, sức nóng của bão mặt trời tác động lên các vật liệu có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trên phổ điện từ, bao gồm từ sóng vô tuyến đến tia X và tia gamma.

2. Bão mặt trời xảy ra khi nào?

Bão mặt trời xảy ra khi năng lượng từ tính tích tụ trong bầu khí quyển của mặt trời đột nhiên được giải phóng – chủ yếu ở các khu vực hoạt động xung quanh các vết đen mặt trời. Tần số của chúng thay đổi từ vài ngày, khi mặt trời hoạt động, đến dưới một tuần suốt thời gian yên tĩnh.

Bão mặt trời quy mô lớn thường sẽ ít gặp hơn quy mô nhỏ. Hoạt động của mặt trời thay đổi trong một chu kỳ 11 năm tại đỉnh điểm thường có nhiều vết đen mặt trời hơn và do đó có nhiều cơn bão mặt trời hơn.

3. Bão Mặt Trời có thể làm mất Internet trong vài tháng

Bão Mặt Trời tấn công Trái Đất, mang theo sức nóng làm các bộ lặp điện tử, cáp quang biển dẫn Internet có thể bị hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn.

Trong hội nghị truyền thông dữ liệu SIGCOMM 2021 diễn ra cuối tháng 8 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã cảnh báo, nếu cơn bão Mặt Trời tiếp theo đến bất cứ khi nào, có thể sẽ gây ra tình trạng mất Internet trên toàn thế giới và kéo dài hàng tháng.

Bão mặt trời là gì?

Bão Mặt Trời xảy ra khi khối lượng lớn các hạt tích điện và plasma được phóng ra từ Mặt Trời và thổi vào không gian. Đám mây chuyển động nhanh mang các hạt vật chất có tính từ hóa, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng Internet hiện có trên Trái Đất.

Hiện tượng này khiến Trái Đất liên tục hứng chịu các cơn mưa hạt phóng ra từ Mặt Trời. Dù vậy, hầu hết các thiết bị điện tử trên hành tinh vẫn hoạt động tốt do bầu khí quyển của Trái Đất hoạt động như một lá chắn ngăn chặn phần lớn bức xạ có hại và các hạt tích điện, hạn chế tổn thất hạ tầng điện tử.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Mặt Trời tạo ra một lượng hạt bức xạ đủ lớn để che phủ Trái Đất, áp đảo hệ thống phòng thủ trong khí quyển. Điều này khiến những sợi cáp khổng lồ được đặt dưới biển phục vụ kết nối giữa các lục địa có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng mất Internet toàn cầu. Việc khôi phục hệ thống có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện có rất ít dữ liệu về bão Mặt Trời. Các sự kiện lớn về hiện tượng này chỉ được ghi lại ba lần trong lịch sử, và cơn bão Mặt Trời gần đây nhất xuất hiện năm 2014, tuy nhiên sức tàn phá không nghiêm trọng.

Trong cơn bão mặt trời dữ dội nhất từng được ghi lại trong lịch sử, xảy ra vào năm 1859 và được gọi là Sự kiện Carrington. Từ quyển của Trái Đất đã bị nổ tung với khối lượng Mặt Trời (solar mass- đơn vị đo khối lượng thiên thể) lớn đến mức gây ra cơn bão từ trường, la bàn trên khắp thế giới được cho dừng hoạt động.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
2 1.865
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm