Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã 2021

Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã được tính thế nào? Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã được quy định ra sao?

1. Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã

Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã gồm các loại phụ cấp sau:

1.1 Phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng với các đối tượng quy định tại  b khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP gồm:

  • Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên
  • Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên

Mức phụ cấp thâm niên:

  • Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7:

Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

  • Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4:

Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Các đối tượng trên nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã

1.2 Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh

50% mức lương (bậc 1) + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm

1.3 Phụ cấp khác

Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm (trình độ sơ cấp) và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.

2. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã được quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP như sau

Đối tượng hưởng

Hệ số

Mức phụ cấp

Từ 01/01 - 30/06/2019

Từ 01/07/2019

Bí thư Đảng

0,3

417.000 đồng

447.000 đồng

Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

0,25

347.500 đồng

372.500 đồng

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

0,2

278.000 đồng

298.000 đồng

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

0,15

208.500 đồng

223.500 đồng

3. Mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách

Cách tính phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách được quy định thế nào?

Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách như sau:

Phụ cấp
Xã loại 116,0 lần mức lương cơ sở
Xã loại 213,7 lần mức lương cơ sở
Xã loại 311,4 lần mức lương cơ sở

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp Phụ cấp của cán bộ công chức cấp xã 2021. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 2.503
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bùi Thị Tố Trinh
    Bùi Thị Tố Trinh

    ý nghĩa của các loại phụ cấp ấy như thế nào


    Thích Phản hồi 27/09/21