Ăn tết chuồng trâu là gì?

Ăn Tết chuồng trâu là gì

Tết chuồng trâu là gì? Đây là câu hỏi đang được nhiều bạn đọc quan tâm khi mà vừa qua có các thông tin nhiều bệnh nhân nhập viện sau khi ăn tết chuồng trâu. Sau đây là một số thông tin về Tết chuồng trâu Hoatieu đã tổng hợp xin chia sẻ đến các bạn.

1. Tết chuồng trâu là gì?

Tết chuồng trâu hay còn được gọi là Tết ông chuồng bà chuồng. Tết chuồng trâu bắt đầu từ sáng mùng 4 bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường) để cúng “ông Chuồng - bà Chuồng”.

2. Tục lệ Tết chuồng trâu

Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng 4 bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường) để cúng “ông Chuồng - bà Chuồng”. Sau đó, chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng. Có người cúng xong còn đem bánh tét đúc cho trâu ăn. Chuồng trâu cũng được dán giấy cho … ăn tết.

Chủ trâu cũng không quên những bao lì xì hoặc cho những thúng gạo, đòn bánh cho những đứa trẻ chăn trâu mướn cho họ, coi như quà thưởng, đền công khó nhọc cả một năm trời cho những đối tượng giúp họ có lúa đầy bồ, gạo đầy cối. Xong nghi thức, trâu được thả ra đám cỏ non người ta đã dành sẵn cho nó.

Trong cuộc sống hiện nay, máy móc đã thay trâu cày, và cũng từ đó phong tục tốt đẹp ngày xưa của ông bà để lại đã gần như vắng bóng.

Tuy nhiên, hình thức nghi lễ nào cũng hàm chứa sự biết ơn của người dân đối với những đối tượng đã phù trợ cho họ vượt qua khó khăn, sự rủi trong đời sống. Yếu tố tâm linh ấy đã trở thành sức mạnh tinh thần to lớn. Tết nhứt cũng là dịp để trả ơn và ghi ơn. Tiền nhân đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc qua những tập tục hình thành nên tự ngày xa xưa ấy!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 264
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi