26-3 là ngày gì?

26-3 là ngày gì? Ngày 26/3 là ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng với thế hệ thanh niên nước ta. Lịch sử ra đời ngày 26-3 như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tháng 3 là tháng hội tụ của rất nhiều ngày lễ kỷ niệm đặc biệt. Trong đó có một ngày lễ cực kỳ quan trọng đối với các bạn trẻ thanh thiếu niên, Đoàn viên Việt Nam chính là ngày 26 tháng 3. Vậy 26/3 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3 ra sao? Các hoạt động phổ biến chào mừng 26/3 được tổ chức tại các cơ quan, đoàn thể như thế nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

1. 26/3 là ngày gì?

Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Những người có vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Ngày 26/03 đã xuất hiện từ những năm hai mươi của thế kỷ trước. Lý do ngày 26/03 xuất hiện là do trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của thanh niên. Trong thời gian đó, có nhiều câu nói xuất hiện như “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”.

Câu nói đó cho thấy vai trò của thanh niên luôn luôn cực kỳ quan trọng. Vì vậy việc thành lập một tổ chức cho thanh niên là việc hiển nhiên.

Ngày 26/3 là ngày gì? Ngày 26/3 là thứ mấy?
Ngày 26/3 là ngày gì? Ngày 26/3 là thứ mấy?

2. 26/3 năm 2024 là thứ mấy?

Năm 2023, ngày 26/3 là ngày Chủ Nhật cuối tuần. Do đó các hoạt động tổ chức kỷ niệm thành lập Đoàn sẽ được tổ chức vào thứ Bảy hoặc diễn ra đúng ngày.

Các trường sẽ tổ chức các hoạt động như cắm trại, thi thuyết trình, làm xã luận, viết báo tường và các chương trình văn nghệ liên quan vào ngày này, được nêu cụ thể ở mục 4. của bài viết.

Năm 2023 ngày kỷ niệm thành lập Đoàn vào ngày cuối tuần là Chủ Nhật, sát với ngày thứ Bảy trước đó nên sẽ rất tiện cho việc tổ chức các hoạt động, chương trình và tổng kết được nêu trên.

3. 26/3 có được nghỉ không?

Theo Bộ Luật Lao động 2019, một năm sẽ có 11 ngày nghỉ lễ theo quy định. Đó là:

  • Ngày nghỉ Tết dương lịch: 1 ngày
  • Ngày nghỉ Tết Nguyên Đán: 5 ngày
  • Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch: 1 ngày
  • Nghỉ Giải phóng miền Nam 30/4: 1 ngày
  • Nghỉ ngày Quốc tế lao động 1/5: 1 ngày
  • Nghỉ Quốc Khánh 2/9: 2 ngày, bao gồm ngày 2.9 và 1 ngày liền trước hoặc liền sau.

Trong 11 ngày này không có ngày kỷ niệm thành lập Đoàn 26/3 nên ngày 26/3 hàng năm sẽ không được nghỉ. Có điều 26/3/2023 năm nay vào ngày Chủ Nhật nên các bạn sẽ được nghỉ vì đó là ngày nghỉ cuối tuần.

4. Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3

Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chủ toạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó Đoàn TNCS Đông Dương ra đời. Qua các giai đoạn của Cách mạng, tổ chức này trải qua các tên gọi như: Đoàn thanh niên dân chủ, Đoàn thanh niên phản đế, Đoàn thanh niên cứu quốc, Đoàn thanh niên lao động và ngày nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Từ ngày 23 đến ngày 25/5/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26/3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3/1931 làm kỷ niệm thành lập đoàn.

5. Lịch sử ra đời của ngày 26/3

Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.

Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

  • Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
  • Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
  • Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
  • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

6. Các hoạt động phổ biến chào mừng 26/3

1. TỔ CHỨC NGÀY LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN

  • Ngày 26/3 hằng năm là Ngày lễ kết nạp Đoàn viên dành cho những thành viên mới. Đây là hoạt động vô cùng thiết thực, ý nghĩa nhằm tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng và truyền thống yêu nước cho thanh niên trẻ góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.
  • Lễ kết nạp Đoàn viên là một mảnh ghép đẩy mạnh công tác nâng cao nguồn lực

➤ Mục đích hoạt động

  • Tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được học tập, rèn luyện bản thân trưởng thành trở thành người có ích và cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho tổ chức. Luôn tình nguyện xung kích đi đầu trong phong trào của Đoàn như tình nguyện viên chống dịch covid, tình nguyện viên phát lương thực hỗ trợ người nghèo…
  • Bổ sung thêm lực lượng Đoàn viên, lực lượng chính trị, xây dựng tổ chức lớn mạnh. Không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện tổ chức, đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cho thanh niên.
  • Quy trình kết nạp phải đảm bảo theo đúng quy định Điều lệ Đoàn, đảm bảo giúp cho Đoàn viên được phát triển trong môi trường cách mạng., khơi dậy niềm tự hào khi được kết nạp vào Đoàn thanh niên.

➤ Các hoạt động chính

  • Các đơn vị trường học, lớp, quản lý khu phố lập danh sách và chọn lọc những cá nhân thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi có lý lịch rõ ràng với mong muốn tự nguyện được trở thành Đoàn viên cống hiến cho tổ chức.
  • Gửi danh sách sau đó các đơn vị sẽ mở lớp bồi dưỡng cảm Đoàn nhằm trang bị kiến thức cơ bản về Đoàn cho thanh niên trước khi được kết nạp tham gia.
  • Thanh niên sau khi tham gia lớp bồi dưỡng sẽ được củng cố kiến thức bằng việc viết bài thu hoạch. Sau đó, đơn vị có thẩm quyền tổ chức lễ kết nạp chào mừng cho Đoàn viên mới một cách trang trọng và lịch sự.

2. TỔ CHỨC HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG ĐOÀN THANH NIÊN

Tổ chức hội trại truyền thống là một hoạt động rất sôi động, vui tươi bao gồm những trò chơi thi đấu, đốt lửa trại, trò chơi dân gian… dành cho tất cả Đoàn viên thanh niên vào ngày 26 tháng 3 hằng năm. Tùy vào cơ sở của từng khu vực mà hội trại sẽ được diễn ra với nhiều hình thức phong phú khác nhau. Hội trại là nơi gắn kết tất cả mọi người lại với nhau

➤ Mục đích hoạt động

  • Với mục đích tạo ra sân chơi vui tươi, bổ ích cho Đoàn viên có cơ hội được rèn luyện ý thức kỷ luật, kỹ năng làm việc nhóm, tình đồng đội và tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi trong môi trường tập thể.
  • Đây là một hoạt động mang đến niềm vui suốt quãng thời gian học tập, làm việc mệt mỏi, mang tính cạnh tranh lành mạnh, ý nghĩa thiết thực. Bổ sung thêm những kiến thức tổ chức hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
  • Phát huy tối đa việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần nhiệt huyết, năng lực, sự sáng tạo vô tận của tuổi trẻ.
  • Mọi người có thể cùng nhau vui chơi, rèn luyện sức khỏe của tuổi trẻ sau những ngày làm việc mệt mỏi

➤ Các hoạt động chính

Ban tổ chức Đoàn lựa chọn chủ đề cụ thể cùng với quy mô, thời gian, số lượng, địa điểm cho hội trại. Sau đó tiến hành lên kế hoạch và phân chia một cách hợp lý các công việc cho từng ban để chuẩn bị cho một ngày hội hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, còn có các chương trình đi kèm như tham gia trò chơi dân gian, team building, đốt lửa trại, nấu ăn… được tham gia theo hình thức đồng đội nhóm tạo tinh thần đoàn kết và trao giải khen thưởng cho đội có thành tích ấn tượng.

3. TỔ CHỨC NGÀY HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

Hiến máu nhân đạo – một hành động nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Nhận thức được điều đó, Đoàn thanh niên đã không thờ ơ trước những khó khăn. Hằng năm vào tháng 3, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên 26/3 sẽ tổ chức hoạt động Hiến máu nhân đạo. Là phong trào lớn mang đậm tính nhân văn ý nghĩa.

➤ Mục đích hoạt động

Kêu gọi giới trẻ cùng chung tay giúp đỡ những cá nhân gặp khó khăn, không đủ sức chống chọi với bệnh tật. Giúp các bạn thanh niên Đoàn viên hiểu hơn về tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo và lan rộng ý nghĩa này đến với mọi người.

Có nhiều quyền lợi sau khi hiến máu, giáo dục thanh thiếu niên biết chia sẻ đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn. Gìn giữ đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện chính sách xã hội nhà nước.

➤ Các hoạt động chính

  • Tổ chức thực hiện hoạt động hiến máu nhân đạo trên cơ sở Đoàn viên tự nguyện, khỏe mạnh, không ép buộc dưới mọi hình thức. Người hiến máu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh lây truyền qua máu.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động sức khỏe dựa trên tinh thần Đoàn viên tự nguyện, khuyến khích, không ép buộc
  • Đảm bảo giữ vệ sinh được thực hiện bởi đoàn y tế địa phương, thời gian, địa điểm được thông báo cụ thể. Tuân thủ khuyến cáo và yêu cầu từ các y bác sĩ sau khi hiến máu.

4. TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG

Tổ chức những cuộc thi văn nghệ chào mừng được xem là một hoạt động không thể thiếu trong ngày kỷ niệm thành lập Đoàn. Đoàn viên trong tổ chức cùng nhau luyện tập chuẩn bị tiết mục văn nghệ chỉn chu để tham gia vào ngày 26/3.

➤ Mục đích hoạt động

  • Tạo điều kiện cho Đoàn viên được bộc lộ thể hiện tài năng bản thân, khuyến khích tinh thần sáng tạo, biến một sân chơi nghệ thuật thành nơi thể hiện tính kiên trì, tinh thần đoàn kết khi hoạt động cùng tập thể.
  • Tạo không khí vui vẻ, sôi động và phấn khởi giao lưu giữa chi Đoàn.

➤ Các hoạt động chính

  • Cá nhân, nhóm tham gia được thông báo về chủ đề, hình thức, thời gian, tiết mục để chuẩn bị cho đến ngày diễn ra văn nghệ chào mừng. Tiết mục yêu cầu phải có sự chỉn chu, phù hợp với nội dung ngày hội.
  • Các phần thi như đơn ca, tốp ca, song ca, múa… sẽ được ban giám khảo chấm điểm theo tiêu chí đề ra và trao thưởng cho sự cố gắng của tập thể.

5. TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA GIỜ HỌC TỐT, TUẦN HỌC TỐT

Phong trào thi đua giờ học tốt, tuần học tốt được tổ chức vào tháng 3 nhằm kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3 hằng năm. Phong trào nhận được rất nhiều sự yêu quý và hưởng ứng từ thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trên toàn quốc

➤ Mục đích hoạt động

  • Mang đến một cuộc thi đua lành mạnh, ý nghĩa, thiết thực cho ngành giáo dục. Góp phần tôn lên truyền thống, gìn giữ ý nghĩa tốt đẹp, nâng cao tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.
  • Phong trào thi đua học tập giúp nâng cao tinh thần học tập, đoàn kết hơn trong ngành giáo dục
  • Giáo dục tầng lớp trẻ phải biết giúp đỡ nhau trong học tập, thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong nhà trường lẫn công tác chủ nhiệm được phát triển theo phong trào toàn diện.

➤ Các hoạt động chính

  • Đơn vị trường học sẽ tổ chức phát động phong trào rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên trong trường trong một khoảng thời gian được công bố. Một số hình thức thi đua phổ biến như thành tích tốt trong học tập, đánh giá sổ đầu bài, tham gia các tiết dự giờ…
  • Những điều này đã tạo nên cách thức cạnh tranh lành mạnh và sự ủng hộ giữa các tập thể với nhau trong ngành giáo dục.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời cho các bạn câu hỏi 26-3 là ngày gì? Lịch sử ra đời ngày 26-3.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.509
0 Bình luận
Sắp xếp theo