Thủ tục hạ tải trọng xe tải

Tải về

Điều kiện hạ tải xe trọng tải

Thủ tục hạ tải trọng xe tải như thế nào? Điều kiện hạ tải xe trọng tải như thế nào? Quy trình hạ tải xe trọng tải? Đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm, HoaTieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 85/2014/TT-BGTVT

Thông tư 15/2014/TT-BCA

Thủ tục hạ tải xe cơ giới

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 85/2014/TT-BGTVT thì trình tự thực hiện việc hạ tải cho xe ô tô này bao gồm:

– Lập hồ sơ thiết kế cải tạo xe.

– Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo xe.

– Thi công cải tạo.

Bước 1: Lập hồ sơ thiết kế cải tạo xe

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT như sau:

“Điều 5. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo

Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo bao gồm:

1. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này”.

Theo đó, trước tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ cải tạo thiết kế xe tải; bao gồm:

– Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe (bản chính) theo quy định tại mục A phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

– Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế:

Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 7. Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo có thành phần theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

c) Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);

d) Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký)”.

Như vậy, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

– 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo;

– Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);

– Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau:

+) Giấy Đăng ký xe ô tô;

+) Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển);

+) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).

Bạn cần nộp hồ sơ trên tới Sở giao thông vận tải địa phương bạn. Sau khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và nếu như bộ hồ sơ này hợp lệ; đúng với quy định của pháp luật thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết kế.

Bước 3: Thi công cải tạo xe:

Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau:

“Điều 9. Thi công cải tạo

1. Việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện tại các cơ sở cải tạo có kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới theo quy định của pháp luật.

2. Việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Xe cơ giới sau thi công cải tạo xuất xưởng phải được cơ sở cải tạo kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm tra được lập thành Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”

Như vậy, việc thi công cải tạo xe cần phải được thực hiện tại các cơ sở cải tạo có kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất lắp ráp xe cơ giới theo quy định. Việc cải tạo phải được thực hiện đúng theo hồ sơ đã được thẩm định. Sau khi cải tạo cần phải được kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm và lập thành biên bản theo quy định nêu trên.

Bước 4: Nghiệm thu xe cải tạo và kiểm định xe:

Căn cứ Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT có quy định:

“Điều 10. Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo

1. Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi chung là cơ quan nghiệm thu) nghiệm thu theo trách nhiệm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận cải tạo).”

Như vậy, sau khi thực hiện việc hạ tải cho xe ô tô bạn cần phải đưa xe tới đơn vị đăng kiểm xe tại địa phương hoặc Cục đăng kiểm Việt Nam để nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề hạ tải cho xe ô tô. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.458
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm