Adenovirus là gì? Adenovirus gây ra bệnh gì?

Adenovirus là gì? Adenovirus gây ra bệnh gì? Thời gian gần đầy với số bệnh nhân nhiễm Adenovirus đang có chiều hướng gia tăng khiến nhiều người lo ngại. Vậy Adenovirus là gì? Cách phòng tránh như thế nào hay Adenovirus lây qua đường nào đều là các vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn về virus Adeno, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Adenovirus là gì?

Adenovirus thuộc họ Adenoviridae chia ra làm hai nhóm chính một nhóm gây bệnh ở chim và nhóm gây bệnh ở động vật có vú. Ở nhóm gây bệnh cho động vật có vú, bao gồm cả người thì người ta đã phân lập được 47 type Adenovirus ở người, một số loài động vật khác và Adenovirus gây bệnh cho người được chia làm 6 nhóm ký hiệu A- F dựa vào những đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh học phân tử.

Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm; hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 8 - 12 ngày.

Adenovirus có thể tồn tại và gây bệnh được khá lâu ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại trong vòng 30 ngày, 370C sống được 15 ngày, 40C chúng sống được nhiều tháng, -200C sống được nhiều năm. Nước sôi 1000C, tia cực tím, cloramin dễ dàng huỷ được virus, bị mất độc lực nhanh và chết ở 56 độ C từ 3 đến 5 phút. Ngoài ra các dung môi hữu cơ như ete, axeton đều không diệt được virus.

2. Virus Adeno có hình dạng như thế nào?

Cấu trúc Virus Adenovirus

Hiện nay, bệnh do virus adeno gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chính là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, nếu có bội nhiễm thì dùng thuốc kháng sinh .

3. Các bệnh do virus Adeno gây ra

Viêm họng cấp: Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biểu hiện như sốt, đau đầu, sưng họng, ho và chảy nước mũi. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày từ 7 đến 14 ngày và có thể lây lan nhanh trở thành dịch. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng thường khó phân biệt với các nhiễm virus khác.

Viêm họng kết mạc: Các triệu chứng giống viêm họng do Adenovirus nhưng kèm thêm viêm kết mạc biểu hiện kết mạc mắt đỏ, thường không đau, chảy dịch trong. Tình trạng này thường lây thành dịch nhất là vào màu hè, có thể lây qua đường hô hấp hoặc trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh khi đi bơi.

Viêm đường hô hấp cấp: Biểu hiện đau họng, sưng họng, hạch cổ sưng đau, sốt có thể cao đến 39 độ C, ho. Bệnh diễn biến cấp tính, khỏi nhanh sau 3 - 4 ngày, gặp ở cả trẻ em và người lớn. Các type gây bệnh là 4, 7.

Viêm phổi: Chủ yếu là do type 3, 4, 7 và 14 gây ra, chiếm tỷ lệ 10% các trường hợp viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện bệnh xuất hiện đột ngột với sốt cao 39 độ C, ho, chảy nước mũi và các dấu hiệu tổn thương ở phổi, các tổn thương này có thể lan rộng, để lại di chứng và nghiêm trọng hơn là có thể gây tử vong. Viêm phổi do Adenovirus có những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong với tỷ lệ tử vong 8- 10% khi mắc bệnh.

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, bệnh hay gây thành dịch vào mùa hè do dễ lây qua nước ở bể bơi. Biểu hiện bệnh viêm cấp tính kết giác mạc, kết mạc mắt đỏ, có thể một hoặc cả 2 bên, chảy dịch trong, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời.

Một số type Adenovirus một tác nhân virus thường gặp trong bệnh viêm dạ dày, ruột cấp tính không do vi khuẩn. Viêm dạ dày ruột do Adenovirus chiếm vị trí thứ 2 sau Rotavirus trong bệnh tiêu chảy do tác nhân virus ở trẻ nhỏ. Người bệnh có biểu hiện đi ngoài nhiều nước kéo dài khoảng 7 ngày, có kèm theo sốt, nôn, buồn nôn, các dấu hiệu viêm đường hô hấp và viêm kết mạc. Virus gây bệnh tại đường tiêu hóa và được đào thải trong phân, đây cũng là nguồn lây chủ yếu cho cộng đồng. Chủ yếu do các typ 40, 41 và 31 gây ra.

Virus này còn có thể là nguyên nhân gây viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em, nhất là trẻ trai, trong trường hợp này virus thường thấy trong nước tiểu của và các type gây bệnh là type 11, 12. Ở niệu đạo, tử cung cũng xuất hiện virus và đây được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra còn một số nhiễm virus nhưng không có biểu hiện triệu chứng, gọi là thể ẩn, đây là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng. Những type gây bệnh cho người sau khi điều trị khỏi bệnh thì bệnh nhân có miễn dịch với Adenovirus với hiệu quả cao và kéo dài với cùng type gây bệnh nhưng lại không có khả năng miễn dịch chéo nên bảo vệ nguyên nhân gây bệnh do các type khác.

Virus này rất dễ lây lan cho cộng đồng và đặc biệt, Virus adeno có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm từ những triệu chứng thông thường, vì vậy khi thấy trẻ em có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và ngay khi có dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị.

4. Cách phòng chống dịch bệnh do adenovirus gây ra

Luôn đảm bảo có nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt. Nhất là trong mùa mưa lũ, cần sử dụng nguồn nước sạch đã được khử trùng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng, phơi dưới ánh nắng.

Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh thì không được sử dụng chung đồ với người bệnh, nhất là khăn mặt và các đồ dùng có thể bị nhiễm các chất xuất tiết của bệnh nhân như bát, thìa, cốc, chén, giường... Thực hiện sát trùng các đồ dùng bệnh nhân trong giai đoạn mắc bệnh.

Bệnh do adenovirus rất dễ lây lan bằng cách trực tiếp và gián tiếp, nên cũng dễ bùng phát thành dịch chính vì vậy khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh mình nhiễm Adenovirus cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 48
0 Bình luận
Sắp xếp theo