Mẫu 07/TXNK: Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Mẫu 07/TXNK: Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mời các bạn tham khảo.

1. Mẫu 07/TXNK: Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Mẫu 07/TXNK: Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Mẫu số 07/TXNK

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH
VĂN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐ-…

….., ngày … tháng … năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra tại trụ sở ……………… (1)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH (2)

Căn cứ khoản 2 Điều 74 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14(3)

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;(3)

Căn cứ khoản... Điều... Thông tư số.... ngày... của Bộ Tài chính;(3)

Căn cứ Quyết định số… ngày... của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan/Chi cục Hải quan….;

Căn cứ công văn số... ngày... của ………(1) về việc …….(4);

Theo đề nghị của...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với: ……………….. (1)

- Mã số thuế: ………………………

- Địa chỉ: …………………………

- Lý do kiểm tra: ……………………..

- Phạm vi kiểm tra: ……………………

- Nội dung kiểm tra: ……………………….

Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra gồm các ông (bà):

- Ông (bà)... - Chức vụ ... Trưởng đoàn;

- Ông (bà)... - Chức vụ ... Thành viên;

- Ông (bà)... - Chức vụ ... Thành viên;

- …..

Thời hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 112 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Người nộp thuế có quyền theo quy định tại Điều 111 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp, cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan hải quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ……………(1) và các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhn:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, ...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên người nộp thuế.

(2) Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng Chi cục Hải quan/...

(3) Ghi rõ Điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật áp dụng.

(4) Hoàn thuế/không thu thuế/giảm thuế/...

2. Quy định về kiểm tra thuế

Quy định cụ thể về hình thức, điều kiện, địa điểm kiểm tra thuế, quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế …, cụ thể như sau:

Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

+ Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế được quy định như sau:

- Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.

- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

- Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế, số tiền thuế được miễn, số tiến thuế được giảm, số tiến thuế được hoàn thì cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

- Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.

Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

+ Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:

- Các trường hợp khác quy định tại mục kiểm tra thuế theo tại trụ sở cơ quan thuế;

- Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định.

+ Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:

- Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;

- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;

- Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;

- Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;

- Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

+ Người nộp thuế có các quyền sau đây:

- Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;

- Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;

- Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.

+ Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

- Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;

- Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

- Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật Quản lý thuế số 78/2006;

- Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;

- Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.

+ Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;

- Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.

Mời các bạn xem thêm các biểu mẫu Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong mục biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 156
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo