Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT

Tải về

Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-----------

Số: 83/2009/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ
Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
------------------------------

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “quy định về chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, công bố hợp quy”;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) được quy định tại Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dịch vụ, quá trình và môi trường (sau đây viết tắt là sản phẩm hàng hóa) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, dịch vụ, quá trình và môi trường;

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Điều 3. Tính chất hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Điều 4. Dấu hợp quy

1. Dấu hợp quy (CR) có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo.

3. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

4. Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.

Điều 5. Phương thức đánh giá hợp quy

1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;

b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

e) Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

3. Phương thức đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Điều 6. Đối tượng, căn cứ chứng nhận và công bố hợp quy

1. Đối tượng của hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy được quy định cụ thể trong từng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Chương II
CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Điều 7. Tổ chức chứng nhận được chỉ định

Hoạt động chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện, được quy định tại Điều 14 Chương IV Thông tư này. Các tổ chức chứng nhận được chỉ định gồm:

1. Các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập hoặc ngoài công lập, hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ;

2. Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

3. Chi nhánh của các tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động theo Luật Đầu tư.

Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức được chỉ định

Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

2. Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức, có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hóa tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.

3. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 9. Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy

1. Tổ chức chứng nhận hợp quy có nhu cầu tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực cụ thể phải lập hồ sơ đăng ký, gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành được phân công tại Điều 14 của Thông tư này.

Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp;

c) Danh sách chuyên gia đánh giá đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này, theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này và kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng;

d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

đ) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận:

- Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC - The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận có chứng thực kèm theo phạm vi được công nhận;

- Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

đ) Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy;

e) Kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

2. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 14 của Thông tư này tiến hành xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở và ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 năm.

Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, cơ quan quản lý chuyên ngành phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đăng ký.

Ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức chứng nhận hợp quy phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

3. Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận đã được chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.

Cơ quan quản lý chuyên ngành được quy định tại Điều 14 của Thông tư này tổ chức xem xét hồ sơ và ra quyết định về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp quy

1. Quyền của tổ chức chứng nhận hợp quy:

a) Tiến hành thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá, chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu chứng nhận hợp quy hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá hợp quy tương ứng, cấp giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực không quá 3 năm cho sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

d) Giao quyền sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy;

đ) Cấp mới, cấp lại, mở rộng chứng nhận hợp quy;

e) Thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp quy đã cấp, khi tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa tương ứng đã được chứng nhận hợp quy vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy;

g) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

h) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 162
Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm