Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi

Tải về

Ngày 30/12 năm 2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, máy móc, thiết bị, chi phí quản lý... do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________

Số: 27/2022/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

____________

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm: định mức lao động; định mức tiêu thụ điện năng bơm nước tưới; định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu nước; định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu cho bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị; định mức chi phí quản lý doanh nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, hệ thống công trình thủy lợi lớn do đơn vị khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý không áp dụng quy định tại Chương II và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Công trình thủy lợi hoặc công việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực tế có tính đặc thù không quy định tại Thông tư này thì việc lập, ban hành và tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật cho công trình hoặc công việc đặc thù đó do chủ sở hữu quyết định.

4. Đơn vị khai thác công trình thủy lợi được áp dụng các phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đặc thù khác và trình chủ sở hữu quyết định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ sở hữu công trình thủy lợi; chủ quản lý công trình thuỷ lợi; chủ thể khai thác công trình thuỷ lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

2. Tổ chức thủy lợi cơ sở tham khảo, vận dụng nội dung quy định tại Thông tư này để xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo phù hợp với thực tiễn quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, máy móc, thiết bị, chi phí quản lý để hoàn thành công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong điều kiện cụ thể đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động trực tiếp (sau đây gọi là định mức lao động trực tiếp) là mức hao phí cần thiết về lao động trực tiếp để hoàn thành công tác quản lý, vận hành một công trình, hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện bình thường đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu thụ điện năng bơm nước tưới (sau đây gọi là định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới) là lượng tiêu hao điện năng cần thiết của các trạm bơm điện để bơm nước tưới cho một đơn vị diện tích đáp ứng mức tưới toàn vụ của cây trồng.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu thụ điện năng bơm tiêu nước (sau đây gọi là định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu) là lượng tiêu hao điện năng cần thiết của các trạm bơm điện để bơm tiêu nước cho một đơn vị diện tích đáp ứng lượng nước cần tiêu của các đối tượng cần tiêu trong vùng tiêu.

5. Định mức kinh tế - kỹ thuật về vật tư, nhiên liệu cho công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị (sau đây gọi là định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu) là mức hao phí cần thiết về vật tư, nhiên liệu để hoàn thành công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành hoặc quy định về bảo dưỡng của nhà sản xuất máy móc, thiết bị.

6. Định mức kinh tế - kỹ thuật về chi phí quản lý doanh nghiệp (sau đây gọi là định mức chi phí quản lý doanh nghiệp) là chi phí cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp theo chế độ, quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định trong điều kiện bình thường để thực hiện nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật phải đảm bảo đầy đủ các hao phí cần thiết để hoàn thành công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, quy trình công nghệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở thực tiễn quản lý, khai thác công trình thủy lợi, duy trì sự làm việc bình thường của máy móc, thiết bị, công trình thủy lợi và an toàn công trình; bảo đảm tính trung bình tiên tiến, tính ổn định trong thời gian nhất định.

3. Khi có sự thay đổi công nghệ, quy định pháp luật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì định mức kinh tế - kỹ thuật phải được điều chỉnh hoặc xây dựng mới.

Chương II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 5. Định mức lao động trực tiếp

1. Định mức lao động trực tiếp quy định theo từng loại hình, quy mô công trình và đặc điểm vùng, miền. Tùy theo thời điểm, đặc thù trong hoạt động quản lý, vận hành công trình, đơn vị khai thác công trình thủy lợi bố trí lao động phù hợp.

2. Loại hình, quy mô công trình thủy lợi thực hiện theo quy định phân loại công trình tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Cấp bậc công việc lao động trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi:

a) Cấp bậc công việc bình quân lao động quản lý, khai thác, vận hành đầu mối đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống:

Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại lớn: bậc 5/7;

Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại vừa: bậc từ 3/7 đến 5/7;

Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại nhỏ: bậc 3/7;

b) Cấp bậc công việc bình quân lao động quản lý, khai thác, vận hành hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống, bờ bao thủy lợi và quản lý diện tích tưới tiêu: bậc từ 2/7 đến 4/7;

c) Việc bố trí lao động phải đảm bảo yêu cầu về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật hiện hành;

d) Đặc điểm, điều kiện lao động công việc áp dụng theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động trực tiếp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu

1. Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu được quy định trong điều kiện bình thường, tần suất mô hình mưa thiết kế, hệ số sử dụng nước và chế độ tưới, tiêu theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành.

2. Việc phân loại máy bơm trong định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu được xác định theo lưu lượng thiết kế của các trạm bơm theo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc của nhà sản xuất máy móc, thiết bị.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu

1. Việc phân loại công trình thủy lợi trong định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu theo công suất, lưu lượng thiết kế, chủng loại máy bơm của các trạm bơm và loại máy đóng mở, thiết bị nâng hạ được xác định theo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc của nhà sản xuất máy móc, thiết bị.

2. Các loại vật tư, nhiên liệu chính cho bảo dưỡng máy móc, thiết bị gồm: dầu nhờn, mỡ các loại, dầu diezel, dầu thủy lực, giẻ lau, sợi amia ng. Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu bao gồm:

a) Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu để bảo dưỡng máy bơm và động cơ;

b) Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu để bảo dưỡng máy đóng mở, thiết bị nâng hạ.

3. Đối với định mức tiêu hao điện năng để vận hành máy đóng mở, thiết bị nâng hạ xác định theo công suất, hiệu suất và thời gian vận hành. Việc xây dựng định mức tiêu hao điện năng theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư này.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao vật tư, nhiên liệu cho bảo dưỡng máy móc, thiết bị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

1. Các khoản mục chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp xác định theo hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp, chế độ chi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi là đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Ban quản lý, khai thác công trình thủy lợi) trong quá trình chưa thực hiện sắp xếp theo Luật Thủy lợi căn cứ Thông tư này tham khảo vận dụng và thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Mục 1. CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Điều 9. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ liên quan đến công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi và quy định pháp luật hiện hành.

2. Chế độ kế toán, tài chính, chế độ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

4. Đặc thù hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của vùng.

5. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.

Điều 10. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc đồng thời các phương pháp dưới đây:

1. Phương pháp thống kê, tổng hợp

Dựa vào số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Phương pháp so sánh

Dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Phương pháp tiêu chuẩn

Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

4. Phương pháp phân tích thực nghiệm

Dựa vào kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).

Mục 2. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Điều 11. Thành phần, nội dung định mức lao động

Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp:

1. Định mức lao động trực tiếp bao gồm:

a) Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận hành, một lần quan trắc, một lần tuần tra, bảo vệ công trình thủy lợi hoặc công việc khác theo đúng quy trình, nội dung công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành;

b) Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý, khai thác một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết;

c) Thành phần, nội dung công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật về quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành; các đặc thù hoạt động quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong thực tiễn.

2. Định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ. Định mức lao động gián tiếp xác định theo mô hình tổ chức của đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi; chức danh, vị trí việc làm, khối lượng công việc, yêu cầu nội dung công việc cụ thể của từng lao động và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 12. Lập định mức lao động trực tiếp

1. Thống kê, tổng hợp phân loại công trình

a) Thống kê, tổng hợp số liệu công trình thủy lợi (đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình trên kênh, máy đóng mở, công trình thủy lợi khác);

b) Phân loại, phân nhóm công trình: Sắp xếp phân loại và phân nhóm công trình theo tính năng và các thông số kỹ thuật.

2. Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động

Phân chia quá trình lao động thành 3 công đoạn:

a) Công đoạn 1: Công tác quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối (đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm);

b) Công đoạn 2: Công tác quản lý vận hành, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình điều tiết nước, phân phối nước và công trình khác;

c) Công đoạn 3: Công tác quản lý sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm các công việc như xác định khối lượng, lập, tổng hợp kế hoạch phân phối, triển khai kế hoạch; ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đánh giá kế hoạch cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và công tác khác có liên quan.

Công đoạn 1 và 2 gồm các nhóm công việc chính là vận hành công trình; kiểm tra, quan trắc; bảo dưỡng công trình; kiểm tra, bảo vệ; các công việc khác sử dụng lao động của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện. Nội dung, thành phần công việc của các công đoạn quản lý vận hành công trình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.

3. Lập định mức lao động chi tiết

Định mức lao động chi tiết xác định cho một hoặc một nhóm lao động có cấp bậc kỹ thuật cụ thể, trực tiếp thực hiện một bước công việc quản lý, vận hành theo từng nhóm công việc chính trong mỗi công đoạn, tính theo công thức:

.....................

Thuộc tính Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT

Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:27/2022/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành:30/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Chọn file tải về :
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Người ký:
Số hiệu:Lĩnh vực:Đang cập nhật
Ngày ban hành:Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
1 286
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm